Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dự thảo trên tay

Cán bộ công chức cần được tham gia bảo hiểm thất nghiệp?

Nguyễn Yên: Thứ hai 12/05/2025, 15:12 (GMT+7)

Sau quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy, tiến tới bỏ “biên chế suốt đời” thì một bộ phận CBCC, viên chức, người lao động sẽ có khả năng mất việc. Do đó, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đang diễn ra, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung thêm đối tượng CBCC tham gia BHTN.

BAO PHỦ NHIỀU ĐỐI TƯỢNG

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) do Bộ Nội vụ soạn thảo sau khi được rà soát, tiếp thu, chỉnh lý và hoàn thiện bao gồm 08 chương, 58 điều, giảm 01 chương và 36 điều so với dự thảo Luật do Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8. Luật Việc làm (sửa đổi) lần này tập trung hoàn thiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp để loại bảo hiểm này trở thành công cụ quản trị thị trường lao động, phát triển kỹ năng nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, thúc đẩy tạo việc làm theo hướng bền vững, từ đó quản trị thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, hiện đại, bền vững và hội nhập.

Tại bản dự thảo Luật mới nhất đã quy định việc xác định đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, đăng ký tham gia bảo hiểm thất nghiệp, điều chỉnh thông tin đăng ký kê khai tham gia bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện đồng bộ với việc xác định đối tượng, đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Còn theo Luật Việc làm 2013, đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định, không xác định thời hạn hay hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng. Như vậy, theo quy định hiện hành, cán bộ, công chức không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Vì thế, đóng góp xây dựng Luật Việc làm (sửa đổi) lần này trên diễn đàn quốc hội, một số đại biểu đề xuất nên bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp là cán bộ, công chức. Các đại biểu nêu quan điểm, bản thân cán bộ, công chức cũng là người lao động và cũng có thể thất nghiệp khi thực hiện tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế. Họ cũng cần được pháp luật bảo vệ và hưởng các chính sách liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp.

Đặc biệt trong bối cảnh bộ máy nhà nước đang thực hiện sắp xếp, tinh gọn, đồng thời, chính sách "biên chế suốt đời" đang được xem xét hủy bỏ khi sửa đổi Luật Cán bộ, công chức sẽ dẫn đến tình trạng nhiều cán bộ, công chức, viên chức có khả năng mất việc nếu không hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Do đó, đề xuất bổ sung nhóm công chức, viên chức vào diện tham gia bảo hiểm thất nghiệp là cần thiết nhằm góp phần bảo đảm chính sách về bảo hiểm thất nghiệp được mở rộng, bao phủ đến nhiều đối tượng; bảo đảm công bằng trong tiếp cận an sinh xã hội.

Ông Nguyễn Đắc Vinh, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội, cho biết, những ý kiến về mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong Luật Việc làm (sửa đổi), đặc biệt là đối tượng là công chức, viên chức trong bối cảnh hiện nay đang sắp xếp, tổ chức lại bộ máy sẽ được nghiên cứu, xem xét. Dự án Luật Việc làm (sửa đổi) dự kiến được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 9 diễn ra trong tháng 5 này.

Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung thêm đối tượng CBCC tham gia BHTN. (ảnh: chinhphu.vn)

Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung thêm đối tượng CBCC tham gia BHTN. (ảnh: chinhphu.vn)

BỊ SA THẢI NẾU 2 NĂM KHÔNG HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ

Theo Luật Việc làm, bảo hiểm thất nghiệp là chính sách an sinh xã hội nhằm hỗ trợ người lao động khi mất việc làm. Tuy nhiên, hiện nay đối tượng tham gia chủ yếu là người lao động làm việc theo hợp đồng trong khu vực doanh nghiệp; còn cán bộ, công chức, viên chức cũng là người lao động nhưng trong khu vực công lại không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Vấn đề này cần được nhìn nhận ra sao khi sửa đổi Luật Việc làm?

PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi cùng đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga – Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương về nội dung này.

PV: Thưa đại biểu, sau quá trình thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy, tiến tới bỏ quy định về biên chế suốt đời, nhiều cán bộ, công chức sẽ chịu tác động về việc làm ra sao?

ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga: Khái niệm công chức suốt đời vốn khá quen thuộc với đội ngũ công chức, người ta tin rằng khi được tuyển dụng vào Nhà nước thì sẽ có công việc ổn định, chắc chắn lâu dài, tuy nhiên, khi có những quy định mới về quá trình sàng lọc bằng cách đánh giá công chức, những công chức bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ sẽ không còn tiếp tục được giữ chức vụ hoặc không còn được phục vụ công việc; 2 năm không hoàn thành nhiệm vụ thì bị sa thải.

Với sự đánh giá, sắp xếp công chức thế này sẽ không còn công chức suốt đời, nếu người công chức không cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ sẽ không còn tiếp tục phục vụ trong công tác Nhà nước nữa.

PV: Vâng, trong bối cảnh đó, một số ý kiến cho rằng cần bổ sung thêm đối tượng cán bộ, công chức vào nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Quan điểm của bà về vấn đề này ra sao?

