Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dân sinh

Chia sẻ yêu thương để lòng người ấm áp hơn...

PV: Thứ hai 23/01/2023, 20:08 (GMT+7)

Năm 2022 được cho là một năm bình thường mới, khi kinh tế và xã hội đang trên đà phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19. Đây cũng là lúc câu chuyện về tinh thần “không để ai bị bỏ lại”, hành động, nghĩa cử cao đẹp giúp đỡ lẫn nhau trong đại dịch COVID-19 được kể lại.

Những ngày giáp Tết Quý Mão 2023, chị Nguyễn Thị Thanh Huyền 36 tuổi ở Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội tất bật hơn với công việc. Trầm ngâm trong tách café sáng, chị Huyền kể lại cho chúng tôi về những lần làm thiện nguyện trong đợt dịch 2021 - thời điểm dịch COVID-19 bùng phát mạnh mẽ nhất.

Trong mùa dịch năm 2021, chị Huyền cùng nhóm thiện nguyện của mình đã có nhiều hoạt động ủng hộ, đồng hành với những bệnh nhân nghèo đang chữa bệnh tại Bệnh viện Nhi Trung Ương, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội; ủng hộ nhu yếu phẩm cho người dân phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình và vùng dịch tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.

Ấm áp tình người giữa mùa dịch (Ảnh minh họa)

Ấm áp tình người giữa mùa dịch (Ảnh minh họa)

"Trước khi dịch COVID-19 bùng phát nhóm chúng mình cũng thường xuyên phát cơm và cháo miễn phí tại các khu vực cổng bệnh. Tuy nhiên, sau khi dịch bùng phát mạnh nhóm chúng mình phải tạm dừng. Nhìn thấy cảnh người nhà của bệnh nhân do dịch không về được mình cùng cả nhóm đã ra ý tưởng gửi nhu yếu phẩm giúp đỡ họ trong mùa dịch", chị Huyền chia sẻ. 

Thời điểm đó là vào tháng 5 năm 2021, dịch bệnh vẫn có những diễn biến hết sức phức tạp, khó lường. Trên địa bàn thành phố Hà Nội đã xuất hiện nhiều chùm ca bệnh mới chưa xác định nguồn lây nhiễm. Các biện pháp giãn cách xã hội được áp dụng, tất cả nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn uống chỉ cho phép bán hàng mang về, mọi hoạt động như cắt tóc, gội đầu; hoạt động vui chơi thể dục ngoài trời.... phải tạm dừng.

Trong bối cảnh đó, để gửi được những phần quà ủng hộ đến tay người cần, nhóm của chị Huyền đã rất trăn trở từ việc lên phương án mua đồ, đóng gói cho đến gửi đồ vào tâm dịch. Theo đó, mọi thành viên trong nhóm sẽ không gặp gỡ mà chia nhau đóng từng phần quà tại nhà riêng. Có những người tự tay đóng cả trăm suất quà.

"Nhóm mình đặt đồ gửi về. Thành viên trong nhóm ai được phân công đóng phần quà nào sẽ ship về tận nhà để đảm bảo an toàn phòng chống dịch. Lúc đó thì mọi người trong nhóm đều cố gắng làm nhanh nhất để các phần quà có thể sớm đến với những người có hoàn cảnh khó khăn", chị Huyền nhớ lại. 

Các phần quà được nhóm của chị Huyền chuẩn bị là các nhu yếu phẩm thiết yếu trong mùa dịch như khẩu trang, nước sát khuẩn,... cùng với đó là những thực phẩm rau, củ quả, gạo,... để gửi tới người nhà bệnh nhân khó khăn trong bệnh viện và những người dân trong vùng dịch. Trị giá mỗi phần quà từ 500 đến 700 nghìn đồng.

Để có nguồn lực, chị Huyền đã cùng cả nhóm huy động qua nhiều kênh: "Các phần quà mình gửi tới là các nhu yếu phẩm thiết yếu trong mùa dịch. Để có được nhiều suất quà cả nhóm đã cùng kêu gọi ủng hộ từ chính người thân, anh em bạn bè. Rồi qua trang facebook cá nhân. Mỗi người một góp một tí là sẽ có phần quà gửi tới những người khó khăn hơn".

Việc gửi quà ủng hộ cũng được nhóm phối hợp cùng chính quyền địa phương tại cơ sở tính toán kỹ lưỡng. Họ chỉ đặt quà tại điểm được đặt bàn tiếp tế sẵn, mọi việc trao nhận đảm bảo không tiếp xúc, diễn ra ở vùng xanh, vùng an toàn.

Chị Thanh Nga, cùng trong nhóm thiện nguyện cho biết: "Lúc đó mọi việc nhóm mình diễn ra tuyệt đối an toàn vì gia đình ai cũng có con nhỏ, rồi ở cùng bố mẹ già. Những lần như vậy mỗi khi về nhà sẽ xịt khuẩn, tự đảm bảo an toàn, cách ly cho riêng mình trước, đảm bảo cao nhất không ảnh hưởng tới gia đình. Sợ thì cũng sợ, nhưng mình làm việc tốt, thiết thực với xã hội mọi sự bình an sẽ tới".

