Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Cần chủ động hơn trước thiên tai

Tấn Đạt: Thứ ba 08/08/2023, 15:08 (GMT+7)

Những ngày qua, mưa lớn kèm lốc xoáy khiến nhiều địa phương phía Nam nói riêng, ĐBSCL nói chung thiệt hại lớn. Đáng nói, không chỉ hàng trăm ngôi nhà bị sập, tốc mái, vườn tược hư hại… những vùng đồi núi cao cũng ngập trong biển nước.

Chứng kiến sự tàn phá của dông bão trong những ngày qua, bà Huỳnh Thị Dễ, xã Long An, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long chia sẻ: Tui nghe chuyển mưa, ra đóng cửa sổ cái tui nghe một cơn gió thiệt mạnh là nó tốc nóc nhà, đổ ngói, tôn đùng đùng. Tui hoảng hồn quá tui đút đầu vô cái sàn ghế. ...

Gần 2 tháng nay, mưa lớn kèm lốc xoáy xảy ra tại nhiều địa phương ở Vĩnh Long gây thiệt hại hàng chục căn nhà. Bà Dễ dù đã cẩn thận chằng chống nhà cửa, nhưng vẫn hoảng sợ khi dông bão ập đến. Rất may, chính quyền địa phương đã kịp thời có mặt động viên, hỗ trợ Cô Dễ và bà con khu vực khắc phục thiệt hại.

Không chỉ Long Hồ, mà các huyện Mang Thít và Tam Bình của tỉnh Vĩnh Long cũng bị tốc mái hàng chục căn nhà, sạt lở, ngập lụt… ảnh hưởng lớn đến đời sống, sản xuất của người dân.

Cô Hồ Thị Chín, xã Tân Long, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long vẫn còn nhớ như in khoảnh khắc phải ôm cháu chạy khỏi nhà để tránh thương tích vì giông bão: Hai bà cháu tính dỗ nó ngủ... Cô ôm nó chạy ra thì thấy ở đây nó banh, nó tiêu tan hết trơn. Tui mới ôm cháu ra đây đứng có gì chạy chứ lỡ nó sập chết rồi sao.

Lúa ở tỉnh Hậu Giang bị đổ ngã ngập sâu trong nước (Ảnh: vov.vn)

Lúa ở tỉnh Hậu Giang bị đổ ngã ngập sâu trong nước (Ảnh: vov.vn)

Theo Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Vĩnh Long, trong 6 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 83 điểm sạt lở, tăng 63 điểm so với cùng kỳ năm trước, với tổng chiều dài sạt lở là 2.400m, tăng 1.800m so cùng kỳ. Ước thiệt hại do thiên tai khoảng 7,5 tỷ đồng, cao gấp 10 lần so với 6 tháng đầu năm 2022, gây ảnh hưởng trực tiếp đến 82 hộ dân.

Tương tự tại Bạc Liêu, báo cáo từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, tính đến trưa 30/7 đã có 59 căn nhà của người dân bị mưa lớn kèm dông lốc làm thiệt hại tại các huyện Hòa Bình, Vĩnh Lợi, Phước Long, Hồng Dân và thị xã Giá Rai. Đáng tiếc, tại xã Vĩnh Lộc, huyện Hồng Dân, mưa lớn kèm lốc xoáy đã gây sập hoàn toàn một căn nhà, làm chết 1 người, bị thương 1 người.

Ngay sau sự việc xảy ra, UBND tỉnh Bạc Liêu đã cử đoàn đến thăm hỏi và động viên gia đình có người chết và bị thương tại xã Vĩnh Lộc. Các địa phương cũng đã kịp thời cử lực lượng xuống hiện trường giúp đỡ người dân khắc phục thiệt hại.

Tại Hậu Giang, từ đầu năm đến ngày 31/7, toàn tỉnh có 19 căn nhà bị sập, 61 căn bị tốc mái do dông lốc, ước tổng thiệt hại trên 1,6 tỷ đồng. Mưa lớn kèm lốc xoáy không chỉ khiến các tuyến đường nội ô tại Thành phố Vị Thanh bị ngập nặng, mà còn gây ảnh hưởng khá lớn đến hơn 20.000 ha diện tích lúa thu đông đã xuống giống và khoảng 15.000 lúa hè thu chín bước vào thời điểm thu hoạch. Tỉnh đang tập trung khắc phục sớm sau thiên tai để người dân sản xuất.

Ông Ngô Minh Long, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cho biết: Đối với lĩnh vực này chúng tôi cũng đề nghị Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão của cấp huyện, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền đối với người dân, cũng như tăng cường các biện pháp, cập nhật thông tin để cùng với người dân sớm khắc phục cũng như tổ chức lại các hỗ trợ về giống cũng như tạo điều kiện để người dân xuống giống sớm nhất, để ổn định mùa vụ trong thời gian sắp tới.

Ông Phạm Đức Toàn, Giám đốc Đài Khí tượng Thuỷ văn tỉnh Hậu Giang, thông tin từ nay đến đầu tháng 10, trên địa bàn Hậu Giang sẽ xảy ra 2-3 đợt mưa lớn trên diện rộng gây ngập cục bộ 1 số vùng trũng, thấp, vùng thoát nước yếu. Từ nay đến cuối năm 2023, thiên tai ở Hậu Giang dự báo rất phức tạp, cực đoan so với 5 năm trước đây.

Đáng nói, ngoài các địa phương trên, Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang và nhất là An Giang cũng đối mặt với nhiều thiệt hại, rủi ro từ thiên tai. Những ngày qua, mưa lớn xảy ra trên địa bàn huyện miền núi Tri Tôn và thị xã Tịnh Biên nhiều tuyến đường bị ngập sâu. Nước chảy cuồn cuộn, uy hiếp nhà cửa, tài sản của người dân. Đáng nói, tỉnh lộ 955B bị ngập nhiều đoạn từ 20-50cm, xe máy không di chuyển qua lại được.

Lực lượng chức năng đã nỗ lực tiếp cận, đưa người dân xuống núi, di chuyển khỏi khu vực nguy hiểm. Người dân địa phương cho biết, đây là lần ngập nước nặng nhất từ trước đến nay và các nhiều vùng đồi núi cao như Thoại Sơn, Tri Tôn bị ngập là chưa từng có tiền lệ.

Hiện Ban Chỉ huy Ứng phó biến đổi khí hậu – Phòng, chống thiên tai và Phòng thủ dân sự (BĐKH-PCTT&PTDS) tỉnh An Giang đã tăng cường tuyên truyền về công tác ứng phó với thiên tai trên các phương tiện thông tin đại chúng, để người dân biết, chủ động ứng phó. Đồng thời hướng dẫn người dân các biện pháp chằng chống nhà cửa khi có mưa giông, lốc xoáy xảy ra. Bên cạnh đó, thực hiện có hiệu quả phương châm “4 tại chỗ” và nguyên tắc phòng ngừa, chủ động ứng phó kịp thời thiên tai.

Có thể thấy, hiện tượng thời tiết cực đoan, thiên tại dị thường đang xảy ra tại ĐBSCL ngày càng nghiêm trọng, không theo quy luật đã gây thiệt hại về người và tài sản. Năm 2023, do tác động của hiện tượng El Nino và biến đổi khí hậu, dự báo tình hình thời tiết, thiên tai sẽ tiếp tục có những diễn biến phức tạp và khó lường.

Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Phó trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai Lê Minh Hoan nhận định: Lũ chồng lũ, bão chồng bão nó gây thiệt hại lớn cả 3 miền đất nước… Bộ NNPTNN sẽ tham mưu Chính phủ để làm sao chúng ta cụ thể hoá một chiến lược phòng chống thiên tai trong 5 năm, 10 năm. Nguồn lực đánh giá rủi ro, những cơ sở hạ tầng, những phương tiện để mà ứng phó kịp thời để giảm thiểu thiệt hại về người và của của bà con chúng ta.

Những căn nhà bị tốc mái ở VĨnh Long (Ảnh: vov.vn)

Những căn nhà bị tốc mái ở VĨnh Long (Ảnh: vov.vn)

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, nhiều khu vực trên cả nước có mưa to đến rất to trong vài ngày tới. Đáng lưu ý Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết, trong tháng 8, Biển Đông khả năng xuất hiện 2-3 cơn bão và áp thấp nhiệt đới.

Trước tình hình trên, nhằm kịp thời phòng ngừa tổn thất do thiên tai gây ra,  Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu: Chúng ta phải tập trung cho phòng ngừa và đề cao hơn cho ứng phó theo kiểu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Trong khi chúng ta có ít tiền, tôi nghĩ chúng ta nên tập trung nguồn lực cho công tác phòng ngừa và cảnh báo thì việc ứng xử của chúng ta sẽ hợp lý và tiết kiệm hơn, để cho công tác dự báo chuẩn xác và kịp thời hơn.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nhấn mạnh ngoài dành nguồn lực trong công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thiên tai, các địa phương cần quan tâm trong quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội; quy hạch xây dựng ở địa phương phải lưu ý đến yếu tố ứng phó thiên tai.

Cây xanh đổ ngã ở tỉnh Kiên Giang (Ảnh: vov.vn)

Cây xanh đổ ngã ở tỉnh Kiên Giang (Ảnh: vov.vn)

Cần chủ động hơn trước thiên tai

Từ tổng hợp của các địa phương, chúng ta dễ dàng nhận thấy so với cùng kì năm trước, thiên tai năm 2023 tại các tỉnh thành ĐBSCL đã vượt cả về số lượng và mức độ thiệt hại. Điều đáng lo ngại là các con số ấy sẽ chưa dừng lại, còn kéo dài và ẩn chứa những rủi ro không thể lường trước đến tài sản, tính mạng người dân và sự phát triển bền vững của toàn vùng. Đã đến lúc, cần có một tâm thế chủ động hơn trong phòng chống thiên tai!

Chủ động hơn, ở đây là trong công tác cảnh báo thiên tai. Bởi lẽ, dù đã có những tiến bộ song, không ít địa phương vẫn chậm trong việc theo kịp diễn biến bất thường của thời tiết, thiên tai... Mưa lớn, dông bão có xu hướng tăng về cường độ, khả năng dịch chuyển về phía Nam, trong khi đây là nơi mà cơ sở hạ tầng và ý thức của người dân về phòng, chống thiên tai còn rất hạn chế. Nếu vẫn còn “chậm chân” trong các cảnh báo, thiệt hại lớn là điều hoàn toàn chắc chắn xảy mà không cần một dự báo nào!

Chủ động hơn, còn là trách nhiệm và sự phối hợp kịp thời giữa các bộ, ban ngành trong công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức – kỹ năng ứng phó một số loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra trên địa bàn cho người người dân; trong trách nhiệm bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai, như đê điều, bờ, bãi sông, công trình thủy lợi…

Ngoài ra, còn là những kinh nghiệm, phương án, giải pháp được chủ động chia sẻ giữa các địa phương với nhau, tuyệt đối tránh tình trạng địa phương “mạnh ai nấy làm” mà phải có sự ứng phó phù hợp với từng loại hình thiên tai, sự cố ở từng nơi. Nhờ đó ứng phó, phòng ngừa thiên tại hiệu quả hơn nhờ yếu tố liên kết vùng.