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga – Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương (quochoi.vn)

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga – Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương (quochoi.vn)

ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga: Nếu chúng ta đưa đối tượng công chức vào đối tượng đóng bảo hiểm thất nghiệp thì có nhiều ưu điểm và hạn chế. Về ưu điểm, đội ngũ công chức có nguy cơ mất việc khi cải cách bộ máy, tinh giản biên chế.

Họ bị ngừng công tác nhưng chưa được hưởng lương hưu do chưa đến tuổi.

Đây là nguyên nhân khiến nhiều ý kiến cho rằng cần đưa công chức vào đối tượng đóng bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc. Khi đó sẽ tạo nguồn thu cho quỹ bảo hiểm thất nghiệp mở rộng hơn, bền vững hơn.

Nhưng so với nhiều ngành nghề khác trong xã hội, công chức vẫn mang tính ổn định nghề nghiệp cao; hệ thống an sinh dành cho công chức cũng có đảm bảo khác như được hưởng lương hưu, các chế độ liên quan tới tinh giản biên chế, thôi việc nên chúng ta để công chức là đối tượng đóng bảo hiểm thất nghiệp có thể bị coi là chính sách bảo hiểm kép.

Toàn bộ đội ngũ công chức bây giờ mà đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ làm tăng gánh nặng ngân sách về chi trả lương, làm tăng chi ngân sách nên tôi nghĩ hiện tại chưa thích hợp xem xét đưa công chức vào đối tượng đóng bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc.

PV: Vâng, xin cảm ơn bà!

AN TOÀN VỀ TÀI CHÍNH, CÓ TÍNH AN SINH

Chính sách thất nghiệp đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức khu vực công - những người có nguy cơ bị mất việc trong quá trình tinh giản bộ máy nhưng chưa được bao phủ đầy đủ bởi hệ thống an sinh xã hội hiện hành cũng đang nhận được sự quan tâm của nhiều chuyên gia lao động, việc làm. PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi cùng TS Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội xung quanh nội dung này.

PV: Thưa bà, bà thấy sao về việc cần mở rộng độ bao phủ của chính sách về bảo hiểm thất nghiệp đến nhiều đối tượng, trong đó có những lao động trong khu vực công?

TS Nguyễn Thị Lan Hương: Qua lần cải cách về tổ chức, bộ máy này cho thấy, các chính sách về thị trường lao động đối với nhóm người lao động trong khu vực nhà nước - trước nay khá an toàn về việc làm, được bao phủ bảo hiểm xã hội nên các chính sách cho nhóm đối tượng này chưa để ý lớn; chỉ đến khi có biến động lớn, chúng ta mới xây dựng các chính sách hỗ trợ cấp bách nhưng nhìn về lâu dài cần xây dựng hệ thống cách chính sách đó.

Vì chúng ta thấy, sau cải cách thì khu vực Nhà nước cũng là phân mảng lớn của thị trường lao động nên cần có các chính sách mang tính phổ quát.

PV: Vậy, bà có đóng góp gì với việc bổ sung đối tượng cán bộ, công chức tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi)?

TS Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội (ảnh: Laodong.vn)

TS Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội (ảnh: Laodong.vn)

TS Nguyễn Thị Lan Hương: Chúng ta thấy rằng là, bất cứ vị trí nào cũng có khả năng bị thất nghiệp, khi mất việc thì không có thu nhập, cần có chính sách hỗ trợ tìm việc làm; với bản chất của bảo hiểm thất nghiệp như thế thì tôi nghĩ phạm vi mở rộng của bảo hiểm thất nghiệp hiện nay cần rất nhiều. Đấy là chính sách an toàn về mặt tài chính, có tính an sinh và trong những hoàn cảnh đặc biệt có thể sử dụng để thực hiện các chính sách khác như thời điểm dịch Covid.

Phạm vi bao phủ của bảo hiểm thất nghiệp càng nhiều càng tốt, có lẽ là toàn bộ người lao động, trừ một số đối tượng đặc thù như công chức nhà nước là quan chức, thực hiện nhiệm vụ phân công, điều phối, đối tượng tinh hoa; còn các nhóm đối tượng công chức còn lại làm nhiệm vụ có tính chất tác nghiệp, thừa hành, thực hiện công việc như thị trường lao động thì phải làm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

PV: Ngoài ra, bà còn có thêm đóng góp gì với chính sách về bảo hiểm thất nghiệp trong Dự Luật này?

TS Nguyễn Thị Lan Hương: Một trong những mục tiêu mở rộng bảo hiểm thất nghiệp chính là để đồng bộ hoàn toàn với bảo hiểm xã hội, gần với phạm vi của bảo hiểm xã hội. Hiện có 2 nhóm là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Theo Luật Việc làm sẽ đồng bộ toàn bộ về đối tượng, thời gian khi những người thuộc bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Nhưng những người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cũng là người lao động, phân khúc này sẽ lớn lên mà chúng ta đang bỏ ngỏ. Nhóm đó cũng có quyền tham gia bảo hiểm thất nghiệp vì nó không chỉ hỗ trợ khi mất việc làm mà ở các nước, họ sử dụng nó làm đòn bẩy để người lao động có thể chuyển đổi việc làm, nâng cao trình độ, tạo ra sự chuyển dịch trên thị trường lao động theo hướng tốt hơn.

