Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Cần xử lý dứt điểm nạn tranh chấp ngư trường vùng biển Cà Mau

Kim Loan: Thứ hai 15/01/2024, 15:41 (GMT+7)

Thời gian gần đây, tình trạng tranh chấp ngư trường để khai thác thủy sản trên vùng biển của tỉnh Cà Mau có chiều hướng gia tăng. Các đối tượng tham gia tranh chấp sử dụng bạo lực gây thương tích, phá hoại tài sản, khiến quần chúng nhân dân bức xúc.

Những ngày cuối năm, không khí tại các cửa biển và cảng cá ở ĐBSCL đều tấp nập, ghe tàu thay phiên ra khơi và cập bến chuyển lên những chuyến hàng hải sản tươi ngon để cung ứng cho thị trường tết. Nhưng tại cửa biển Đá Bạc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) thì thuyền trưởng Trương Hoài Phong đang trong trạng thái thất thần vì năm nay anh và một số ngư phủ không có tết.

Tàu cá CM-91296-TS của anh Trương Hoài Phong đã bị “giang hồ biển” đốt cháy rụi cách đây 10 ngày sau 02 lần đe dọa. Vào tháng 11/2023, khi đang thả ốc bẫy mực tại vùng biển Khánh Hội (U Minh) thì tàu CM-91296-TS bị 1 nhóm đối tượng vây quanh buộc phải rút đi, nhường ngư trường cho họ khai thác. Yêu cầu bất thành, vào tháng 12/2023, nhóm đối tượng hung hăng tấn công gây hư hỏng tàu. Đến đêm 2/1/2024 thì nhóm đối tượng dùng bom xăng tự chế ném vào cabin làm tàu CM-91296-TS cháy rụi và chìm xuống biển, thiệt hại hơn 2 tỷ đồng.

Anh Trương Hoài Phong – ngụ xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau ngậm ngùi cho biết: Tình trạng va chạm thì đã va chạm lâu rồi, các đối tượng đã tấn công làm hư hỏng 7-8 chiếc tàu ở khu vực này rồi. Băng này muốn cướp ngư trường mà tôi đã làm 20 năm nay.

Tranh chấp ngư trường vùng biển Tây Cà Mau chủ yếu là xung đột quyền lợi giữa nghề lưới kéo (cào) với nghề ốc bẫy mực (do cào làm hư ốc bẫy mực). Bên cạnh đó, nhiều thành phần xuất hiện 'bảo kê, phân lô, bán nền' trên biển, buộc tàu nào muốn khai thác phải đưa tiền xâu.

Tranh chấp ngư trường vùng biển Tây Cà Mau chủ yếu là xung đột quyền lợi giữa nghề lưới kéo (cào) với nghề ốc bẫy mực (do cào làm hư ốc bẫy mực). Bên cạnh đó, nhiều thành phần xuất hiện "bảo kê, phân lô, bán nền" trên biển, buộc tàu nào muốn khai thác phải đưa tiền xâu.

Tranh chấp ngư trường vốn là chuyện không mới ở vùng biển Cà Mau, nhưng thời gian gần đây lại gia tăng phức tạp ở khu vực phía Tây từ Phú Tân, Trần Văn Thời đến U Minh. Xung đột dai dẳng là tranh chấp quyền lợi giữa nghề lưới kéo (cào) với nghề ốc bẫy mực (do cào làm hư ốc bẫy mực) và tình trạng bị đánh cắp ốc bẫy mực.

Qua nắm thông tin từ người dân địa phương, hiện nay, khu vực này có thêm dấu hiệu chiếm ngư trường trái phép để trục lợi (nhóm tàu ốc bẫy mực chiếm dụng ngư trường, sau đó thu tiền rồi cho nhóm tàu cào vào khai thác). Trong quá trình chiếm ngư trường trái phép, nhiều nhóm đã móc nối với thành phần “xã hội đen” dùng vũ lực, hung khí để tranh giành ngư trường.

Thông tin từ cơ quan chức năng, từ tháng 11/2023 đến đầu tháng 1/2024 đã liên tiếp xảy ra 11 vụ liên quan đến tranh chấp ngư trường, trong đó nhiều nhất trong tháng 12/2023 với 7 vụ việc bằng các hành vi manh động, như: đâm va, bắn bi, tấn công bằng chai xăng…dẫn đến thiệt hại tài sản, gây thương tích cho ngư phủ.

Anh Trương Hoài Phong – ngụ xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau cho biết “trình tự” thủ đoạn mà băng nhóm sử dụng để chiếm ngư trường: Trước mắt, thấy mình đánh bắt thì họ mang phương tiện tốc độ cao chạy ra cản mũi tàu của mình. Nếu mình công khai đứng ra bảo vệ cuộc sống ngư trường của mình thì họ cho xã hội đen mang súng tự chế, chai bia, nạn thun… ra bắn và chọi mình. Sau đó họ vô bờ, đe dọa cả tín mạng người thân của mình. Đây là vùng biển tài nguyên quốc gia, nếu người nào đến trước thì được khai thác với điều kiện là phải thỏa thuận với anh em các tàu khác, nếu nơi nào có tàu thả lưới thì mình không được thả chồng lên phần của người ta.

Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã có công văn kiến nghị Bộ Quốc phòng, Bộ NN&PTNT chỉ đạo các lực lượng chức năng trên biển (Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quân, Kiểm ngư,...) tổ chức, phối hợp, hỗ trợ tỉnh trong việc tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các trường hợp vi phạm, không để tình hình tranh chấp gia tăng, phức tạp, gây mất an ninh, trật tự trên biển.

Ông Phan Hoàng Vũ – Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau đã có thông tin về phương án phối hợp này: Kiểm tra các hoạt động khai thác hải sản trên biển vốn là công việc thường xuyên, định kỳ. Nhưng sau sự việc này thì chúng tôi sẽ mở nhiều đợt cao điểm, tăng cường kiểm tra với tần suất nhiều hơn. Các ngành chức năng vào cuộc thì tình hình đã khá ổn định rồi và quyết tâm xử lý nghiêm, dứt điểm tình trạng này.

Tính đến tháng 1/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Trần Văn Thời đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự và khởi tố 5 bị can có liên quan. Đánh giá mức độ nghiêm trọng của các vụ việc tranh chấp ngư trường dễ dẫn đến những điểm nóng, Công an tỉnh Cà Mau đã thành lập Ban chuyên án điều tra mở rộng, xử lý nghiêm các đối tượng liên quan nhằm thắt chặt an ninh trật tự trên biển, giúp cho lực lượng ngư phủ có tinh thần vươn khơi bám biển. 

Một ngư phủ bị thương do đạn bi bắn vào chân trong lúc hành nghề trên vùng biển Cà Mau được xác định là do các đối tượng tranh chấp ngư trường gây ra.

Một ngư phủ bị thương do đạn bi bắn vào chân trong lúc hành nghề trên vùng biển Cà Mau được xác định là do các đối tượng tranh chấp ngư trường gây ra.

Từ đất liền ra đến hải đảo, người dân Việt Nam luôn chấp hành tốt Hiến pháp và Pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận công dân cố tình vi phạm vì lợi ích cá nhân. Xử lý nghiêm và “xóa sổ” vấn nạn tranh chấp ngư trường ngoài mục đích đảm bảo an ninh trật tự thì còn vì một lẽ là dập tắt nguy cơ mà các thế lực thù địch dựa vào đây để xuyên tạc, gây ảnh hưởng đến công tác bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Quan điểm xuyên suốt của Đảng ta là phát triển kinh tế biển phải bảo đảm tính bền vững, gắn liền với công tác bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Chính vì thế, mỗi một ngư dân ra khơi bám biển đều ý thức mình là “cột mốc sống” vừa làm kinh tế vừa là “phênh dậu” giữ vững chủ quyền.

Tranh chấp ngư trường thông qua các “thủ đoạn” tranh giành, bảo kê vùng khai thác nhìn chung chỉ là một dạng tội phạm trên biển, xuất phát từ một bộ phận công dân cố tình vi phạm pháp luật. Nhưng nếu để vụ việc này kéo dài sẽ ảnh hưởng bất lợi đến nghề khai thác đánh bắt thủy sản, gây mất an ninh trật tự và sẽ là nguy cơ để các thế lực thù địch thổi phồng sự việc, xuyên tạc chủ trương đúng đắn của Đảng ta về Quy hoạch khai thác kinh tế biển gắn liền với bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Xóm biển ở Cà Mau đang chờ đợi cơ quan chức năng vào cuộc để lập lại trật tự trên biển, từ đó ngư dân mới yên tâm vươn khơi.

Xóm biển ở Cà Mau đang chờ đợi cơ quan chức năng vào cuộc để lập lại trật tự trên biển, từ đó ngư dân mới yên tâm vươn khơi.

Cho nên, bên cạnh các giải pháp cấp bách được triển khai ngay sau những vụ tranh chấp xảy ra gần đây thì trước đó Cà Mau đã ngồi lại cùng với Kiên Giang để thảo luận và đề ra các giải pháp hữu hiệu nhằm kiểm soát ngư trường, kiềm chế và triệt tiêu các vụ tranh chấp, ổn định an ninh trật tự trên vùng biển Tây Nam Bộ.

Theo đó, trước tiên, phải đặt công tác tuyên truyền lên hàng đầu. Ngành chức năng tiến hành phát tờ rơi và thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước về biển - đảo. Qua đó, ngư dân ý thức sâu sắc hơn “biển là ngư trường khai thác chung của tất cả ngư dân, không của riêng một ai; mọi người dân phải có nghĩa vụ bảo vệ; khai thác phải đi đôi với tái tạo”. Khơi gợi trong cộng đồng ngư dân tình đoàn kết, tương thân tương ái, hỗ trợ và cùng chia sẻ khó khăn khi gặp hoạn nạn, thiên tai trên biển.

Tiếp đến, lực lượng chức năng phải kiên quyết xử lý nghiêm việc “phân lô, bán nền, bán mặt nước biển”. Bám biển tuần tra, kiểm soát để ngăn chặn kịp thời các vụ tranh chấp, xung đột trên biển. Thu thập đầy đủ thông tin, làm rõ sai phạm và xử lý những vụ tranh chấp trên ngư trường đã xảy ra trong thời gian qua theo quy định của pháp luật. Các đồn biên phòng kiểm soát chặt chẽ việc ra biển đối với các tàu cá, nhất là những phương tiện không đăng ký, đăng kiểm, không có giấy phép khai thác đánh bắt thủy sản và kiên quyết không cho xuất bến.

Cùng với đó, cấp phát bản đồ ngư trường cho ngư dân, hướng dẫn những quy định vùng khai thác đánh bắt đối với từng loại tàu cá. Phân định lại vùng đánh bắt cho từng loại ngành nghề. Giảm dần tàu công suất nhỏ đánh bắt ven bờ và tàu lưới cào gây tổn hại nguồn lợi thủy sản trên cơ sở hỗ trợ, tạo điều kiện cho ngư dân chuyển đổi nghề, cải hoán, nâng cấp công suất tàu vươn ra đánh bắt xa bờ.

Tin rằng, với những giải pháp quyết liệt và đồng bộ này thì các ngư trường trên vùng biển Tây Nam sẽ trật tự đi vào nếp. Ngư dân tự tin, an toàn vươn khơi bám biển. 

Kim Loan/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: 30 cổng trường học an toàn được triển khai tại quận Ba Đình

Hà Nội: 30 cổng trường học an toàn được triển khai tại quận Ba Đình

Sáng 7/10, UBND quận Ba Đình phối hợp với Phòng CSGT (Công an TP. Hà Nội), tiếp tục triển khai mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” tại 15 trường trên địa bàn quận. Như vậy, tính đến nay quận Ba Đình đã có 30 trường triển khai mô hình cổng trường học an toàn.

Lại có xe ô tô khách lùi trên cao tốc

Lại có xe ô tô khách lùi trên cao tốc

Sau khi phát hiện đã đi quá lối rẽ vào trạm dừng nghỉ, tài xế xe khách 29 chỗ đã quyết định tấp vào làn dừng khẩn cấp và lùi lại bất chấp dòng xe vẫn di chuyển rất nhanh từ phía sau

Chuyển tài khoản thu phí sang tài khoản giao thông, cần chuẩn bị gì?

Chuyển tài khoản thu phí sang tài khoản giao thông, cần chuẩn bị gì?

Ngày 01/10/2024 khi Nghị định Quy định về thanh toán điện tử giao thông đường bộ có hiệu lực. Từ nay đến trước ngày 01/10/2025, tức là trong vòng 1 năm, chủ phương tiện phải chuyển đổi tài khoản thu phí sang tài khoản giao thông kết nối phương tiện thanh toán.

Sát nhân trên cao tốc

Sát nhân trên cao tốc

Rất may mắn khi chưa có vụ tai nạn nghiêm trọng nào xảy ra khi hàng trăm vụ chẹt phải đinh trên cao tốc Hà Nội – Hải Phòng được ghi nhận trong thời gian qua. Tuy nhiên, nguy cơ tai nạn chết người vẫn luôn ở đó.

Đường sắt trong quy hoạch đô thị: Nên giữ hay di dời?

Đường sắt trong quy hoạch đô thị: Nên giữ hay di dời?

Đường sắt Bắc – Nam đoạn qua địa bàn TP.HCM thường xuyên xảy ra tình trạng giao thông ùn ứ, hỗn loạn ở hàng chục điểm giao cắt, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông, đặc biệt vào giờ cao điểm. Mặc dù đã có nhiều giải pháp được đưa ra, tình hình chưa được cải thiện đáng kể.

Bệnh viện Nhi đồng 1 khẳng định không có “đợt bệnh hô hấp mới”

Bệnh viện Nhi đồng 1 khẳng định không có “đợt bệnh hô hấp mới”

So sánh trong vòng 5 năm 2019-2024, số lượng bệnh nhân hô hấp trong năm 2024 tương đương với các năm trước đó. Vì vậy, Bệnh viện Nhi đồng 1 khẳng định, đây không phải là “đợt bệnh hô hấp mới” như phản ánh của báo chí.

Làm sao biết mình nợ thuế và bị hoãn xuất cảnh?

Làm sao biết mình nợ thuế và bị hoãn xuất cảnh?

Tại Luật Quản lý thuế số 38/2019 và Nghị định số 126/2020 của Chính phủ Hướng dẫn Luật Quản lý thuế, có quy định cụ thể về các trường hợp người nộp thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế hoặc trường hợp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh.