Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thành phố tôi yêu

Các loài mèo hoang dã của Việt Nam đang sụt giảm số lượng nghiêm trọng

Vũ Loan: Thứ ba 07/02/2023, 08:37 (GMT+7)

Hiện nay Việt Nam có 4 loài mèo hoang dã sống trong tự nhiên là mèo rừng, mèo cá, mèo ri và mèo gấm đều đang được bảo vệ bởi pháp luật, song số lượng các loài này đang sụt giảm nghiêm trọng, thậm chí có loài đang đứng trước nguy cơ biến mất hoàn toàn.

Đầu năm con mèo, nếu dành sự quan tâm tới các loài mèo hoang dã, bạn có thể còn nhìn thấy rất rõ nguy cơ mất cân bằng sinh thái trong môi trường rừng tự nhiên của Việt Nam.

Trong 4 loài mèo hoang dã gồm mèo rừng, mèo gấm, mèo cá và mèo ri thì mèo rừng là loài phổ biến và vẫn còn ghi nhận ở các khu rừng tự nhiên ở VN từ Bắc vào Nam. Dù số lượng còn tương đối nhưng ngay cả loài mèo rừng cũng đang đứng trước thảm họa sụt giảm nghiêm trọng về số lượng.

Anh Trần Văn Trường, cán bộ điều phối cứu hộ thuộc Trung tâm bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam cho biết: "Mèo rừng người ta săn bắt, buôn bán với chủ yếu 2 mục đích là làm thịt và làm cảnh, làm thú cưng. Từ 2014 đến nay, nhóm mình cứu hộ khoảng hơn 70 cá thể. Mình cứu hộ từ 2 nguồn khác nhau là từ những vụ buôn bán trái phép và từ người dân giao nộp..

Báo gấm hay báo mây (Neofelis nebulosa) là một trong những loài mèo hoang dã đẹp và nguy cấp nhất Việt Nam. Ảnh: The Third Pole.

Báo gấm hay báo mây (Neofelis nebulosa) là một trong những loài mèo hoang dã đẹp và nguy cấp nhất Việt Nam. Ảnh: The Third Pole.

Mình đi cứu hộ gặp rất nhiều trường hợp khi người dân nuôi các cá thể mèo rừng này làm cảnh, thú cưng là thứ nhất họ thiếu thông tin pháp luật, không biết các cá thể này đang được bảo vệ và nằm trong sách đỏ VN. Rất nhiều người họ ngang nhiêu nuôi, treo trong những cái lồng như lồng chim treo trước cửa nhà như thế."

Anh Phạm Văn Thông, trưởng phòng nghiên cứu và bảo tồn thuộc Trung tâm bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam cho thấy rõ hơn thực tế đáng báo động của nạn săn bắt mèo rừng hiện nay với hàng triệu cái bẫy, đặt dày đặc trogn rừng như một hàng rào hoàn toàn không lối thoát:

"Họ không gỡ kịp hoặc  lâu lâu mới vào gỡ 1 lần thì những con vật này chết thối rữa ở trên đấy rất nhiều.,đặc biệt các loài mèo này rất dễ dính bẫy vì nó đặt rất dầy. Nguy cơ nữa của loài này ở VN là các sinh cảnh sống của nó bị thu hẹp, người dân sinh sống hết cả rồi, những khu trong rừng bị săn bắn quá mức nên nguy cơ tuyệt chủng ở VN là có, thậm chí rất là cao."

Ngay cả với những khu vực rừng đã được bảo vệ hay quy hoạch thành khu du lịch thì việc đặt bẫy săn bắt các loài mèo rừng vẫn không thể kiểm soát hết. Anh Phạm Quyết, khu du lịch sinh thái Măng Đen- Kontum chia sẻ: "Bẫy rừng còn rất nhiều vì mình hay đi rừng nên cũng hay bắt gặp các cái bẫy đó, nhưng dường như nó đi những kênh không công khai, nó chuyển đi các thành phố lớn đó."

Những vi phạm liên quan đến vận chuyển, nuôi nhốt, chế biến tiêu thụ các loài mèo hoang dã sẽ bị phạt hành chính hoặc có thể bị xử lý hình sự với mức phạt lên đến 15 năm tù. Tuy nhiên, đứng trước nhu cầu về thịt động vật hoang dã ngày càng lớn của con người, thì rõ ràng, nguy cơ biến mất của các loài mèo hoang dã và rộng hơn là nguy cơ mất cân bằng sinh thái tại các khu rừng tự nhiên của Việt Nam là rất gần.

Các cơ quan chức năng đang tìm mọi giải pháp và nỗ lực để hạn chế các nguy cơ này, song đều rất cần tới sự chung tay bảo vệ của cả cộng đồng. Anh Phạm Thông cho biết: "Về dự kiến bên trung tâm bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam thì có ý tưởng tương lai sẽ phục hồi những loài thú ăn thịt lớn, trong đó có thể sẽ nhân nuôi 1 số loài mèo mèo rừng, thì nguồn giống cũng rất là hiếm, trừ khi chúng ta phải nhập khẩu từ nước ngoài."

Trên con đường bảo vệ động vật hoang dã, Đội chuyên trách bảo vệ rừng Pù Mát có khi phải băng qua nhiều con suối ngập đến ngang bụng. Ảnh: Tạp chí Kinh tế Môi trường

Trên con đường bảo vệ động vật hoang dã, Đội chuyên trách bảo vệ rừng Pù Mát có khi phải băng qua nhiều con suối ngập đến ngang bụng. Ảnh: Tạp chí Kinh tế Môi trường

Nói đến bảo vệ rừng, ai cũng nghĩ đơn thuần đó là trách nhiệm của kiểm lâm. Nhưng trước thực tế rừng tự nhiên của Việt Nam đang bị đe dọa nghiêm trọng về mọi mặt thì việc ra đời các nhóm hỗ trợ cho lực lượng kiểm lâm và chức năng trong việc bảo vệ rừng là điều vô cùng cần thiết.

Nhóm bảo vệ rừng của Trung tâm bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam được thành lập từ tháng 5 năm 2018 – thời điểm thực trạng săn bắt động vật hoang dã đã diễn ra vô cùng nghiêm trọng trong nhiều năm. Từ một điểm hoạt động ban đầu tại rừng quốc gia Pù Mát, Nghệ An, hiện nhóm đã có thành viên hoạt động tại 5 rừng quốc gia trên cả nước.

Anh Hữu Trung – trưởng nhóm bảo vệ rừng thuộc Trung tâm bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam cho biết: "Nhóm bảo vệ rừng chuyên hỗ trợ các vấn đề về thực thi pháp luật, tham gia với kiểm lâm trong vấn đề tuần tra bảo vệ rừng, mỗi tháng nhóm sẽ thúc đẩy kiểm lâm, khi phát hiện vi phạm thì kiểm lâm sẽ xử lý nghiêm về pháp luật luôn, thứ 2 là thúc đẩy kiểm lâm trong quá trình tuần tra rừng. Nhóm đi rừng khoảng 15 ngày/tháng, ngoài ra sẽ kết hợp tuyên truyền các cộng đồng, hộ gia đình, mỗi tháng dành ra 3-4 ngày để tới các gia đình, Ngoài ra nhóm sẽ hỗ trợ một số các đơn vị, các nhóm tiến hành hoạt động cứu hộ."

Sau gần 5 năm hoạt động, sự thay đổi rõ  nhất ở rừng Pù Mát mà nhóm có công tác động, đó chính là phần lớn thợ săn xung quanh Pù Mát đề đã bỏ nghề, những cái bẫy hàng rào dày đặc trong lõi rừng gần như không còn. Anh Hữu Trung cho biết công việc trước mắt của nhóm vẫn còn rất nhiều thử thách:

"Trong thời gian 4 năm trong Pù Mát khá ổn định, động vật đang phát triển rồi, giai đoạn tới anh em sẽ phối hợp với các đơn vị chức năng để tăng cường thực thi từ vòng ngoài nữa để giảm người mua, cố gắng từ các điều tra, chuyên án, bắt những người đầu lậu, buôn bán, những người hưởng lợi nhiều nhất để giảm các tác động."

Vũ Loan/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn