Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thế Giới

Chi phí sở hữu ô tô tăng, cơ hội cho giao thông công cộng?

Hoàng Anh: Thứ ba 20/05/2025, 15:33 (GMT+7)

Việc Tổng thống Donald Trump áp thuế 25% lên toàn bộ ô tô nhập khẩu vào Mỹ sẽ khiến giá xe tăng hàng nghìn USD — tạo cơ hội cho hệ thống giao thông công cộng như tàu điện và xe buýt.

Các nhà vận động hy vọng chi phí ô tô tăng cao sẽ thúc đẩy người dân chuyển sang dùng phương tiện công cộng và tạo áp lực để chính phủ đầu tư cải thiện dịch vụ.

 

Việc Tổng thống Donald Trump áp thuế 25% lên toàn bộ ô tô nhập khẩu vào Mỹ sẽ khiến giá xe tăng hàng nghìn USD. (Ảnh: CNN)

Việc Tổng thống Donald Trump áp thuế 25% lên toàn bộ ô tô nhập khẩu vào Mỹ sẽ khiến giá xe tăng hàng nghìn USD. (Ảnh: CNN)

Thuế nhập khẩu 25% mà ông Trump áp lên tất cả các xe ô tô nhập vào Mỹ có khả năng khiến chi phí sở hữu xe – vốn đã cao – sẽ tăng mạnh hơn nữa, trong khi người tiêu dùng có thể tiết kiệm hàng nghìn USD mỗi năm nếu chuyển sang phương tiện công cộng.

Ông Paul Skoutelas, Giám đốc điều hành của Hiệp hội Giao thông Công cộng Mỹ cho rằng đây là một cơ hội để giao thông công cộng thể hiện mình như một lựa chọn khả thi.

Chi phí di chuyển là khoản chi tiêu lớn thứ hai của người tiêu dùng chỉ sau chi phí nhà ở, chiếm khoảng 15% mức chi tiêu trung bình – phần lớn là chi phí vận hành và bảo trì. Những chi phí này ảnh hưởng nặng nề nhất đến các hộ gia đình thu nhập thấp.

Theo Cục Thống kê Giao thông Vận tải, người Mỹ có thu nhập thấp chi khoảng 30% thu nhập cho việc đi lại. Công ty xếp hạng tín dụng quốc tế Fitch Ratings cho biết, nhiều người đang vật lộn với các khoản chi này và tỷ lệ vỡ nợ các khoản vay mua xe đã đạt mức cao nhất trong hơn 30 năm qua.

Ông Skoutelas cho rằng: Việc giá xe tăng thêm do thuế quan “khiến mọi người có thêm lý do để cân nhắc một giải pháp giao thông công cộng tốt”. Năm 2023, Hiệp hội Giao thông Công cộng đã tính toán rằng mỗi người có thể tiết kiệm hơn 13.000 USD mỗi năm nếu sử dụng phương tiện công cộng thay vì lái xe.

Luis Rosas là một trong những người đã quyết định từ bỏ xe cá nhân, chuyển sang sử dụng phương tiện công cộng để tiết kiệm tiền.

Anh ấy đã để xe ở nhà và bắt xe buýt tới nơi làm việc. Luis chia sẻ rằng anh từng chi hơn 100 USD để đổ đầy bình xăng và quyết định thử phương tiện công cộng. Việc lái xe bán tải của anh từ Whittier đến L.A. và quay về sẽ tiêu tốn gần 20 USD mỗi chuyến, trong khi vé xe buýt chỉ 7 USD.

“Chỉ 7 đô thôi, tôi không tốn xăng, không mòn lốp – quá hợp lý”, Luis cho biết.

Theo Tập đoàn tư vấn Anderson Economic Group, thuế quan sẽ khiến giá của những mẫu xe rẻ nhất tại Mỹ tăng thêm từ 2.500 đến 5.000 USD, và có thể lên đến 20.000 USD với một số mẫu xe nhập khẩu – tương đương mức tăng trung bình 13,5% trên toàn bộ giá xe.

Theo giáo sư Nicholas Bloom – chuyên ngành chính sách đô thị và quy hoạch tại Cao đẳng Hunter, chi phí tăng thêm có thể khiến các hộ thu nhập thấp vốn đã khó khăn với các khoản vay mua xe phải cân nhắc lại, hoặc khiến những người trẻ lần đầu mua xe phải trì hoãn kế hoạch.

