Đen thôi, đỏ… quên đi
Việc tăng nặng chế tài đối với các hành vi có nguy cơ cao dẫn tới TNGT là cần thiết. Song, cần có đánh giá kỹ về mức độ đáp ứng, tác động xã hội của đề xuất tăng mức phạt tiền dựa trên những dữ liệu đầy đủ
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
"Cũng bẩn, có thấy bảo quây tôn đấy, thấy lúc mới giải tỏa thì bảo là có quây tôn.”
"Mất thẩm mỹ ạ, không được sạch sẽ khi em bán hàng ở đây."
"Thì cũng thường thôi, người ta cứ đi qua là vứt rác thôi.
"Giờ như này thì ai nhắc, cháu thấy đấy như là quét rác khỏi nhà ra sân thôi, mạnh ai nấy vứt thôi."
Đó là chia sẻ của một số tiểu thương kinh doanh ăn uống tại ngã ba Tam Trinh - Lĩnh Nam, có "mặt tiền" là chợ Mai Động (cũ), nay là bãi đất trống, ngày càng được lấp đầy bởi phế thải, gạch đá và rác thải sinh hoạt.
Theo quan sát của PV, không có gì ngăn cách giữa bãi đất này với đường Tam Trinh và Lĩnh Nam chạy ngay bên cạnh. Chỉ thấy duy nhất tấm biển ghi dòng chữ "Khu vực thi công, không nhiệm vụ miễn vào" chẳng rõ của cơ quan nào đặt tại đây.
Càng hỏi chuyện nhiều người, PV càng nhận về nhiều ý kiến không hài lòng, thậm chí bức xúc:
"Cứ để thế này thì vật liệu các nơi là người ta cứ đổ vào đây, khi giải tỏa làm thế nào thì phải dọn hết hoặc quây lại, chứ để này là ô nhiễm và rác chả ai quản lý, chưa làm đến thì phải có cách quản lý chứ thế này gom vào mai lại đầy rác.”
“Khi giải tỏa rồi làm luôn thì không sao, bao nhiêu thương nhân người ta làm ăn trong này, giải tỏa người ta vừa mất chỗ làm ăn mà giờ lại để phí, thành bãi rác là quá phí, đương nhiên là ảnh hưởng.”
Ngay đối diện bãi đất trống của chợ Mai Động cũ là trường tiểu học Mai Động, không có gì che chắn và nhếch nhác. PV VOV Giao thông cũng vào trong trường Tiểu học Mai Động để hỏi ý kiến của những người hàng ngày làm việc tại ngôi trường này. Một nhân viên bảo vệ của trường không giấu nổi sự lo ngại về việc đảm bảo an toàn cho học sinh, nếu thời gian tới các em đi học trở lại:
"Này là cơ hội để người ta vứt thêm rác, thêm rào chắn vào, cố mà làm cho sạch chứ vào năm học là ảnh hưởng, giờ đã ảnh hưởng rồi, cứ đi qua vứt cái phịch rác xuống, quây kín vào thì ai người ta vứt được nữa, làm bỏ văng bỏ vãi thế này ai mà nghe được."
Chợ Mai Động là một trong những khu chợ dân sinh lâu đời và sầm uất bậc nhất khu vực quận Hoàng Mai (Hà Nội). Thời gian gần đây, chợ phải di dời gấp để phục vụ dự án xây dựng đường Tam Trinh.
Đường chưa biết bao giờ mới làm, nhưng cơ quan chức năng cần khẩn trương làm ngay các giải pháp để đảm bảo bãi đất trống từng là chợ Mai Động không bị biến thành bãi rác lộ thiên, gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị, thậm chí mất an toàn cho việc đi lại và sinh hoạt hàng ngày của người dân.
Việc tăng nặng chế tài đối với các hành vi có nguy cơ cao dẫn tới TNGT là cần thiết. Song, cần có đánh giá kỹ về mức độ đáp ứng, tác động xã hội của đề xuất tăng mức phạt tiền dựa trên những dữ liệu đầy đủ
Thời gian gần đây, ngõ 127, 155 Nguyễn Trãi; 126, 144 Thượng Đình (Thanh Xuân, Hà Nội) hay ngõ 381 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, Hà Nội luôn có lưu lượng phương tiện lớn vào giờ cao điểm.
Những ngày đầu đông Hà Nội có chút có chút se lạnh, hẳn là ai cũng muốn chậm lại một nhịp để cảm nhận cái không khí mùa về qua phố. Giữa thành phố hối hả, bận rộn, vẫn có những chỗ nhỏ nhắn, ấm cúng là nơi để chúng ta thưởng thức một tách cafe và ngắm nhìn phố xá, dòng người.
Mùa khô bắt đầu từ tháng 11/2024 đến 4/2025, đây là thời điểm mực nước các sông ở trên địa bàn thành phố Hà Nội xuống thấp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông đường thủy.
Nhiều tháng qua, do vướng thủ tục chuyển đổi đất rừng và chậm di dời hệ thống điện cao thế khiến tiến độ các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 gặp khó khăn.
Cuối năm luôn là thời điểm vàng để các doanh nghiệp tăng tốc, đẩy mạnh doanh số và khẳng định vị thế trên thị trường. Tuy nhiên, với doanh nghiệp nhỏ và vừa, hành trình bứt phá không hề dễ dàng khi phải đối mặt với nhiều thách thức.
Hoạt động “Đêm Trúc Bạch 2024” được coi là điểm mới trong phát triển du lịch thủ đô với nhiều hoạt động ý nghĩa, đưa du khách trải nghiệm không gian Hà Nội thời bao cấp để nhớ lại ký ức về cuộc sống gian khó một thời của người Hà Nội.