Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Cảm hứng Mekong

“Cà phê treo” nghĩa tình Đồng Tháp

Kim Loan: Thứ ba 06/08/2024, 09:14 (GMT+7)

“Cơm treo” thời gian gần đây đã trở thành câu chuyện ấm áp, đầy cảm hứng được giới trẻ tham gia, lan tỏa tại nhiều địa phương. Tại Đồng Tháp, không chỉ có “cơm treo” mà còn có “cà phê treo”, “sách treo” đang được Tỉnh đoàn triển khai nhằm giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.

Sau một thời gian, mô hình này đã chứng minh được ý nghĩa nhân văn và mang lại hiệu quả thiết thực trong xã hội.

 

TP. Sa Đéc ra mắt mô hình 'cà phê treo' tại quán cà phê

TP. Sa Đéc ra mắt mô hình "cà phê treo" tại quán cà phê

Cùng bắt đầu câu chuyện Cảm Hứng Mekong hôm nay qua cuộc trò chuyện của phóng viên với anh Trần Thái Trung – Bí thư Đoàn TNCSHCM TP. Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.

PV: Đặc điểm của mô hình “cà phê treo” ở Đồng Tháp là người tặng và người được tặng không biết mặt nhau, tất cả đều thông qua quán cà phê. Cảm giác của người nhận rất nhẹ nhàng, đó chính là mục tiêu mà đơn vị tổ chức hướng đến để việc làm từ thiện này trao gửi những phần quà đến tay người nhận một cách tự nhiên, không làm cho những hoàn cảnh khó khăn cảm thấy tự ti.

Xin được hỏi anh Trần Thái Trung, mục tiêu ban đầu để chúng ta triển khai mô hình “cà phê treo” trên địa bàn?

Trong Nghị quyết Xây dựng con người Đồng Tháp nghĩa tình – năng động – sáng tạo do tỉnh phát động thì Ban thường vụ Tỉnh đoàn xây dựng một cách làm cụ thể. Qua định hướng và gợi ý của Tỉnh đoàn thì đơn vị địa phương thí điểm mô hình “cà phê treo”. Mô hình này chính gốc ở nước ngoài, nhưng đươc chúng tôi triển khai trên tinh thần sáng tạo thêm cách làm mới.

Sáng tạo thêm cách làm gì vậy anh?

Xuất phát từ cái tâm làm thiện nguyện của con người Đồng Tháp, chúng tôi phối hợp với các cá nhân kinh doanh quán cà phê, quán cơm… kể cho họ nghe về câu chuyện “cà phê treo”.

Theo đó, khách đến uống cà phê hoặc ăn cơm, họ có thể ủng hộ thêm tiền và phần tiền đó được “treo” tại quán, sau đó phần tiền đó sẽ được chi trả cho những phần nước hoặc cơm cho những người khó khăn hơn. Người nhận không nhất thiết phải biết mặt người đã cho, chủ quán đồng tình nên mình triển khai.

Khi triển khai, đơn vị mình có cách làm nào để đảm bảo những phần quà ấy được trao đúng đối tượng, thưa anh?

Ban đầu chủ quán kinh doanh cũng lo ngại về vấn đề minh bạch, nhất là ánh mắt nhìn từ bên ngoài. Nên chúng tôi có một cách như thế này. Khi khách đến uống 1 ly mà trả tiền 3 ly, tức là khách ủng hộ phần tiền bằng với giá 2 ly cà phê.

Mỗi quán đều treo 1 tấm bảng, ghi thẳng lên bảng hôm nay quán còn treo bao nhiêu ly cà phê, tấm bảng này liên tục cập nhật số ly cà phê do khách ủng hộ. Bất kỳ ai cũng nhìn thấy tấm bảng ghi rõ “quỹ cà phê” còn tại quán trong ngày. Lúc đó rất minh bạch và công khai.

Rất ý nghĩa và thiết thực, chúng tôi hy vọng mô hình này sẽ được nhân rộng hơn nữa. Cảm ơn anh Trần Thái Trung đã chia sẻ cùng chúng tôi về câu chuyện “cà phê treo” của đơn vị mình.

Kết thúc năm 2023, trung bình mỗi điểm 'cà phê treo' ở Đồng Tháp đã nhận được sự ủng hộ hơn 3.400 ly “cà phê treo” và hơn 1.000 suất “cơm treo”.

