Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dân sinh

Chúng ta cần thực phẩm, không cần thuốc lá

Phúc Tài: Thứ bảy 27/05/2023, 18:56 (GMT+7)

Để hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá (31/5/2023) và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá (25-31/5/2023) có nhiều hoạt động được diễn ra, đặc biệt là Chiến dịch truyền thông “Nói Không với thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng để bảo vệ thế hệ trẻ”.

Bỏ thuốc lá để dành tiền chi cho thực phẩm

Sáng 27/5 tại Hà Nội, Bộ Y tế đã phối hợp với các Cơ quan Trung ương và các đơn vị có liên quan tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới không thuốc lá (31/5/2023) và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá (25-31/5/2023).

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn phát biểu tại buổi lễ mít tinh.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn phát biểu tại buổi lễ mít tinh.

Với thông điệp “Chúng ta cần thực phẩm, không cần thuốc lá”, Tổ chức Y tế thế giới kêu gọi các quốc gia thúc đẩy các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của thuốc lá tới sức khỏe, kinh tế, môi trường, an ninh lương thực và dinh dưỡng, khuyến khích người nông dân chuyển đổi, thay thế cây thuốc lá bằng cây trồng phù hợp, kêu gọi người hút bỏ thuốc lá để dành tiền chi cho thực phẩm. 

Tiến sỹ Angela Pratt - Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam cho biết, WHO khuyến nghị chính phủ xây dựng và thực hiện các chính sách khuyến khích nông dân trồng thuốc lá chuyển sang các loại cây trồng khác đặc biệt là cây lương thực.

Tiến sỹ Angela Pratt - Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam cho biết, WHO khuyến nghị chính phủ xây dựng và thực hiện các chính sách khuyến khích nông dân trồng thuốc lá chuyển sang các loại cây trồng khác đặc biệt là cây lương thực.

Cũng trong dịp này, Bộ Y tế, phối hợp với các cơ quan trung ương và các đơn vị có liên quan triển khai nhiều hoạt động. Trong đó, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã ký công văn gửi UBND các tỉnh/thành phố và Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Công Thương; Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Công an về tăng cường truyền thông các tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha; kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng,...

Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5 có chủ đề “Chúng ta cần thực phẩm, không cần thuốc lá'.

Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5 có chủ đề “Chúng ta cần thực phẩm, không cần thuốc lá".

Nói không với thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng để bảo vệ thế hệ trẻ

Tại lễ mít tinh, Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá, Bộ Y tế, với sự hỗ trợ kỹ thuật của Tổ chức Y tế Cộng đồng toàn cầu Vital Strategies, tổ chức phát động Chiến dịch truyền thông “Nói Không với thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng để bảo vệ thế hệ trẻ”.

Các em nhỏ biểu diễn tiết mục văn nghệ tại buổi mít tinh.

Các em nhỏ biểu diễn tiết mục văn nghệ tại buổi mít tinh.

Từ ngày 27/5/2023 đến 16/7/2023 các đoạn video mang thông điệp “Nói không với thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng để bảo vệ thế hệ trẻ” được phát sóng toàn quốc trên các kênh truyền hình trung ương và địa phương, các hệ thống rạp chiếu phim tại các thành phố lớn, các chung cư, nhà cao tầng và các kênh mạng xã hội.

PGS. TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), Giám đốc Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá cho biết, mặc dù chưa được phép, nhưng việc mua bán, quảng cáo sản phẩm được gọi là thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng đang diễn ra phổ biến. Đặc biêt, xu hướng sử dụng thuốc lá điện tử tập trung cao ở nhóm tuổi 15 - 24 tuổi.

PGS. TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), Giám đốc Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá cho biết, mặc dù chưa được phép, nhưng việc mua bán, quảng cáo sản phẩm được gọi là thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng đang diễn ra phổ biến. Đặc biêt, xu hướng sử dụng thuốc lá điện tử tập trung cao ở nhóm tuổi 15 - 24 tuổi.

PGS. TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), Giám đốc Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá cho biết: “Trong các chương trình truyền thông năm 2023 của Quỹ sẽ đẩy mạnh tuyên truyền về tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, đẩy mạnh truyền thông trên các trang mạng xã hội (Tik Tok, Youtube, facebook) để cung cấp thông tin kịp thời và huy động sự tham gia của đông đảo thanh niên, sinh viên”.

