Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dân sinh

Chống ngập đô thị và chuyện những “cái lu” thời hiện đại

Hải Hà: Thứ ba 11/02/2025, 09:38 (GMT+7)

Ngập úng đô thị là vấn đề của nhiều đô thị trên thế giới đang phải đối mặt, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu như hiện nay, gây ra ảnh hưởng đến môi trường và thiệt hại về kinh tế.

Tại cuộc Hội thảo Việt Nam- Nhật Bản do JICA và  Trung tâm quy hoạch và điều tra tài nguyên nước Quốc gia tổ chức hôm qua (10/2) tại Hà Nội, nhiều chuyên gia đều khẳng định, giải pháp thu nước mưa, sau đó phân tán nước mưa có thể kiểm soát ngập lụt đô thị, hay nói cách khác sử dụng nguyên lý những “cái lu” gom nước mưa trong thời hiện đại.

Thoát nước bền vững là một xu hướng tất yếu

Tính đến tháng 1/2025, Việt Nam có 913 đô thị, tốc độ đô thị hóa của Việt Nam rất nhanh, nhiều khu vực bị bê tông hóa. Theo PGS.TS Vũ Thị Vinh, nguyên Tổng thư ký Hiệp hội các đô thị Việt Nam, hầu hết các đô thị sử dụng hệ thống thoát nước hỗn hợp, thu gom cả nước mưa và nước thải sinh hoạt trong cùng một đường ống.

Điều này dễ gây ra tình trạng quá tải cống thoát nước khi có những trận mưa lớn. Ở một số thành phố lớn, hệ thống thoát nước mới chỉ đáp ứng được 50-60% nhu cầu dân số, đối với các thành phố nhỏ hơn, tỷ lệ này chỉ đạt khoảng 30%.

Một số thành phố như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng thường xuyên xảy ra ngập úng cục bộ mỗi khi có mưa lớn. Bởi vậy, theo PGS.TS Vũ Thị Vinh, thoát nước bền vững là một xu hướng tất yếu mà các đô thị lớn của Việt Nam cần từng bước có kế hoạch thực hiện: "Ví dụ xây dựng bể chứa nước ngầm dưới các công viên thu nước vào đó rồi chảy dần ra. Nước mưa thu lại cũng sạch, có thể giữ lại sau này rửa đường, là nguồn nước bổ cập, xử lý các dòng sông". 

PGS.TS Vũ Thị Vinh, nguyên Tổng thư ký Hiệp hội các đô thị Việt Nam

PGS.TS Vũ Thị Vinh, nguyên Tổng thư ký Hiệp hội các đô thị Việt Nam

Theo TS Triệu Đức Huy, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm quy hoạch và điều tra tài nguyên nước Quốc gia (NAWAPI), hiện nay, mực nước ngầm tại các đô thị lớn Hà Nội và TP.HCM ngày càng bị hạ thấp do khai thác quá mức, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xâm nhậm mặn, ô nhiễm, sụt lún nền đất. Trong khi đó, tiềm năng thu hồi nước mưa, nước bề mặt đưa vào các tầng chứa nước rất lớn. Thu gom nước mưa để bổ cập cho nước ngầm cũng là một trong những giải pháp giải quyết úng ngập đô thị:

"Hiện nay, Luật Tài nguyên nước đã có những định hướng, những giải pháp, quy định để thu gom nước mưa và giải pháp xử lý trước khi đưa vào tầng nước ngầm. Tôi nghĩ, các thành phố lớn Hà Nội và Tp.HCM muốn giải quyết úng ngập thì có thể sử dụng giải pháp thu gom nước mưa để đưa xuống dưới đất. Thứ hai cũng có thể thu gom nước mưa để đưa vào những bể ngầm để sau đó chúng ta khai thác để tưới cây, rửa đường hoặc làm các mục đích khác", TS Triệu Đức Huy cho biết.

Công nghệ lưu trữ nước mưa bằng khung nhựa lắp ghép

Chia sẻ về kinh nghiệm của Nhật Bản trong giải quyết úng ngập đô thị, ông Masahiro, Hiệp hội công nghệ lưu trữ và thẩm thấu nước mưa cho biết, trước đây, quốc gia này sử dụng giải pháp tập trung trữ nước mưa vào các khu vực lớn sau đó phân nhỏ ra vào các khu vực cần thiết.

Tuy nhiên, khoảng 30 năm trở lại đây, giải pháp này không còn phù hợp, do tốn nhiều diện tích và nhiều khu vực không được tận dụng hợp lý, thay vào đó, quốc gia này sử dụng những trang thiết bị, công nghệ mới để chia nhỏ quá trình lưu trữ nước mưa một cách hợp lý.

Ông Masahiro khuyến nghị: "Ở Việt Nam, quá trình đô thị hóa, xuất hiện nhiều nhà cao tầng, bê tông cốt thép rất nhiều, nước không thấm được vào đất mà đổ hết ra sông làm cho lượng lưu trữ của sông bị quá tải. Do vậy, tìm những giải pháp để phân tán nước mưa trong thành phố, thêm các trang thiết bị phân tán và những chỗ tích trữ được nước phân tán ngay trong thành phố. Thứ hai, trong quy hoạch, cần phải để lại không gian cho thiên nhiên, những khu vực công viên và trồng cây xanh để tăng khả năng thẩm thấu nước".