Đến nay, Việt Nam vẫn thuộc nhóm 05 quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất từ biến đổi khí hậu toàn cầu. Điều này được thể hiện dựa vào số lượng các cơn bão mạnh, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có xu hướng tăng, xuất hiện không theo mùa, gây lũ, lụt, sạt lở đất,... làm thiệt hại lớn về người, tài sản. Tương lai gần, rất cần một chiến lược dài hạn, mang tầm vĩ mô từ sự nhập cuộc của cả hệ thống chính trị.

Có như vậy mới chủ động phòng, chống và giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra; đảm bảo sự phát triển thịnh vượng của ĐBSCL nói riêng, cả nước nói chung./.

 

Tấn Đạt/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Chạy nước rút hoàn thành Dự án hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ

Chạy nước rút hoàn thành Dự án hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ

Dự án hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ thuộc địa bàn quận 7 (TP.HCM) là một trong những dự án được lãnh đạo Thành phố quan tâm, chỉ đạo sát sao để hoàn thành, đưa vào thông xe nhánh hầm còn lại trong năm nay.

10 sự kiện giao thông nổi bật 2024

10 sự kiện giao thông nổi bật 2024

Trong một năm 2024 có nhiều biến động, lĩnh vực giao thông cũng có nhiều xáo trộn, đổi thay mạnh mẽ. Có những điểm chấm phá, cũng có những đột phá, mở đường, song cũng có những tồn tại, những sụt giảm về tính hiệu quả… trong dòng chảy sự kiện của ngành GTVT. Hãy cùng VOVGT điểm lại những sự kiện này.

Cho thuê vỉa hè và mở rộng trông xe dưới lòng đường: Hà Nội đang hướng tới điều gì?

Cho thuê vỉa hè và mở rộng trông xe dưới lòng đường: Hà Nội đang hướng tới điều gì?

Hà Nội đang thực sự hướng tới điều gì; có mâu thuẫn gì giữa cách làm hiện tại với mục tiêu hạn chế phương tiện cá nhân, hạn chế ùn tắc đặt ra lâu nay?

Nghỉ việc nhà nước vì “muốn có thời gian cho gia đình, không muốn nghèo ổn định”

Nghỉ việc nhà nước vì “muốn có thời gian cho gia đình, không muốn nghèo ổn định”

Mới ra trường, chị Ngân cũng đi làm ở khối tư nhân. Nhưng vì nhiều việc và quá bận rộn, lại đến tuổi kết hôn, sinh nở, chị tìm việc hành chính trong nhà nước để… nhàn hơn, có thêm thời gian cho gia đình. Tuy nhiên, sau 14 năm, chị thấy công việc nhà nước không còn phù hợp nữa.

An toàn tiêu dùng dịp cuối năm: Câu chuyện chưa bao giờ cũ

An toàn tiêu dùng dịp cuối năm: Câu chuyện chưa bao giờ cũ

Cuối năm, thời điểm Tết Nguyên Đán cận kề, hàng giả, hàng nhái, thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc lại “thừa cơ” tung hoành, khiến người tiêu dùng không khỏi hoang mang.

Tiệc tùng cuối năm, đến hẹn lại lo

Tiệc tùng cuối năm, đến hẹn lại lo

Cuối năm là thời điểm nhiều buổi tổng kết, liên hoan diễn ra. Vụ 2 người tử vong, 18 người phải cấp cứu do ngộ độc hóa chất trong rượu ở Long Biên, Hà Nội, hay hàng nghìn trường hợp vi phạm nồng độ cồn bị xử lý khi lực lượng CSGT ra quân trên toàn quốc đang khiến người dân lo lắng.

Phố đêm lấp lánh, phố ngày rác lộ thiên

Phố đêm lấp lánh, phố ngày rác lộ thiên

Được xây dựng với kinh phí 200 tỷ đồng, Hồ Bún Xáng ở TP. Cần Thơ được kỳ vọng là công trình giúp tăng lưu lượng dự trữ nước, chống ngập và làm khu ẩm thực-giải trí sầm uất về đêm.