Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dân sinh

Chặt 3 cây phượng mục rỗng: Trồng cây xanh trong trường phải tính đến an toàn

Hồng Lĩnh: Thứ hai 24/04/2023, 18:59 (GMT+7)

Sau vụ việc cây xanh trong trường THCS Trần Văn Ơn (quận 1, TPHCM) bị bật gốc khiến nhiều người bị thương, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã đề nghị các trường phối hợp với các cơ quan chuyên môn địa phương kiểm tra, rà soát, đảm bảo an toàn cây xanh và có biện pháp xử lý kịp thời.

 

Sáng nay 24/4, nhận được nguồn tin trường THPT Bùi Thị Xuân (quận 1) đã phải chặt bỏ 3 cây phượng vì có dấu hiệu bị mục và rỗng ruột, mặc dù bên ngoài cây vẫn xanh tốt, PV VOV Giao thông đã có cuộc phỏng vấn nhanh với ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng trường THPT Bùi Thị Xuân.

PV: Xin ông cho biết cụ thể nguyên nhân khiến các cây xanh này phải chặt bỏ?

Ông Huỳnh Thanh Phú: Ngày 01/4, tôi tiếp nhận công việc mới tại trường THPT Bùi Thị Xuân. Sau khi tham quan cơ sở vật chất của trường trong đó có phần khuôn viên cây cảnh, tôi thấy trường có 3 cây phượng có tuổi đời 50-60 năm. Cây phượng là một biểu tượng của trường học, đã đi cùng năm tháng, và là chứng nhân lịch sử của bao thế hệ học trò.

Ngày 2/4, tôi yêu cầu mời cơ quan Công ty cây xanh TP mời xuống thẩm định để xem chất lượng cây như thế nào, mặc dù cây đang ra hoa rất nhiều, cành lá sum suê. Lúc khảo sát, Công ty cây xanh TP yêu cầu phải đốn ngay vì đã bị mục, rỗng ruột bên trong vì bị mối mọt.

01


PV: Quy trình xử lý khi cây xanh có dấu hiệu cần phải chặt bỏ như thế nào, thưa ông?

Ông Huỳnh Thanh Phú: Nguồn kinh phí không có, nên tôi mời Công ty Công ích quận 1 sang để thẩm định lại. Công ty Công ích Quận 1 cũng xác định cây phải đốn vì mục, rỗng. Như vậy, đã đủ cơ sở về pháp lý, nhưng nói về mặt tình thì chưa thể thuyết phục được vì trường đã tồn tại trên 60 năm.

Nên tôi cũng phải làm công tác tư tưởng, họp Hội đồng Giáo dục nhà trường, thông qua các văn bản kết luận của chuyên môn. Ngày 23/4, chúng tôi tiến hành để Công ty Công ích Quận 1 cắt tỉa và đốn bỏ ba cây này.

02
03


Một điều khá bất ngờ là cả ba cây này đều rỗng từ gốc rễ lên đến các cành. Các anh chị có thể thấy, có thể lên đến 80-90 cm, 1 - 2 người chui vào cũng lọt, điều đó thật khủng khiếp, chỉ cần một cơn gió nhẹ thôi là có thể làm đổ cây bất cứ lúc nào.

Mình không biết được ngày giờ nào cây sẽ đổ. Nếu không chuẩn bị được lộ trình này thì sự cố xảy ra nếu liên quan đến tính mạng con người thì rõ ràng thiếu sự quan tâm.

Nếu các trường học có sự thẩm định như vậy làm cơ sở để nhà trường tiến hành thì rất an tâm.

04
05
06


PV: Vậy thưa ông, trường có kế hoạch thay thế cây gì sau khi chặt bỏ ba cây phượng này?

Ông Huỳnh Thanh Phú: Sau khi đốn các cây này, chúng tôi cũng phải tính toán, cân nhắc trồng cây gì để phủ xanh đảm bảo độ mát và môi trường không khí, tạo sự thân thiện cho các em học sinh. Chúng tôi có thể trồng các dàn dây leo có độ phủ mát, bóng râm và tạo mỹ quan.

Thực tế thì nhất thiết không phải cây cổ thụ, có thể trồng cây tạo cảnh quan cho nhà trường.

Vấn đề trồng cây mới phải là cây được cho phép và an toàn vì trường học là phải an toàn./.

Một số hình ảnh được PV ghi lại:

07(1)
08
09

 

10
11
Hồng Lĩnh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Quá nhiều bất ổn ở một ngôi trường chuẩn

Quá nhiều bất ổn ở một ngôi trường chuẩn

Chuyện ăn ngủ của học sinh tưởng chừng là chuyện nhỏ nhặt thường ngày. Song, chất lượng bữa ăn bán trú tại các trường học liên tục bị đặt dấu hỏi và vẫn còn là một “ẩn số” khiến phụ huynh không khỏi lo lắng về sức khỏe của con em mình.

“Nếu tôi nhận được thông tin trực tiếp từ phụ huynh, chỉ cần 30 phút sau sẽ giải quyết”

“Nếu tôi nhận được thông tin trực tiếp từ phụ huynh, chỉ cần 30 phút sau sẽ giải quyết”

Sau loạt bài Hành trình phóng viên “Quá nhiều bất ổn ở một ngôi trường chuẩn” của VOV Giao thông, lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Thủ Đức lên tiếng rằng, ông cũng tiếp nhận nhiều ý kiến phản ánh từ suất cơm bán trú tại trường THCS Lương Định Của.

Ngắm cầu Long Biên 'rệu rã' trước khi được sửa chữa, tôn tạo

Ngắm cầu Long Biên "rệu rã" trước khi được sửa chữa, tôn tạo

Sau hơn 120 năm, cầu Long Biên (Hà Nội) hiện đã xuống cấp trầm trọng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn giao thông. Chính vì vậy, từ giữa tháng 10/2024, các chuyên gia Pháp đã tới Việt Nam để hỗ trợ nghiên cứu tu sửa cây cầu này.

Trường chuẩn phải là những ngôi trường hạnh phúc

Trường chuẩn phải là những ngôi trường hạnh phúc

Ở các đô thị lớn, việc đăng ký cho con cái được học ở những ngôi trường đạt chuẩn ngày càng khó khăn.Và sự khó khăn đó khiến cho rất nhiều người trong chúng ta đôi khi quên mất rằng điều quan trọng nhất ở một môi trường giáo dục chính là cảm nhận của học sinh về niềm hạnh phúc và sự tử tế.

'Cánh tay' nối dài giúp CSGT xử lý vi phạm

"Cánh tay" nối dài giúp CSGT xử lý vi phạm

Thay vì xử lý trực tiếp các lỗi vi phạm luật giao thông đường bộ hay phạt nguội qua camera giám sát, mới đây Phòng CSGT TP. Hà Nội đã triển khai , kênh Zalo "Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội" giúp tiếp nhận thông tin, hình ảnh và phản ánh các vi phạm từ người dân dễ dàng hơn.

Kiểm soát kinh doanh hoá chất độc hại, góp phần hạn chế các vụ trọng án

Kiểm soát kinh doanh hoá chất độc hại, góp phần hạn chế các vụ trọng án

Sau 2 tháng tổng kiểm tra rà soát, Công an TPHCM đã khởi tổ 6 vụ án với 31 bị can về tội “mua bán, tàng trữ trái phép chất độc”, trong đó đáng chú ý là thu giữ gần 10 tấn xyanua – 1 loại hoá chất cực độc được tìm thấy trong nhiều vụ trọng án thời gian vừa qua.

Hà Nội: Kiểm soát toàn bộ cửa hàng kinh doanh trái cây, cách nào thực hiện?

Hà Nội: Kiểm soát toàn bộ cửa hàng kinh doanh trái cây, cách nào thực hiện?

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Đề án “Tăng cường quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025”, trong đó đặt mục tiêu tới năm 2025, 100% cửa hàng kinh doanh trái cây có đăng ký kinh doanh, được cấp biển nhận diện “cửa hàng kinh doanh trái cây an toàn”.