PV: Vâng, xin cảm ơn bà về cuộc trao đổi này!

TS Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội (laodong.vn)

TS Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội (laodong.vn)

Khi thực hiện tinh gọn, sắp xếp bộ máy theo lộ trình 5 năm, mỗi năm có khoảng 68 nghìn công chức, viên chức nghỉ việc. Trong đó, nhiều người không thuộc diện về hưu, phải tìm kiếm việc làm mới. Vì thế, nhiều ý kiến nhìn nhận, cán bộ, công chức được tham gia bảo hiểm thất nghiệp được quy định trong Luật Việc làm lần này sẽ là bước đi chủ động để bảo vệ người lao động khu vực công trong điều kiện mới.

Bạn kỳ vọng gì vào Luật Việc làm (sửa đổi) với đề xuất bổ sung nhóm công chức, viên chức vào diện tham gia bảo hiểm thất nghiệp? Những quy định mới sẽ giúp bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động trong khu vực công  ra sao? Giúp họ yên tâm công tác, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ như thế nào?

Mời các bạn cùng chia sẻ ý kiến, đóng góp cho Dự thảo qua hotline 02437.91.91.91, qua fanpage VOV Giao thông, hoặc có thể góp ý trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ.

----

Đừng quên đón nghe và tương tác với “Dự thảo trên tay” trong khung giờ “FM 91 chiều thứ Hai, thứ Tư và thứ Bảy hàng tuần trên VOV Giao thông FM 91 MHz, vovgiaothong.vn, hoặc trên các nền tảng podcasts dành cho di động.

Nguyễn Yên/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Chật vật tìm tài xế xe hạng nặng

Chật vật tìm tài xế xe hạng nặng

Trong bối cảnh hạ tầng chưa đồng bộ, ùn tắc thường xuyên xảy ra, nhiều tài xế, đặc biệt là lái xe khách, container, bị áp lực vì thời gian làm việc giới hạn và lo lắng bị xử phạt, dẫn đến nhiều đơn vị vận tải thiếu hụt lái xe, khó tuyển dụng mới.

Phân luồng để sửa chữa Vành đai 3 trên cao, được đi vào làn khẩn cấp

Phân luồng để sửa chữa Vành đai 3 trên cao, được đi vào làn khẩn cấp

Sở Xây dựng vừa thông báo tổ chức giao thông trên đường vành đai 3 trên cao đoạn từ Đại lộ Thăng Long đến Mai Dịch (giai đoạn 3) để thi công sửa chữa 16 khe co giãn. Thời gian thực hiện từ ngày 12/5/2025 đến ngày 01/7/2025.

Bảng thông tin tại nhà chờ xe buýt không có thông tin

Bảng thông tin tại nhà chờ xe buýt không có thông tin

Các bảng thông tin điện tử được lắp đặt tại các nhà chờ xe buýt ở TP.HCM từng mang lại nhiều tiện ích cho hành khách, giúp họ dễ dàng theo dõi lộ trình, thời gian đến của xe và thông tin tuyến đi, góp phần nâng cao trải nghiệm khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

Phân luồng phục vụ thi công ga ngầm đường sắt trên đường Trần Hưng Đạo

Phân luồng phục vụ thi công ga ngầm đường sắt trên đường Trần Hưng Đạo

Dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội sẽ được rào chắn tổ chức phục vụ thi công ga ngầm trên đường Trần Hưng Đạo.

Từ 1/6, hộ kinh doanh phải dùng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Từ 1/6, hộ kinh doanh phải dùng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Từ 1/6 tới, hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỉ đồng/năm trở lên phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Theo ngành thuế, việc đăng ký sử dụng rất đơn giản, 'chỉ 5 phút là xong'.

Dọn “mạng nhện” trên phố, làm sao để không còn cảnh “nay đào, mai lấp”?

Dọn “mạng nhện” trên phố, làm sao để không còn cảnh “nay đào, mai lấp”?

Tình trạng dây điện, cáp viễn thông chằng chịt như "mạng nhện" trên không từng là hình ảnh quen thuộc ở nhiều tuyến đường tại TP.HCM, gây mất mỹ quan đô thị và tiềm ẩn không ít nguy cơ về an toàn. Để từng bước giải quyết vấn đề này, thành phố đã triển khai nhiều dự án ngầm hóa hạ tầng.

Đài Tiếng nói Việt Nam ký Thỏa thuận hợp tác với Đài Phát thanh Truyền hình Quốc gia Belarus

Đài Tiếng nói Việt Nam ký Thỏa thuận hợp tác với Đài Phát thanh Truyền hình Quốc gia Belarus

Ngày 12/05/2025, tại Thủ đô Minsk, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Belarus của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Đài Tiếng nói Việt Nam ký kết Thỏa thuận hợp tác với Đài Phát thanh Truyền hình Quốc gia Belarus.