Kết thúc năm 2023, trung bình mỗi điểm "cà phê treo" ở Đồng Tháp đã nhận được sự ủng hộ hơn 3.400 ly “cà phê treo” và hơn 1.000 suất “cơm treo”.

Một buổi trưa tháng 8, chúng tôi có mặt tại quán cà phê Cây Me tại xã Tân Phú Đông, TP. Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Ngay phía trước và bên trong quán treo sẵn những tấm bảng mà trên đó có dòng chữ: “Ở đây có cà-phê treo” hoặc “Ai đó đã trả tiền ly cà phê của bạn, mời bạn nhận!”

Trong số những người bán vé số dạo trưa hôm ấy có cô Lê Thị Mai đến nhận ly cà phê và bộc bạch: “Cô bán vé số trong các quán cà phê, nói thật lời cũng ít nên để dành tiền mua gạo ăn. Vào quán bán rồi đi ra chứ không dám uống. Hôm nay được nhận ly cà phê miễn phí thấy vui lắm và cảm ơn ai đó đã trả tiền cho cô rồi”.

Gọi là “cà phê treo” nhưng người được hỗ trợ không nhất thiết phải uống cà phê mà có thể uống những thức uống khác, với giá trị tiền tương ứng với ly nước mà khách trước đó hỗ trợ cho “cà phê treo”. Có nhiều người lớn tuổi không uống được càphê thì uống trà đường, nước ngọt, trà sữa, sữa sen.

Với cách chia sẻ đơn giản, một vị khách đến uống cà phê có thể trả thêm một  hoặc nhiều ly cà phê khác gửi lại quán, quán sẽ dành số lượng đó để trao tặng cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn khác dùng. Sự sẻ chia thầm lặng giúp người đến nhận cũng có được tâm lý nhẹ nhàng.

Chị Lê Thị Ngọc Huyền – chủ quán cà phê Hoa Nắng - TP. Sa Đéc cho biết: “Có khách hàng đến đây chỉ dư ra vài nghìn đồng, nhưng sự đóng góp này của khách sẽ cho lại được một ly cà phê hoặc một phần ăn sáng cho những người khó khăn. Thì mình thấy mô hình này rất ý nghĩa và mình hưởng ứng thôi”.

Những ngày đầu, mô hình “cà phê treo” ra đời gây khá nhiều bỡ ngỡ cho người dân xung quanh do cái tên mô hình khá lạ. Tuy nhiên, những thông tin cụ thể về câu chuyện, về cách thức thực hiện được giới thiệu tại các bảng tuyên truyền đặt ở quán đã giúp cho người dân nhanh chóng thấu hiểu được ý nghĩa của mô hình. Từ đó, mô hình được lan tỏa với nhiều cánh tay tự nguyện tham gia.

Đến nay, toàn tỉnh Đồng Tháp đã có 7 điểm áp dụng mô hình “cà phê treo” tại 3 địa phương TP. Sa Đéc, TP. Cao Lãnh và TP. Hồng Ngự. Kết thúc năm 2023, trung bình mỗi điểm đã nhận được sự ủng hộ hơn 3.400 ly “cà phê treo” và hơn 1.000 suất “cơm treo”.

Đồng Tháp tiếp tục triển khai thêm lĩnh vực “tập treo” và “bánh trung thu” treo. Mỗi khách hàng có thể đóng góp thêm 1 phần bánh hoặc 1 quyển tập để chuyển đến các em nhỏ.

Đồng Tháp tiếp tục triển khai thêm lĩnh vực “tập treo” và “bánh trung thu” treo. Mỗi khách hàng có thể đóng góp thêm 1 phần bánh hoặc 1 quyển tập để chuyển đến các em nhỏ.

Do cách thức vận hành của mô hình tập trung vào sự sẻ chia, mỗi vị khách đến quán cà phê đều có thể tặng 1, 2 ly hoặc nhiều hơn, tùy vào khả năng của mình, nên số lượng được “treo” cũng phải đảm bảo tăng liên tục hằng ngày. Thế nên, Tỉnh đoàn Đồng Tháp và Ban Thư ký Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Đồng Tháp đang vận động sẻ chia từ các mạnh thường quân, doanh nghiệp, chủ các quán cà phê để tiếp sức để mô hình “cà phê treo” tồn tại lâu dài.

Anh Đoàn Nguyễn Đăng Khoa – Phó trưởng ban phong trào Tỉnh đoàn Đồng Tháp cho biết: “Trước hết mong muốn của chúng tôi là duy trì thật tốt đã triển khai. Mình tích cực tuyên truyền cho những người cho đi họ có tinh thần san sẻ và tuyên truyền cả cho người nhận để họ tự tin đến lấy mà không mặc cảm”.

