Ca đoàn Thiếu nhi và Điều ước Giáng sinh
Tại các Giáo xứ, Ca đoàn Thiếu nhi luôn là nền tảng để các em nhỏ tiếp bước trở thành các ca viên, nền tảng đó được thể hiện mộc mạc qua những lời ca trong trẻo và những ước mơ giản dị.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Kê cao vật dụng trong nhà, thủ sẵn 2 máy bơm chờ nước rút là bơm ra ngoài rồi dọn dẹp nhà cửa… đó là những công việc quen thuộc nhưng đầy bất tiện của gia đình chị Mai Ánh Tuyết, ngụ quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ những ngày gần đây.
Theo lời chị Tuyết, năm nào khu vực nhà chị cũng bị ngập, nước từ con mương phía sau tràn vào khiến nửa căn nhà chìm trong biển nước khiến việc dọn dẹp rất mất thời gian.
Để hạn chế thiệt hại, gia đình chị tạo một cái giếng dã chiến khoảng 2-3 tấc tránh nước tràn sâu vào nhà. Khi nước rút thì 2 máy bơm được vận hành hết công suất để nhanh đẩy nước ra ngoài, vừa tốn kém vừa tốn công.
Chị Mai Ánh Tuyết cho biết: Ở một số nhà dưới bến Ninh Kiều thì họ phải bơm nước bằng máy công suất lớn. Nhà thì ngập hết toàn phần, ngập tới hơn cả đầu gối. Thiệt hại về tài sản trong nhà khá nhiều. Nhà mình sẽ bị mục, nội thất trong nhà cũng sẽ bị hư hao. Mưa lớn thì ngày nào cũng mưa, nên lúc này thấy thật sự rất là hoang mang.
Đợt triều cường Rằm tháng 9 Âm lịch vừa qua là một trong các đợt triều cường cao nhất trong năm tại Cần Thơ. Mỗi ngày 2 lần, sáng sớm và chiều tối, triều cường khiến một số khu vực ngập gần một mét, nhiều người không kịp trở tay, cuộc sống đảo lộn. Các khu vực bị ảnh hưởng nặng bao gồm Bến Ninh Kiều, đường Lê Thánh Tôn, Hai Bà Trưng, Châu Văn Liêm, Tân Trào, ... Trong đó, Bến Ninh Kiều chìm trong nước, nhiều đoạn ngập sâu hơn nửa mét.
Mực nước tại trạm Cần Thơ trên sông Hậu đạt 2,19m, vượt báo động 3 là 19cm, chỉ thấp hơn đỉnh triều lịch sử năm 2022 khoảng 8cm. Ngoài ra, tại quận Bình Thủy vẫn ghi nhận ngập sâu tại nhiều tuyến đường như Cách Mạng Tháng Tám, Bùi Hữu Nghĩa, Huỳnh Mẫn Đạt, ... Đặc biệt, trong khu dân cư An Thới, do nằm sát bên sông Hậu nên các tuyến đường đều ngập rất sâu.
Nói về nguyên nhân ngập của thành phố Cần Thơ, ông Mai Như Toàn, Giám đốc Sở Xây dựng thành phố cho rằng, địa phương quy hoạch hệ thống thoát nước và trên cơ sở quy chuẩn, tiêu chuẩn, tính toán lượng mưa trong hệ thống thoát nước là 90mm. Năng lực thoát nước hiện nay đối với các cơn mưa đột ngột và lớn là không kịp.
Ông Mai Như Toàn cho biết thêm: Năng lực thoát nước chúng ta còn có vấn đề và chúng ta cần phải cải thiện trong thời gian tới. Đối với ngành xây dựng cũng sẽ kiến nghị Trung ương, Bộ Xây dựng liên quan đến quy chuẩn thoát nước. Khi tính toán hệ thống thoát nước cần căn cứ theo quy chuẩn, lượng mưa bao nhiêu. Nhưng với tình hình cực đoan hiện nay thì mức độ rủi ro khi tính vào trong hệ thống này phải có biên độ rộng hơn.
Còn tỉnh Hậu Giang, do triều cường lên kết hợp mưa tại chỗ, mực nước trên các sông, kênh, rạch và nội đồng ở mức cao, gây ngập lụt sâu, diện rộng vùng trũng, thấp, vùng thoát nước kém, vùng ngoài đê bao, ảnh hưởng tới sinh hoạt, sản xuất và giao thông.
Ông Trần Thanh Toàn, Chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hậu Giang, cho biết: Triều cường dâng trong những ngày gần đây làm xuất hiện tình trạng ngập cục bộ ở các địa phương ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân: Chỉ đạo quyết liệt các đơn vị địa phương, thực hiện đúng theo phương châm 4 tại chỗ, đối với đơn vị khuyến nông là đơn vị quản lý khai thác công trình thuỷ lợi cấp tỉnh chủ động kiểm tra, rà soát diễn biến tình hình ngập lụt cũng như triều cường vận hành các công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh đảm bảo sản xuất, sinh hoạt của người dân.
Không riêng Cần Thơ, Hậu Giang mà triều cường cao còn gây ngập tại những vùng trũng, thấp, khu vực ngoài đê bao, của nhiều tỉnh, thành trong khu vực ĐBSCL. Đây là vấn đề làm đau đầu các chuyên gia, nhà quản lý và cả người dân.
Phát biểu tại hội nghị thúc đẩy hạ tầng giao thông ĐBSCL vào sáng 16/10 tại Cần Thơ, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, cho rằng: Ngập úng, lún sụt ở ĐBSCL là rất lớn, không phải riêng Cần Thơ. Khai thác nước ngầm, sụt lún kể cả những hạ tầng, kể cả những hạ tầng của nông nghiệp phát triển nông thôn chứ không riêng gì hạ tầng giao thông. Đây là vấn đề mang tính chất liên vùng, liên tỉnh, liên địa phương không riêng về một nơi nào đó.
Vùng ĐBSCL thời gian gần đây đối mặt với loại hình thiên tai, thời tiết cực đoan mà hậu quả để lại hết sức nặng nề, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của vùng. Trong 30 năm qua, nhiều vùng ở ĐBSCL mực nước dưới đất hạ xuống hơn 5m, gây nên sụt lún đất trung bình cho toàn khu vực, cao gấp 10 lần so với tốc độ nước biển dâng.
Bao giờ đô thị tại ĐBSCL mới hết cảnh người dân phải lội bì bõm khi nước dâng? Đó là mối quan tâm không chỉ của người dân mà của cả các cơ quan chức năng.
Các chuyên gia chỉ ra rằng có 3 nguyên nhân khiến các đô thị trong vùng ĐBSCL bị ngập. Thứ nhất, do nước biển dâng. Thứ hai, đồng bằng vẫn đang sụt lún vài cm mỗi năm do khai thác nước ngầm quá mức. Thứ ba, thủy triều vào qua các nhánh lớn của sông Cửu Long không còn lan tỏa đi đâu được vì hai bên sông đều có đê cống chặn lại. Nước thủy triều chỉ chảy trong dòng chính nên mạnh hơn và dâng cao hơn trước đây.
Điều này phần nào lý giải vì sao thời gian gần đây tình trạng ngập lụt tại các đô thị lại sâu và năm sau lại cao hơn năm trước. Dù các tỉnh, thành phố đã có nhiều giải pháp ứng phó nhưng xét ở nhiều khía cạnh thì cuộc “chạy đua” này vẫn còn chậm, chưa theo kịp với tình trạng nước dâng và hệ quả là mặc dù có nâng cấp, đầu tư cơ sở hạ tầng nhưng ngập vẫn cứ ngập.
Tại thành phố Cần Thơ, để chống ngập cho nội ô thành phố, thời gian qua Cần Thơ đã triển khai xây dựng nhiều công trình kè, âu thuyền, cống ngăn triều, cải tạo các tuyến rạch cùng cống thoát nước của 32 tuyến đường khu vực trung tâm quận Ninh Kiều… Trong đó, công trình nổi bật là âu thuyền Cái Khế nằm chắn ngang rạch Khai Luông hoàn thành cách đây không lâu. Công trình được thiết kế như hệ thống khóa và xả điều tiết lượng nước vào mùa mưa.
