Để cha mẹ không phải bất đắc dĩ giao xe cho con
Đằng sau những vụ tai nạn gần đây do người chưa đủ tuổi điều khiển xe máy gây ra là vi phạm của các phụ huynh khi để con em mình có cơ hội điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Chính mùa nước nổi ấy đã mang lại nguồn tài nguyên thủy sản dồi dào, nuôi sống biết bao thế hệ con người nơi đây. Và cũng chính từ những mùa nước nổi ấy đã sản sinh ra làng nghề cá khô xã Phú Thọ, huyện Tam Nông. Theo thời gian, tiếng lành đồn xa, khô ngon đi khắp cả nước, vậy là người ta tìm về Tam Nông mua khô rồi dần hình thành cái chợ tên là chợ khô Tam Nông.
Bà Hồ Thị Trinh – chủ sản xuất khô Tú Trinh, xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp cho biết: "Ở tận Cà Mau, Cần Thơ, TP.HCM, Bình Dương tìm xuống tận đây để mua. Chúng tôi ở đây luôn cải tiến theo nhu cầu khách hàng. Thường mình làm vừa ăn, có chỗ mặn hơn, ngọt hơn. Cứ khách hàng đặt sao là chúng tôi làm vậy”.
Nói là chợ nhưng thật ra Tam Nông không có nhà lồng chuyên hẳn mặt hàng khô như chợ mắm Châu Đốc. Cái chợ ở đây hình thành dọc tuyến lộ 844, nằm trọn trong xã Phú Thọ, kéo dài mấy cây số, mỗi một hộ dân sống ven đường là một tiểu thương và cũng là hộ sản xuất. Trước cửa mỗi nhà đều có giàn phơi khô, cứ như thế, vừa phơi, vừa bán.
Chẳng một ai ở Tam Nông nhớ rõ chợ khô được hình thành cụ thể từ thời gian nào, nhưng theo nhiều lão nông tri điền ở địa phương, khoảng những năm 2000, nước lũ về Đồng Tháp khá lớn. Theo con nước, cá, tôm cũng tập trung về vùng rốn lũ của huyện Tam Nông rất dồi dào. Để có thể chế biến trữ cá ăn lâu dài, chị em nội trợ của xã Phú Thọ nghĩ ra nhiều cách, trong đó làm cá khô vừa dễ vừa tiện dụng nên được nhiều chị em lựa chọn. Khô còn được các bà, các chị biếu người quen, đồng hương ở các tỉnh Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh... ăn lấy thảo. Nhờ hương vị thơm ngon, đậm đà nên cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về, người quen ở các tỉnh lại nhớ hương vị cá khô quê nhà, rồi bắt đầu đặt hàng cá khô của bà con ở xã Phú Thọ. Làng nghề làm cá khô ở Phú Thọ cũng bắt đầu manh nha phát triển từ đó.
Ai có dịp đi dọc tuyến lộ 844, sẽ không khó để bắt gặp hình ảnh các bà, các mẹ, các chị tay thoăn thoắt trở cá khô trên những chiếc giàn phơi. Khách hàng có thể tìm được đủ các loại cá khô nước ngọt như: khô cá lóc, khô cá sặc rằn, khô cá chạch, cá kết... Bà Hồ Thị Trinh – chủ sản xuất khô Tú Trinh, xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp cho biết:
"Mùa này các nhiều lắm, nào là: sặc bổi, sặc bướm, cá trạch… bà con người thu hoạch trên các sông đem về bán. Chúng tôi mua trữ vào để làm khô tết”.
Không chịu kém cạnh mấy “anh chị” trên thương trường, chợ khô Tam Nông cũng xác định riêng cho mình những mặt hàng chủ lực, nổi tiếng thơm ngon. Đứng hàng đầu là khô cá lóc. Con cá lóc sau khi đánh bắt được sơ chế với các bước cơ bản, như: loại bỏ nội tạng, đánh vảy, định hình, ủ lạnh, vệ sinh lần cuối và tẩm ướp gia vị, gồm: muối trắng, mắm thơm, ớt cay, sả đập dập và nghệ để khử bỏ mùi tanh. “Nức tiếng” của món khô cá lóc ở đây là lúc tẩm ướp gia vị, phơi hoặc sấy cá rất công phu nên khô giữ được vị ngọt.
Nhờ khép kín từ vùng nuôi đến khâu chế biến, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nên khô cá lóc Tam Nông tạo được lợi thế cạnh tranh về chất lượng cũng như giá cả. Trung bình ở đây, mỗi hộ chuyên khô cá lóc sẽ mỗ khoảng 200kg cá mỗi ngày. Đối với tháng cao điểm Tết Nguyên đán có thể tăng lên khoảng 400 - 500kg cá/ngày. Trung bình phơi 4kg cá lóc tươi sẽ thu được 1kg khô cá lóc. Bà Đoàn Thị Kim Phượng, hộ sản xuất khô tại xã Phú Thọ chia sẻ:
“Hừng sáng mình phơi, 1h trở, chiều lấy vô dằn đá. Phơi đến ngày thứ 3 mới bán được con khô. Từ nay đến tết là làm suốt, cá lóc người ta đặt nhiều để làm quà tặng nên làm không nghỉ. Ở đây khô các lóc là đặc sản, nhiều người ở TP.HCM về đây họ bộc bạch vui lắm, vì con khô mình làm ngon lắm, phơi không bị dòi, không bị ruồi bu. Con cái mình tẩm ướp vừa ăn nên thơm lắm”.
Đứng về nhì là khô cá chạch – loại cá có hình dáng đặc trưng thân dẹp. Cá chạch ngon nhất của Tam Nông thường có màu vàng đậm, thịt săn chắc và mắt cá rõ nét. Do là loại này không nuôi được, phải đánh bắt trong tự nhiên nên giá của nó giao động 400.000 đồng/kg. Bà Nguyễn Thị Thanh Ngân, hộ sản xuất khô xã Phú Thọ cho biết:
“Mới đầu làm khô vất vả lắm vì không viết nêm nếm sao cho vừa ăn để bán cho chạy. Kiên trì thì được thôi, công thức của tôi không có gì đặc biệt, chỉ có thêm rượu thôi, cứ thế người ta ăn khen lắm”.
Đứng thứ ba là khô các lòng tong om tiêu sọ, loại cá thịt mềm, ngọt và ít xương. Lòng tong có hai loại là lòng tong đá và lòng tong bay. Cá lòng tong đá có kích cỡ khá to bằng ngón tay người lớn, màu vàng sáng.
Riêng cá lòng tong bay kích cỡ nhỏ hơn, màu trắng bạc. Cá lòng tong thường sống theo bầy, tuy nhỏ nhưng thịt chắc. Cá tươi được làm sạch vảy, bỏ đầu, để ráo nước và ướp 1 ít muối. Trong quá trình phơi, cứ cách 1 tiếng xốc cá 1 lần để cá khô đều. Khô cá lòng tong chiên lên ăn rất giòn và không xương. Thịt cá chắc, ngọt, tan ngay trong miệng nên rất kích thích vị giác.
Ngoài ra còn có khô các trê, các trèn, có sặc bổi. Chợ khô Tam Nông hiện có trên 40 hộ tham gia sản xuất, kinh doanh cá khô, góp phần giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động ở địa phương. Năm 2019 với sự vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền địa phương huyện Tam Nông, lần đầu tiên sản phẩm cá khô đặc sản của xã Phú Thọ được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Nhãn hiệu chứng nhận “Khô Phú Thọ”. Đây là tiền đề quan trọng để người tiêu dùng cả nước thêm tin tưởng về uy tín cũng như chất lượng sản phẩm “Khô Phú Thọ” của quê hương Tam Nông.
Sau khi được cấp nhãn hiệu chứng nhận “Khô Phú Thọ”, người tiêu dùng biết đến sản phẩm cá khô của Làng khô Phú Thọ nhiều hơn, vì vậy sản lượng tiêu thụ cá khô của các cơ sở trong làng nghề cũng tăng vọt. Phú Thọ - Tam Nông từng bước hỗ trợ các cơ sở sản xuất khô xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu, thực hiện truy xuất nguồn gốc... cho sản phẩm “Khô Phú Thọ... để khai thác hết được giá trị mà nhãn hiệu chứng nhận mang lại là câu chuyện lâu dài.
Đằng sau những vụ tai nạn gần đây do người chưa đủ tuổi điều khiển xe máy gây ra là vi phạm của các phụ huynh khi để con em mình có cơ hội điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Bất cứ điều gì trong cuộc sống hàng ngày, từ những vấn đề lớn lao đến những câu chuyện vụn vặt đều ẩn chứa những triết lý của sự tồn tại và phát triển. Chẳng hạn như, món Phở của người Nam Định, tại sao lại trở thành món ăn quốc dân, và dễ dàng phổ biến, dù không hẳn là món ăn ngon nhất?
Từ những trang sách khô khan, các em học sinh trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1, TP.HCM) đã bước ra thế giới thực, khám phá vườn thú ở Thảo Cầm Viên. Một buổi học đầy màu sắc, nơi kiến thức được truyền tải qua những trải nghiệm sống động.
Chúng ta phải hành động nhất quán quyết liệt đấu tranh không khoan nhượng với các hành vi vi phạm an toàn giao thông; hướng tới chiến lược giao thông an toàn, thông suốt, không có người tử vong vì tai nạn giao thông…
Để tăng nguồn cung cho thị trường, Chính phủ vừa đề xuất thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng với đất nông nghiệp, phi nông nghiệp làm nhà ở thương mại trong 5 năm.
Vừa qua, TP.HCM đã tổ chức lấy ý kiến tham vấn về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với 5 dự án đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng, hiện đại hoá công trình đường bộ hiện hữu bằng hình thức BOT theo Nghị quyết 98 của Quốc hội.
Trái ngược với sự ồn ào náo nhiệt của những ngõ phố xung quanh, ngõ Hàng Chỉ gần như lúc nào cũng yên tĩnh và gần như không thay đổi nhiều qua thời gian, khiến người ta có cảm giác thời gian nơi đây như ngưng đọng...