Với tinh thần “tương thân, tương ái” sự ấm áp qua những phần quà đã đến tay người cần trong tâm dịch, giúp họ có thêm sức mạnh tinh thần để đi qua những ngày khó khăn.

"Nhớ lại lúc đó tôi rất bồi hồi, xung quanh là rào cách ly, nhìn qua cửa sổ đường, ngõ vắng không một bóng người. Lúc đó nhận được phần quà chúng tôi cảm thấy được yêu thương".

"Hồi đó dịch COVID đang rất căng, chúng tôi ở trong nhà, các phần quà được đem đến đặt tại cửa. Cảm xúc lúc đó rất xúc động. Bây giờ nếu để nói chúng tôi vẫn muốn cảm ơn các nhóm thiện nguyện".

Bên cạnh các hoạt động tại Hà Nội, nhóm của chị Nguyễn Thị Thanh Huyền còn gửi cả các điểm lên vùng sâu vùng xa. Nơi những người dân cũng chịu khó khăn, ảnh hưởng từ dịch COVID-19.

Chị Huyền kể lại: "Nhóm lúc đó cũng đóng gói các phần quà trị giá từ 500-700 nghìn qua kêu gọi từ bạn bè, người thân và trang của nhóm trên mạng xã hội để gửi lên các vùng như Cao Bằng, Hà Giang. Cả nhóm cùng có mong muốn muốn góp chút sức lực nhỏ cho bà con, mong rằng đại dịch sẽ sớm qua, cuộc sống lại trở lại bình thường". 

Đến nay, khi cuộc sống đã trở lại bình thường, nhìn lại những chặng đường đã qua cho thấy trong khó khăn, tinh thần tương thân, tương ái càng được thúc đẩy mạnh mẽ. Chúng ta đã cùng nhau đi qua mùa dịch một cách kiên cường với đầy ắp tình người. Dịch bệnh sẽ qua đi nhưng sự tử tế, tình yêu thương được kết nối, lan tỏa từ những tấm lòng vàng vẫn còn đọng lại mãi.

PV/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Lái xe chỉ được lái 48 tiếng/tuần, doanh nghiệp sẵn sàng đến đâu?

Lái xe chỉ được lái 48 tiếng/tuần, doanh nghiệp sẵn sàng đến đâu?

Từ ngày 1/1/2025, theo quy định của Luật Trật tự an toàn giao thông, lái xe chỉ được phép làm việc không quá 10 tiếng/ngày và tổng thời gian làm việc không quá 48 tiếng/tuần. Nếu không tuân thủ, cả lái xe và doanh nghiệp vận tải sẽ bị xử lý vi phạm theo Nghị định 168.

Sửa đổi quy định về đèn xanh, đèn vàng từ 2025

Sửa đổi quy định về đèn xanh, đèn vàng từ 2025

Khoản 4 Điều 11 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về tín hiệu đèn giao thông từ 1/1/2025.

Chuyện cái biển tên

Chuyện cái biển tên

Không phải chỉ ở ngoài đường người ta mới hay hỏi nhau: “Có biết tôi là ai không?” mà trong nhiều công sở thay vì để hỏi câu đó, người ta làm những cải biển tên. Đó là một câu chuyện về sự chống lãng phí mà tác giả Phạm Quang Vinh chia sẻ.

Cục CSGT giải thích về ý kiến 'Nghị định 168 xây dựng sai thủ tục'

Cục CSGT giải thích về ý kiến "Nghị định 168 xây dựng sai thủ tục"

Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền thông tin cho rằng "Nghị định 168/2024/NĐ-CP xây dựng sai thủ tục bởi từ ngày được ký ban hành tới khi có hiệu lực chưa đủ 45 ngày", đại diện Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho rằng đây là thông tin không chính xác.

Đào Nhật Tân, quất Tứ Liên sẵn sàng phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Đào Nhật Tân, quất Tứ Liên sẵn sàng phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Khoảng 15 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thời điểm này các nhà vườn tại làng đào Nhật Tân và làng quất Tứ Liên, quận Tây Hồ (Hà Nội) đang tất bật vận chuyển đào, quất phục vụ thị trường tết.

Đột quỵ khi đang lái xe: Nguy cơ không thể xem nhẹ

Đột quỵ khi đang lái xe: Nguy cơ không thể xem nhẹ

Trong năm qua, liên tiếp xảy ra tình trạng tài xế bị đột quỵ khi đang điều khiển phương tiện giao thông. Đây là tình trạng rất đáng lo ngại, bởi nếu là tài xế xe khách hoặc chở hàng cồng kềnh mà bị đột quỵ giữa hành trình sẽ gây nguy hiểm đến tín mạng nhiều người khác khi cùng tham gia giao thông.

TP.HCM: Người dân nói gì về về việc tăng mức phạt vi phạm giao thông?

TP.HCM: Người dân nói gì về về việc tăng mức phạt vi phạm giao thông?

Nghị định 168 quy định mức xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe chính thức có hiệu lực từ ngày 1-1-2025, với nhiều lỗi giao thông bị xử phạt nghiêm.