Theo tính cấp thiết của “thời vụ”, hiện các địa phương đang chuẩn bị cho năm học mới và mùa trung thu nên các điểm tiếp tục triển khai thêm lĩnh vực “tập treo” và “bánh trung thu” treo. Mỗi khách hàng có thể đóng góp thêm 1 phần bánh hoặc 1 quyển tập để chuyển đến các em nhỏ. Những phần quà này sẽ vô cùng ý nghĩa trước thềm khai giảng và cùng trẻ em đốt đèn đón trung thu!

Kim Loan/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Đi xe đò 18 tiếng để trải nghiệm Metro số 1

Đi xe đò 18 tiếng để trải nghiệm Metro số 1

Đó là sự háo hức, mong mỏi, là niềm tự hào, hãnh diện khi đã thực sự “chạm” vào giấc mơ metro. Từ dấu mốc mang ý nghĩa lịch sử này, người dân TP.HCM gửi gắm niềm tin và kỳ vọng vào những bước chuyển mình của giao thông đô thị hiện đại.

Metro số 1: Công nghệ tiên tiến và kỹ thuật quản lý thi công chuyên nghiệp đã được chuyển giao

Metro số 1: Công nghệ tiên tiến và kỹ thuật quản lý thi công chuyên nghiệp đã được chuyển giao

Sáng 22/12, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức vận hành sau 17 năm với không ít khó khăn, thách thức.  Ông Sugano Yuichi, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) văn phòng Việt Nam đã có cuộc trả lời phỏng vấn nhanh VOV Giao thông bên lề sự kiện quan trọng này.

TP.HCM chính thức vận hành thương mại Metro số 1

TP.HCM chính thức vận hành thương mại Metro số 1

Sáng 22/12, UBND TPHCM tổ chức lễ công bố vận hành chính thức tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Sau đó, từ 10h, 14 nhà ga của tuyến metro 1 (Bến Thành - Suối Tiên) sẽ đồng loạt mở cửa và sẵn sàng đón khách.

Hàng vạn người trải nghiệm metro số 1 trong ngày đầu miễn phí vé

Hàng vạn người trải nghiệm metro số 1 trong ngày đầu miễn phí vé

Có mặt tại ga Bến Thành từ 6 giờ sáng, ông Nguyễn Văn Cường (quận Bình Thạnh, TP.HCM) cùng các đồng đội không giấu nổi niềm xúc động. 50 năm sau ngày đất nước thống nhất, giấc mơ về một hệ thống giao thông hiện đại của TP.HCM đã trở thành hiện thực khi tuyến metro đầu tiên chính thức đi vào hoạt động.

Những kinh nghiệm của Dự án metro số 1 là bài học quý giá cho tương lai

Những kinh nghiệm của Dự án metro số 1 là bài học quý giá cho tương lai

Trong quá trình thực hiện dự án tuyến đường sắt đô thị tại TP.HCM, đã có nhiều vấn đề phát sinh như giải phóng mặt bằng, di dời các chướng ngại vật ngầm dưới lòng đất, thay đổi về thông số kỹ thuật dựa trên điều kiện thực tế tại công trường, các quy trình thủ tục về hợp đồng,...

“Cạm bẫy” sàn chứng khoán quốc tế, tiền ảo, ngoại hối: Ngăn chặn từ đâu?

“Cạm bẫy” sàn chứng khoán quốc tế, tiền ảo, ngoại hối: Ngăn chặn từ đâu?

Nhiều đối tượng đã sử dụng các thủ đoạn tinh vi để mời gọi và môi giới đầu tư. Không chỉ vụ Phó Đức Nam (TikToker Mr Pips) lừa đảo 5.200 tỷ đồng mà nhiều vụ việc khác chưa bị phát giác, xử lý.

Đừng để 'chảy máu lao động' dịp cuối năm

Đừng để "chảy máu lao động" dịp cuối năm

Để giữ chân lao động, các đơn vị sử dụng lao động cần đưa ra mức tiền lương, chế độ làm việc hấp dẫn. Đồng thời có chuỗi chăm lo cho người làm, đảm bảo công việc ổn định, lâu dài chứ không phải ở chỗ thu nhập, tiền thưởng là có thể thu hút nhân sự, đặc biệt là thế hệ trẻ.