Tiến sĩ Tom Carroll

Tiến sĩ Tom Carroll

Chia sẻ một số thông điệp được sử dụng trong Chiến dịch truyền thông, Tiến sĩ Tom Carroll, Cố vấn cấp cao về Truyền thông và Vận động chính sách của Vital Strategies cho biết: Thứ nhất, sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng có thể gây tổn thương phổi, tim và não, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi;

Thứ hai, giống như hút thuốc lá thường, thuốc lá nung nóng và thuốc lá điện tử cũng tỏa ra các hóa chất độc hại như nitrosamines và hydrocacbon có trong khói xe ô tô và thuốc trừ sâu gây ung thư; Thứ ba, sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng nhanh chóng gây nghiện nicotine và khó cai nghiện.

Nhiều diễn viên nổi tiếng, hoa hậu có mặt cùng hưởng ứng Ngày thế giới không thuốc lá và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá.

Nhiều diễn viên nổi tiếng, hoa hậu có mặt cùng hưởng ứng Ngày thế giới không thuốc lá và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá.

Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá, Tổ chức Vital Strategies và các đơn vị đồng hành hy vọng thông qua Chiến dịch, những hiểu biết về tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng sẽ tiếp cận trên diện rộng với toàn thể người dân Việt Nam, tác động đến nhận thức của thanh thiếu niên và các bậc phụ huynh góp phần ngăn ngừa việc lưu hành, sử dụng các sản phẩm này tại Việt Nam./.

Phúc Tài/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Có được “trả góp” vi phạm giao thông nếu gặp khó khăn về tài chính?

Có được “trả góp” vi phạm giao thông nếu gặp khó khăn về tài chính?

Có thể “trả góp” khi bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức

Bác bỏ thông tin 'Thu được 50 triệu/ngày từ tố giác vi phạm giao thông'

Bác bỏ thông tin "Thu được 50 triệu/ngày từ tố giác vi phạm giao thông"

Ngày 4/1/ 2025, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội) đã lên tiếng về thông tin "Hà Nội: Một thanh niên thu về 50 triệu đồng chỉ sau 1 ngày tố giác vi phạm giao thông" lan truyền trên mạng xã hội.

Sẽ có quy định cụ thể chi trả cho người cung cấp thông tin vi phạm giao thông

Sẽ có quy định cụ thể chi trả cho người cung cấp thông tin vi phạm giao thông

Mức chi cho người cung cấp thông tin vi phạm giao thông không quá 10% số tiền xử phạt và tối đa 5 triệu đồng/vụ việc.

Đường sắt tiên phong tinh gọn bộ máy và đổi mới toàn diện

Đường sắt tiên phong tinh gọn bộ máy và đổi mới toàn diện

Sau nhiều năm bị thua lỗ, đến nay vận tải đường sắt đã có lãi, đời sống vật chất, tinh thần cũng như thu nhập của người được nâng cao...

Làng nghề quất cảnh Tứ Liên

Làng nghề quất cảnh Tứ Liên

Ở Thủ đô Hà Nội, làng nghề truyền thống quất cảnh Tứ Liên (Tây Hồ) được xem là một địa điểm quen thuộc của những người có thú vui chơi cây cảnh mỗi dịp Tết đến xuân về.

Hà Nội loay hoay

Hà Nội loay hoay

Việc Hà Nội tính đến việc cho thuê vỉa hè, hoặc mở rộng diện tích trông xe dưới lòng đường cho thấy sự mâu thuẫn, thiếu nhất quán trong việc thực hiện các chính sách quản trị đô thị, mục tiêu và cách làm đang xung đột với nhau.

Nhiều mức phạt tăng vọt liệu có trị được “bệnh” lái ẩu?

Nhiều mức phạt tăng vọt liệu có trị được “bệnh” lái ẩu?

Từ việc tăng chế tài lên gấp 3 - 30 lần, đến xử lý mạnh tay các hành vi như đi ngược chiều, vượt đèn đỏ, lùi xe trên cao tốc, Nghị định 168 được kỳ vọng sẽ chấm dứt tình trạng “văn hóa lái ẩu” vốn gây nhiều nhức nhối trong xã hội.