Giáo sư Bloom cho biết, đây không phải là lần đầu tiên trong lịch sử các cú sốc kinh tế khiến người dân chuyển sang sử dụng phương tiện công cộng.

Tuy nhiên, những xu hướng này chỉ mang tính tạm thời, bởi chính sách của Mỹ từ trước đến nay vẫn ưu tiên xây dựng đường bộ, cao tốc, cầu cống và các khu ngoại ô trải rộng – thường là bằng cách cắt giảm đầu tư vào giao thông công cộng. Theo Bộ Giao thông vận tải Mỹ, khoảng 87% các chuyến đi hằng ngày diễn ra bằng ô tô.

Các nhà vận động hy vọng chi phí ô tô tăng cao sẽ thúc đẩy người dân chuyển sang dùng phương tiện công cộng và tạo áp lực để chính phủ đầu tư cải thiện dịch vụ. Ảnh: CNN

Các nhà vận động hy vọng chi phí ô tô tăng cao sẽ thúc đẩy người dân chuyển sang dùng phương tiện công cộng và tạo áp lực để chính phủ đầu tư cải thiện dịch vụ. Ảnh: CNN

Giá xe cao sẽ không giúp tăng lượng hành khách ở những nơi hầu như không có lựa chọn giao thông công cộng. Các nhà vận động cho rằng: Để phương tiện công cộng trở thành giải pháp khả thi thay thế ô tô cá nhân, chính quyền địa phương, tiểu bang và liên bang cần đầu tư nhiều hơn vào dịch vụ có tần suất cao và đáng tin cậy.

Bà Midori Valdivia – chuyên gia tư vấn giao thông và là thành viên hội đồng quản trị của Cơ quan Giao thông Đô thị New York nhận định: “Phần lớn các thành phố của Mỹ không có hệ thống giao thông công cộng tốt. Đó là vì chúng ta không đầu tư vào nó. Chính phủ không cung cấp đủ lựa chọn – lái xe trở thành lựa chọn duy nhất.”

Đồng quan điểm, một chuyên gia phân tích của GasBuddy chia sẻ quan điểm: “Xe hơi từ lâu đã gắn liền với văn hóa Mỹ, không chỉ là phương tiện đi lại mà còn thể hiện sự độc lập cá nhân. Nhiều người vẫn không thích phụ thuộc vào phương tiện công cộng. Một số người sẽ cân nhắc chuyển đổi phương tiện, nhưng điều đó phụ thuộc vào điều kiện địa phương. Khi hệ thống giao thông công cộng hoạt động không đều hoặc tần suất thấp, người dân rất khó sử dụng”.

Một hành khách phàn nàn về thời gian chờ ở ga Newtown: “Khi tôi đến, tôi phải chờ tận nửa tiếng mới có chuyến – thật sự rất bất tiện.”

Khoảng 2/3 nguồn thu của các cơ quan giao thông công cộng đến từ chính phủ, chủ yếu là ngân sách bang và địa phương. Chính phủ liên bang chi tiêu cho đường sá nhiều hơn rất nhiều so với giao thông công cộng: 80% thuế xăng liên bang – nguồn vốn lớn cho các dự án hạ tầng – được dùng cho đường sá. Chỉ 20% dành cho giao thông công cộng.

Ông Ben Furnas – Giám đốc tổ chức Transportation Alternatives, chuyên vận động cho giao thông công cộng, nhận định: “Nếu chúng ta vừa cắt giảm ngân sách giao thông công cộng, vừa tăng chi phí sở hữu xe hơi, thì điều đó càng khiến các gia đình thêm đau đầu, để người dân rơi vào thế khó”.

Khi chính phủ liên bang rút lui khỏi lĩnh vực giao thông công cộng, các nhà vận động đang chuyển hướng sang các sáng kiến bầu cử để huy động ngân sách.

Năm 2024, cử tri đã thông qua 46 trong tổng số 53 đề xuất cấp vốn cho giao thông công cộng, mang lại 25 tỷ USD cho các dự án như điện hóa xe buýt, mở rộng giờ hoạt động, trợ giá vé cho người thu nhập thấp và các sáng kiến khác. Các đề xuất cấp vốn cho giao thông công cộng tại San Francisco và Charlotte đang được lên kế hoạch trong năm nay và năm tới.

Bà Midori Valdivia – chuyên gia tư vấn giao thông và là thành viên hội đồng quản trị của Cơ quan Giao thông Đô thị New York khẳng định “Nếu có cơ hội để đầu tư vào giao thông công cộng, đó là điều mà người Mỹ thực sự mong muốn”.

