Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Bữa ăn học đường: Quy định tiến tới chuẩn hóa

Nguyễn Yên: Thứ sáu 24/11/2023, 07:36 (GMT+7)

Nhìn từ kinh nghiệm quốc tế, cần thiết phải nghiên cứu, xem xét “Luật hóa” vấn đề dinh dưỡng học đường. Song, việc cần làm ngay là rà soát, chỉnh sửa, bổ sung các quy định hiện hành để tiến tới chuẩn hóa.

Chỉ riêng TP Hà Nội hiện có gần 1.800 trường học tổ chức bán trú, hàng ngày, phục vụ trung bình gần 1 triệu học sinh ăn bán trú. Với số lượng lớn như vậy, rất cần những văn bản quy phạm pháp luật quy định rõ ràng và thống nhất để tăng cường quản lý, siết chặt tiêu chuẩn về bữa ăn trong môi trường học đường.

Nhìn từ kinh nghiệm quốc tế, cần thiết phải nghiên cứu, xem xét “Luật hóa” vấn đề dinh dưỡng học đường. Song, việc cần làm ngay là rà soát, chỉnh sửa, bổ sung các quy định hiện hành giúp cho: “Bữa ăn học đường: Quy định tiến tới chuẩn hóa”.

Ảnh minh họa: Hà Nội mới

Ảnh minh họa: Hà Nội mới

Bữa ăn học đường là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, chất lượng học tập của học sinh. Tuy vậy, bữa ăn của học sinh tại trường hiện chưa đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cũng như chưa bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Lý do nằm ở việc, các tiêu chuẩn cho bữa ăn học đường hiện vẫn chủ yếu là tự phát hoặc cảm tính; chưa có sự chuẩn hóa và kiểm soát bằng quy chuẩn; chưa có giá trị về giáo dục dinh dưỡng.

Nhiều trường học chưa có giáo viên/người phụ trách về dinh dưỡng để lên thực đơn phù hợp với lứa tuổi. Thậm chí người nấu bếp, nhân viên nhà bếp còn không được đào tạo về dinh dưỡng hoặc nhà trường mua nguyên suất ăn từ các công ty thực phẩm cung cấp cho học sinh và phó mặc các vấn đề an toàn thực phẩm cho các công ty đó. Đây là nguyên nhân dẫn tới các vụ việc mất an toàn thực phẩm tại các bếp ăn trường học thời gian qua, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe học sinh.

Trong bối cảnh đó, việc xây dựng chính sách và tiến tới “luật hóa” dinh dưỡng học đường sẽ là cơ sở pháp lý để cơ quan quản lý, các nhà trường, doanh nghiệp tham gia chuẩn bị và tuân thủ các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực, quy trình, chuyên môn phục vụ bữa ăn học đường.

Nếu được nghiên cứu thành văn bản pháp luật dạng Luật, nội dung về dinh dưỡng học đường có thể được bổ sung vào Luật An toàn thực phẩm hoặc Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Hoặc đề cập ở dạng Nghị định do Chính phủ ban hành.

Trong đó, dù ở ban hành thành Luật hay Nghị định thì đều cần làm rõ những vấn đề là quy định về điều kiện tổ chức bữa ăn trong cơ sở giáo dục đào tạo; quy định về không gian, về cơ sở vật chất, về con người được tổ chức bữa ăn bán trú cho học sinh phải đảm bảo chỉn chu, kỹ càng, tuân thủ quy trình nghiêm ngặt.

Thứ hai là tiêu chuẩn, quy định về dinh dưỡng để đảm bảo dinh dưỡng phù hợp lứa tuổi và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tiếp đến là quy định về cơ chế kiểm tra giám sát vừa đúng quy định pháp luật vừa có hiệu quả thực tế; Đồng thời có quy định rõ hơn các quy định hiện có về trách nhiệm của cơ sở đào tạo, của đơn vị cung cấp bữa ăn; Quy định về chế tài xử phạt khi có vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, bữa ăn học đường không đảm bảo dinh dưỡng hay phát hiện trục lợi từ hoạt động này.

Ở các quốc gia trên thế giới, như Nhật Bản từ năm 1954 đã “luật hóa” - đưa ra tiêu chuẩn dinh dưỡng và tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm cho bữa ăn học đường thông qua Luật Dinh dưỡng học đường.

Tại quốc gia này, để một trường học bán trú được phép đi vào hoạt động đòi hỏi phải có các quy định rất cụ thể về cơ sở vật chất, nhân lực, đào tạo và có một cử nhân dinh dưỡng tiết chế được đào tạo chuyên sâu để tính toán và xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho nhà trường.

Còn tại Thái Lan, Chính phủ nước này đã đưa ra bộ tiêu chuẩn về bữa trưa cho trẻ em, nhằm tạo cho các trường có một kênh tham khảo về số lượng, tần suất các nhóm thực phẩm để lập kế hoạch thực đơn cho trường.

Trong khi đó, Malaysia hiện triển khai một số chương trình hỗ trợ bữa ăn trường học cho học sinh và dành một khoản kinh phí đáng kể để các chuyên gia nghiên cứu một cách bài bản về bữa ăn trường học, đồng thời tìm kiếm phương pháp hạn chế tối đa rủi ro từ các sự cố.

Việc luật hóa các vấn đề về sức khỏe học đường, dinh dưỡng học đường tại nước ta được các chuyên gia đánh giá là giải pháp về lâu dài. Thời gian tới, sau quá trình bổ sung, điều chỉnh các quy định phù hợp với thực tế, khi xét thấy các điều kiện phát triển xã hội đã phù hợp để xây dựng luật thì có thể tiến tới luật hóa dinh dưỡng học đường.

 

 
Nguyễn Yên/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng nay (25/7), Lễ viếng chính thức đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu tổ chức đồng thời ở Hà Nội, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội).

Hà Nội: Phạt tiền chủ bãi xe không phép ở Hà Đông, giao địa phương giám sát

Hà Nội: Phạt tiền chủ bãi xe không phép ở Hà Đông, giao địa phương giám sát

Tổ công tác liên ngành CSTT, TTGT phối hợp ghi hình, phạt tiền chủ bãi xe không phép, đồng thời giao chính quyền địa phương giám sát tái vi phạm trên địa bàn.

[Trực tiếp] Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

[Trực tiếp] Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13h ngày 26/7 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (TP Hà Nội); tổ chức cùng thời gian tại Hội trường Thống Nhất (TP Hồ Chí Minh) và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (TP Hà Nội).

“Anh Trọng giản dị lắm”

“Anh Trọng giản dị lắm”

Phố Nguyễn Thượng Hiền, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, là khu vực có 2 căn hộ mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và gia đình sinh sống.

Tối nay, người dân xếp hàng dài đợi viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tối nay, người dân xếp hàng dài đợi viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Từ 18 giờ hôm nay (25/7), Ban tổ chức Lễ tang đã tạo điều kiện, sắp xếp cho nhân dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5, phố Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.

Kiểm soát khí thải xe máy,  Luật đã có nhưng còn nhiều rào cản

Kiểm soát khí thải xe máy, Luật đã có nhưng còn nhiều rào cản

Từ 01/01/2025 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới được Quốc hội thông qua sẽ chính thức có hiệu lực, quy định mô tô, xe gắn máy phải thực hiện kiểm định khí thải. Trước khi quy định chính thức được áp dụng còn có rất nhiều băn khoăn từ dư luận.

Đồng Nai: Hơn 1.000 hộ dân vẫn 'khát' nước sạch

Đồng Nai: Hơn 1.000 hộ dân vẫn 'khát' nước sạch

Xã lộ 25 thuộc huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai có hơn 3.000 hộ dân. Từ nhiều năm nay, các hộ dân này vẫn sử dụng nguồn nước từ giếng, cả giếng đào và giếng khoan.