Ông Hi-sa-hi-to Yo-shi-da, Chủ tịch công ty TNHH Hóa chất Chi-chi-bu chia sẻ về công nghệ lưu trữ nước mưa bằng khung nhựa lắp ghép

Ông Hi-sa-hi-to Yo-shi-da, Chủ tịch công ty TNHH Hóa chất Chi-chi-bu chia sẻ về công nghệ lưu trữ nước mưa bằng khung nhựa lắp ghép

Hiện nay, giải pháp công nghệ sử dụng khung nhựa lắp ghép thành các khu vực trữ nước mưa tạm thời hiện đang sử dụng phổ biến tại Nhật Bản nhằm giải quyết bài toán úng ngập đô thị,  đặc biệt ở khu vực thủ đô Tokyo.

Ông Hisahito Yoshida, Chủ tịch công ty TNHH Hóa chất Chichibu cho biết, các khung nhựa được sử dụng bằng nhựa tái chế và không ảnh hưởng đến chất lượng nước mưa dự trữ, có độ bền cao: "So với việc xây dựng những bể chứa bằng bê tông cốt thép, việc xây dựng bằng nhựa sẽ rẻ hơn, việc thi công rất dễ dàng vì các nhựa và gắn vào nhau. Tại Nhật Bản có tới 90% sử dụng côn nghệ này, công ty đã lắp đặt  được khoảng 100 nghìn địa điểm. Trong khuôn khổ Dự án hỗ trợ của JICA, sản phẩm đã được xuất khẩu sang Thái Lan, Indonesia".

Sản phẩm khung nhựa lắp ghép

Sản phẩm khung nhựa lắp ghép

Một số chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh biến đổi khí hậu và hiện đại hóa, nguyên lý những “cái lu” để trữ nước mưa và làm chậm dòng chảy, tăng khả năng thẩm thấu qua diện tích đất tự nhiên vẫn còn nguyên giá trị trong bài toán giải quyết úng ngập tại các đô thị.

Dù có  ưu tiên phát triển kinh tế, chính quyền các đô thị vẫn cần có những giải pháp lưu trữ nước mưa, phân tán dòng chảy và tái sử dụng nước mưa mới có thể phát triển bền vững trong tương lai./.

Hải Hà/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Chật vật tìm tài xế xe hạng nặng

Chật vật tìm tài xế xe hạng nặng

Trong bối cảnh hạ tầng chưa đồng bộ, ùn tắc thường xuyên xảy ra, nhiều tài xế, đặc biệt là lái xe khách, container, bị áp lực vì thời gian làm việc giới hạn và lo lắng bị xử phạt, dẫn đến nhiều đơn vị vận tải thiếu hụt lái xe, khó tuyển dụng mới.

Phân luồng để sửa chữa Vành đai 3 trên cao, được đi vào làn khẩn cấp

Phân luồng để sửa chữa Vành đai 3 trên cao, được đi vào làn khẩn cấp

Sở Xây dựng vừa thông báo tổ chức giao thông trên đường vành đai 3 trên cao đoạn từ Đại lộ Thăng Long đến Mai Dịch (giai đoạn 3) để thi công sửa chữa 16 khe co giãn. Thời gian thực hiện từ ngày 12/5/2025 đến ngày 01/7/2025.

Bảng thông tin tại nhà chờ xe buýt không có thông tin

Bảng thông tin tại nhà chờ xe buýt không có thông tin

Các bảng thông tin điện tử được lắp đặt tại các nhà chờ xe buýt ở TP.HCM từng mang lại nhiều tiện ích cho hành khách, giúp họ dễ dàng theo dõi lộ trình, thời gian đến của xe và thông tin tuyến đi, góp phần nâng cao trải nghiệm khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

Dòng người đổ về chùa Quán Sứ chiêm bái Xá lợi Đức Phật

Dòng người đổ về chùa Quán Sứ chiêm bái Xá lợi Đức Phật

Ghi nhận vào đầu giờ cao điểm chiều 13/5, người dân đã đổ về khu vực quanh chùa Quán Sứ trước khi cung nghinh Xá lợi Phật - Quốc bảo của Ấn Độ tối nay.

Phân luồng phục vụ thi công ga ngầm đường sắt trên đường Trần Hưng Đạo

Phân luồng phục vụ thi công ga ngầm đường sắt trên đường Trần Hưng Đạo

Dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội sẽ được rào chắn tổ chức phục vụ thi công ga ngầm trên đường Trần Hưng Đạo.

Từ 1/6, hộ kinh doanh phải dùng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Từ 1/6, hộ kinh doanh phải dùng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Từ 1/6 tới, hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỉ đồng/năm trở lên phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Theo ngành thuế, việc đăng ký sử dụng rất đơn giản, 'chỉ 5 phút là xong'.

Dọn “mạng nhện” trên phố, làm sao để không còn cảnh “nay đào, mai lấp”?

Dọn “mạng nhện” trên phố, làm sao để không còn cảnh “nay đào, mai lấp”?

Tình trạng dây điện, cáp viễn thông chằng chịt như "mạng nhện" trên không từng là hình ảnh quen thuộc ở nhiều tuyến đường tại TP.HCM, gây mất mỹ quan đô thị và tiềm ẩn không ít nguy cơ về an toàn. Để từng bước giải quyết vấn đề này, thành phố đã triển khai nhiều dự án ngầm hóa hạ tầng.