 Trong khi đó, tại Hà Nội, dù đã có nhiều nỗ lực trong việc cải thiện, nâng cấp hạ tầng, phương tiện vận tải hành khách công cộng, song đến thời điểm này, tỷ lệ đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách mới chỉ đạt hơn 19%, kém xa mục tiêu đạt từ 30-35% vào năm 2025 như đã đặt ra.

Trong khi đó, theo báo cáo của UBND TP.HCM, vận tải hành khách công cộng tính đến năm 2024 đáp ứng được khoảng 6% so với nhu cầu đi lại của người dân.

Có nhiều nguyên nhân khiến hành khách chưa thật mặn mà với phương tiện vận tải hành khách công cộng, như: Chất lượng dịch vụ chưa cao; Lộ trình không phù hợp; Thời gian chờ xe buýt ở nhiều tuyến còn kéo dài; việc thi công một số công trình giao thông trọng điểm, dẫn đến việc phải điều chỉnh lộ trình một số tuyến buýt; thời gian di chuyển và chờ đợi của hành khách bị kéo dài…

Các chuyên gia giao thông cho rằng, để dịch vụ vận tải hành khách công cộng thu hút hành khách sử dụng, phải đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông và dành nhiều quỹ đất cho phương tiện vận tải công cộng hoạt động.

 

Hoàng Anh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hàng loạt xe bị chặn đăng kiểm do lỗi từ nhiều năm trước, xử lý ra sao?

Hàng loạt xe bị chặn đăng kiểm do lỗi từ nhiều năm trước, xử lý ra sao?

Như VOV Giao thông đã thông tin, thời gian qua, nhiều tài xế phản ánh, họ bị chặn đăng kiểm do bị lỗi phạt nguội từ nhiều năm trước. Đáng chú ý, các lỗi này không hề được phát hiện và phương tiện cũng đã nhiều lần đăng kiểm thành công. Đâu là nguyên nhân của tình trạng này?

Hà Nội chính thức khởi công cầu Tứ Liên nối Tây Hồ với Đông Anh

Hà Nội chính thức khởi công cầu Tứ Liên nối Tây Hồ với Đông Anh

Sáng nay (19/5), UBND TP Hà Nội chính thức khởi công Dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu (từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa).

Chở sắt quá dài, đi vào đường cấm: Tài xế và chủ xe bị phạt hơn 40 triệu đồng

Chở sắt quá dài, đi vào đường cấm: Tài xế và chủ xe bị phạt hơn 40 triệu đồng

Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 1 (Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội) vừa xử lý, lập biên bản vi phạm đối với lái xe và chủ phương tiện chở sắt làm rơi hàng xuống đường, gây mất an toàn giao thông.

Việc khó bỏ… cho dân?

Việc khó bỏ… cho dân?

Việc tiếp tục đề xuất tăng mức phạt vi phạm giao thông của một đại biểu Quốc hội những ngày qua lại dấy lên những ý kiến trái chiều. Nhưng khác với những lần tăng trước, lần này, chúng ta phải nghiêm túc nhìn lại vấn đề này…

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cầu Tứ Liên phải thi công trong vòng 24 tháng

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cầu Tứ Liên phải thi công trong vòng 24 tháng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các nhà thầu thi công dự án cầu Tứ Liên phải thi công trong vòng 24 tháng, mặt bằng thi công dự án không nhiều chỉ hơn 5km, cần tăng ca tăng kíp, vận dụng tất cả những gì hiện đại nhất trong ngành xây dựng để rút ngắn thời gian thi công...

Bó sắt di động, “hung thần” trên đường phố

Bó sắt di động, “hung thần” trên đường phố

Sáng 19/5, tại vòng xoay cầu Chương Dương, một bó sắt dài 12 mét, nặng khoảng ba tấn đã bất ngờ đổ xuống mặt đường khiến giao thông ùn ứ và tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông cao.

Nghị quyết 68, tăng cường sự công khai cho thị trường bất động sản

Nghị quyết 68, tăng cường sự công khai cho thị trường bất động sản

Mọi giao dịch được thực hiện qua mạng đồng nghĩa mọi thông tin của từng giao dịch đó cũng được công khai rõ ràng. Tương tự, thời gian giải quyết thủ tục thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hỗ trợ trong giải phóng mặt bằng rút ngắn đồng nghĩa với việc người dân, doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí.