Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thứ Sáu, 11/4/2025
Giao thông

Cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng gặp khó khăn trước thềm khởi công

Vân Tịnh: Thứ sáu 11/11/2022, 21:36 (GMT+7)

Khó khăn thách thức lớn nhất của Dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng trước thềm khởi công là thiếu nguồn cát san lấp và xây dựng. Đồng thời, giá vật liệu tăng cao so với thời điểm lập dự án tiền khả thi.

 

Đoàn làm việc của Bộ Xây dựng và TP Cần Thơ họp bàn việc gỡ khó tìm vật liệu cho Dự án

Đoàn làm việc của Bộ Xây dựng và TP Cần Thơ họp bàn việc gỡ khó tìm vật liệu cho Dự án

Sáng ngày 11/11 tại Cần Thơ, Thứ trưởng Bộ Xây Dựng Lê Quang Hùng đã làm việc với UBND TP Cần Thơ và Chủ đầu tư dự án thành phần 2 đoạn qua địa bàn TP Cần Thơ, thuộc dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng.

Dự án thành phần 2 do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng TP Cần Thơ làm chủ đầu tư với chiều dài hơn 37km, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 9.845 tỷ đồng. Theo báo cáo, dự án đã hoàn thành cắm cọc giải phóng mặt bằng được 90%, hoàn tất công tác khảo sát địa hình, thủy văn, địa chất.

UBND TP Cần Thơ đang xem xét ban hành quyết định về việc giao nhiệm vụ đơn vị thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư của dự án. Đồng thời xem xét chủ trương đầu tư xây dựng các khu tái định cư để phục vụ cho công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án.

Theo đại diện chủ đầu tư dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, khó khăn lớn nhất hiện nay là xác định nguồn vật liệu cát đắp nền đường. Nguồn cát đủ tiêu chuẩn sử dụng cho đường cao tốc tập trung ở khu vực các tỉnh đầu nguồn sông Tiền và sông Hậu: An Giang, Đồng Tháp. Đối với nguồn cát ở khu vực hạ lưu sông Tiền và sông Hậu qua khảo sát đánh giá chất lượng thì có hàm lượng bùn sét cao từ 35- 48%.

Muốn sử dụng được phải qua sàn rửa nhưng tỉ lệ hao hụt rất cao và giá thành cũng đội lên (hiện nay chưa có định mức cho công tác sàn rửa cát nên khó khăn trong quá trình xác định dự toán chi phí thực hiện). Thực tế này đã tạo áp lực cho các địa phương có Dự án đi qua trong việc tìm kiếm nguồn vật liệu cung ứng.

Phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Ngọc Hè cho biết: “Dự án này địa phương cần đến 5 triệu m3 cát san lấp và 600 nghìn m3 cát xây dựng. Nhưng khi đề nghị thì tỉnh An Giang đã nói là không cung ứng được, tỉnh Đồng Tháp thì chưa trả lời. Làm việc Sóc Trăng và Kiên Giang về vấn đề sử dụng cát biển nhưng chưa ổn. Địa phương cũng đã sang Campuchia làm việc về kế hoạch nhập cát và bên nước bạn cho biết phải chờ họ đến Cần Thơ khảo sát để dự kiến về giá vận chuyển. Cát thì có thể tìm được nguồn nhưng cái khó lớn nhất ở đây là chọn cát nào cho chất lượng và giá cả phải phù hợp. Về cái khó này, Cần Thơ vẫn cần sự hỗ trợ tư vấn từ các Bộ, Ngành”.

Theo chủ đầu tư Dự án, cát có thể tìm từ nhiều nguồn nhưng giá cả và chất lượng phù hợp thì vẫn là thách thức.

Theo chủ đầu tư Dự án, cát có thể tìm từ nhiều nguồn nhưng giá cả và chất lượng phù hợp thì vẫn là thách thức.

Bên cạnh đó, giá vật liệu xây dựng tăng quá cao so với thời điểm lập dự án tiền khả thi. Chủ đầu tư đề nghị các địa phương cần công bố chỉ số giá kịp thời sát biến động giá cả thị trường, công bố giá VLXD phù hợp với thị trường. Kiến nghị Bộ Xây Dựng cần có hướng dẫn cho phép dự án đi qua nhiều tỉnh/thành phố thì cho phép áp dụng điều chỉnh giá theo phương án: Khối lượng trên địa bàn nào thì sử dụng chỉ số giá của địa bàn đó để điều chỉnh giá.

Thứ trưởng Bộ Xây Dựng Lê Quang Hùng thông tin, Bộ GTVT đang thí nghiệm để sớm có vật liệu thay thế, tuy nhiên đây là một vấn đề kĩ thuật liên quan đến kinh tế tài chính nên phải cần có tiến độ. Các dự án công trình hiện tại đã đến thời điểm thì phải triển khai, không thể chờ. Thế nên chủ đâu tư phải tính rõ phương án tìm vật liệu xây dựng và dự kiến kinh phí ngay từ đầu.

Thứ trưởng Lê Quang Hùng đề nghị: “Chọn cát biển hoặc cát thường hay phải nhập cát từ Campuchia về… thì chung quy tất cả đều liên quan đến kinh phí và kinh phí này phải được lập hồ sơ đề xuất trước khi dự án khởi công. Nếu để dự án khởi công rồi, kinh phí phát sinh vì giá vật liệu thì rất khó giải quyết. Hiện nay chúng ta có cơ chế thành lập Ban chỉ đạo thì cứ đề xuất thẳng thắn, địa phương nào công bố không đáp ứng được nguồn vật liệu thì tự mình tìm phương án ở các nguồn khác, chứ nếu thụ động cứ chờ nguồn vật liệu thay thế thì tiến độ cao tốc sẽ bị ảnh hưởng rất lớn”.

Ngày 25/7/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 91/NQ-CP về việc triển khai Nghị quyết số 60/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1. Chính phủ giao các địa phương tổ chức lập, thẩm tra, thẩm định, quyết định phê duyệt dự án thành phần được phân cấp và thực hiện các công việc tiếp theo bảo đảm khởi công cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng trước ngày 30/6/2023. Thời gian thực hiện dự án, cơ bản hoàn thành một số đoạn tuyến có lưu lượng giao thông lớn năm 2025, cơ bản hoàn thành toàn tuyến trong năm 2026 và hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ toàn dự án năm 2027.

Nghị quyết cũng nêu rõ: Đối với các mỏ cát, sỏi lòng sông đã cấp phép, đang hoạt động, còn thời hạn khai thác thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, UBND cấp tỉnh được phép quyết định nâng công suất không quá 50% công suất ghi trong giấy phép khai thác chỉ nhằm mục đích phục vụ cho dự án. Sau khi đã khai thác cung cấp đủ khối lượng cho Dự án, dừng việc nâng công suất. Tổ chức, cá nhân khai thác phải thiết lập hệ thống và thực hiện quan trắc, giám sát, không làm thay đổi dòng chảy, không gây sạt lở lòng, bờ, bãi sông. Nghiêm cấm việc nâng giá, ép giá.

Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng là dự án trọng điểm quốc gia được ưu tiên đầu tư giai đoạn 2021 – 2030. Tổng mức đầu tư hơn 44.690 tỷ đồng, chia làm 4 dự án thành phần vận hành độc lập đi qua 4 địa phương: An Giang – Cần Thơ – Hậu Giang – Sóc Trăng.

Dự án thành phần 1: Dài 57,2km từ thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang đến huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 13.799 tỉ đồng.

Dự án thành phần 2: Dài 37,42km từ huyện Vĩnh Thạnh đến huyện Thới Lai.

Vân Tịnh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
vovgiaothong.vn
Giá xăng dầu đồng loạt giảm

Giá xăng dầu đồng loạt giảm

Trong kỳ điều chỉnh ngày 10/4, giá xăng quay đầu giảm mạnh. Từ đầu năm đến nay, xăng RON 95 tăng 8 lần, giảm 7 lần.

Không còn quy định hành nghề lái xe kèm theo bằng lái

Không còn quy định hành nghề lái xe kèm theo bằng lái

Từ năm 2025, quy định hành nghề lái xe kèm theo bằng lái không còn. Để được hành nghề lái xe thì tài xế phải tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ vận tải theo quy định về điều kiện kinh doanh vận tải.

Hà Nội thí điểm điều chỉnh giao thông tại nút giao Tố Hữu - Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến từ 12/4

Hà Nội thí điểm điều chỉnh giao thông tại nút giao Tố Hữu - Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến từ 12/4

Sở Xây dựng Hà Nội vừa thông báo triển khai thí điểm phương án điều chỉnh tổ chức giao thông tại nút giao Tố Hữu - Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến (quận Thanh Xuân), nhằm giảm thiểu ùn tắc và đảm bảo an toàn giao thông khu vực.

Đổ xô 'check in' tòa nhà Hàm Cá Mập, nguy cơ mất ATGT và ô nhiễm môi trường

Đổ xô "check in" tòa nhà Hàm Cá Mập, nguy cơ mất ATGT và ô nhiễm môi trường

Những ngày gần đây VOV Giao thông nhận được phản ánh của người dân về tình trạng hàng vạn người dân từ muôn nơi kéo về hồ Gươm, đặc biệt là khu vực Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục để check in tòa nhà Hàm Cá Mập khi biết thông tin tòa nhà này sắp bị phá bỏ.

Học 2 buổi, trẻ tự học lúc nào?

Học 2 buổi, trẻ tự học lúc nào?

Thông tin Bộ GD-ĐT khẳng định về việc có thể triển khai học 2 buổi/ngày đối với học sinh THCS và THPT đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận. Bởi với lịch học như vậy, cùng với lịch học thêm do phụ huynh lựa chọn, nhiều ý kiến băn khoăn, các em sẽ rất khó bố trí thời gian tự học.

Xe ba gác tự chế, hiểm họa rình rập trên đường phố

Xe ba gác tự chế, hiểm họa rình rập trên đường phố

Trong những năm gần đây, tình trạng xe ba gác tự chế hoạt động trên các tuyến đường của Hà Nội đang trở thành vấn đề nhức nhối, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ATGT và trật tự đô thị.

Hơn cả huyền thoại

Hơn cả huyền thoại

“Hơn cả huyền thoại”, đó là những gì mà phóng viên VOV Giao thông cảm nhận khi lắng nghe câu chuyện về đường Trường Sơn từ những người lính năm xưa.