Trong những đợt triều cường vừa qua, nhờ vận hành âu thuyền Cái Khế và các cống ngăn triều, khu vực trung tâm của thành phố Cần Thơ đã giảm tình trạng ngập lụt so với các năm trước, mặc dù triều cường đã vượt báo động III là 10 cm. Thế nhưng, nhiều người băn khoăn, tại trung tâm thành phố nhưng nhiều tuyến đường như: Hai Bà Trưng, Lê Thánh Tôn, Ngô Quyền… vẫn ngập sâu?
Theo lý giải của ngành chức năng, các tuyến đường này nằm trong vùng bảo vệ của dự án nhưng do bờ kè bến Ninh Kiều thấp nên nước tràn vào. Còn đường Cách Mạng Tháng Tám bị ngập vì cống van một chiều do địa phương quản lý không hoạt động, cồn Khương ngoài vùng bảo vệ của dự án nên cũng bị ngập.
Không riêng Cần Thơ mà bài toán chống ngập đô thị cũng đang được nhiều địa phương trong vùng ĐBSCL đặc biệt quan tâm. Điều quan trọng trong bài toán chống ngập này là sự đồng bộ, khoa học và bài bản.
Các chuyên gia cho rằng giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu, vùng ĐBSCL là phải kiến tạo không gian cho nước. Phương châm sống chung với lũ, cộng với trị thủy, phân tán tập trung được xem là giải pháp hữu hiệu lâu dài. Chống ngập không phải là câu chuyện ngày một ngày hai mà cần quá trình.
Vì vậy, các địa phương cần tính toán kỹ, cả những giải pháp trước mắt, ngắn hạn và những giải pháp mang tầm chiến lược trăm năm để không phải hối tiếc và lúng túng mỗi khi mùa nước về.
Tại các Giáo xứ, Ca đoàn Thiếu nhi luôn là nền tảng để các em nhỏ tiếp bước trở thành các ca viên, nền tảng đó được thể hiện mộc mạc qua những lời ca trong trẻo và những ước mơ giản dị.
Chiều 23/12, đại diện Ban Quản lý Đường sắt Đô thị và Công ty TNHH MTV Đường sắt Đô thị số 1 thông tin với báo chí về quá trình triển khai và vận hành tuyến metro số 1 trong 2 ngày 22 - 23/12.
Có mặt tại ga Bến Thành từ 6 giờ sáng, ông Nguyễn Văn Cường (quận Bình Thạnh, TP.HCM) cùng các đồng đội không giấu nổi niềm xúc động. 50 năm sau ngày đất nước thống nhất, giấc mơ về một hệ thống giao thông hiện đại của TP.HCM đã trở thành hiện thực khi tuyến metro đầu tiên chính thức đi vào hoạt động.
Nhiều đối tượng đã sử dụng các thủ đoạn tinh vi để mời gọi và môi giới đầu tư. Không chỉ vụ Phó Đức Nam (TikToker Mr Pips) lừa đảo 5.200 tỷ đồng mà nhiều vụ việc khác chưa bị phát giác, xử lý.
Theo thông tin mới nhất từ bà Văn Thị Hữu Tâm, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 TP.HCM, trong ngày vận hành chính thức đầu tiên (22.12) từ 10h-22h có 175 lượt tàu và gần 150.000 hành khách trải nghiệm tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).
Ngày 22/12, tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức vận hành. Hàng ngàn người dân đã có mặt để chứng kiến và tham gia trải nghiệm. Đó là sự háo hức, mong mỏi, là niềm tự hào, hãnh diện khi đã thực sự “chạm” vào giấc mơ metro.
Những vụ án thảm khốc diễn ra trong những hoàn cảnh không ai ngờ tới đang ngày càng nhiều trên khắp thế giới đang cho thấy một sự bất an đối với giá trị nhân loại, hơn là câu chuyện của những cá nhân đơn lẻ.