Giá xăng, dầu đồng loạt tăng
Trong kỳ điều chỉnh ngày 27/3, giá xăng tiếp tục tăng. Từ đầu năm đến nay, xăng RON 95 tăng 7 lần, giảm 6 lần.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Sau khi Thủ tướng có công điện chỉ đạo về việc tăng cường quản lý dạy thêm học thêm, nhiều trường học ở các địa phương đã có những sự điều chỉnh cụ thể trong công tác dạy và học.
Trước mắt đã có những sự thay đổi nhất định trong việc dạy và học song cũng đã tạo nhiều dư luận từ phía người dân cũng như các phụ huynh. PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với chuyên gia tâm lý, TS Tô Nhi A - giảng viên trường Đại học Luật TP.HCM về nội dung này.
PV: Xin chào tiến sĩ Tô nhi A, sau chủ trương siết chặt dạy thêm, học thêm, nhiều phụ huynh gia đình có phần lo lắng vì lo ngại việc học của con em bị ảnh hưởng. Từ góc độ tâm lý, bà có thể phân tích rõ hơn nỗi lo này?
TS Tô Nhi A: Việc xã hội và phụ huynh lo lắng là điều hoàn toàn dễ hiểu và tiên liệu được. Trước khi siết chặt việc dạy thêm học thêm thì nhiều gia đình đã có lịch trình quen thuộc của trẻ trước đây sẽ bị thay đổi đột ngột, điều này sẽ khiến phụ huynh lúng túng thậm chí hoang mang vì thời gian trống khi con mình không học thêm nữa thì phải xử lý thế nào?
Thứ 2 là sự lo lắng cho kết quả học tập của trẻ, đồng nghĩa với việc cắt giảm thời gian học thêm này có ảnh hưởng gì đến kết quả cuối kỳ của con hay có làm cho việc học của con bị thay đổi?
Thứ 3 là tâm lý phụ huynh lo rằng chỉ học trên lớp thôi thì liệu lượng kiến thức con mình tiếp nhận có đủ để trẻ hiểu và nắm bắt đầy đủ hay không vì tâm lý mong muốn con em có kết quả tốt, vượt trội.
Tất cả những điều này không đồng nghĩa với việc phụ huynh phản đối với chủ trương, song việc lo lắng là có và phải thừa nhận.
PV: Bà có cho rằng tâm lý đám đông "không muốn con em mình thua sút bạn bè" hay sâu xa hơn là bệnh thành tích đã khiến việc dạy thêm, học thêm trở thành trào lưu của người người. nhà nhà nhiều năm qua?
TS Tô Nhi A: Phải thừa nhận tâm lý ở phụ huynh, giáo viên hay lãnh đạo các trường là không muốn trẻ hay học sinh thua sút bạn bè hay phải có thành tích cao, vượt trội. Và tất cả biến việc dạy thêm học thêm trở thành trào lưu trong nhiều năm, và cũng không khó để nhận ra căn nguyên. Tuy nhiên đây không phải là lý do duy nhất để lý giải cho tình trạng dạy thêm học thêm nhiều năm qua do đó cần phải lưu ý các giải pháp hạn chế dạy thêm học thêm phải rất đồng bộ trên nhiều khía cạnh khác nhau.
PV: Là 1 phụ huynh, 1 người hoạt động ở lĩnh vực giáo dục và 1 chuyên gia tâm lý, theo bà thì đâu là điều mà ngành giáo dục, các phụ huynh cần hướng đến để trẻ em được học tập, phát triển thực chất, đúng hướng mà không phải lệ thuộc vào việc dạy con thêm, học thêm?
TS Tô Nhi A: Có khá nhiều việc cần làm để kiểm soát dạy thêm học thêm, chủ trương này không thể triển khai thực hiện một cách cơ học như việc đóng cửa các lớp dạy thêm học thêm mà cần phải nhìn kỹ các nguyên nhân gốc rễdẫn đến hiện trạng này.
Đầu tiên là tâm lý bệnh thành tích, tất cả phụ huynh, giáo viên, lãnh đạo nhà trường đều mong muốn có thành tích cao dẫn đến chương trình dạy học khiến cho trẻ phải gánh rất nhiều kiến thức không được cân bằng từ đó có thể tạo ra tâm lý sợ học, không thích học ở trẻ.
Căn nguyên thứ 2 là chế độ đãi ngộ, mức sống của giáo viên khi họ theo nghề. Dù đã có những cải tiến về tiền lương cho ngành giáo dục song điều này cần được xem xét và đánh giá lại để xác định việc dạy thêm học thêm không phải để giải quyết vấn đề thu nhập của giáo viên. Khi giáo viên yên tâm với nguồn thu chính thống của mình thì tôi tin là bản thân giáo viên cũng không muốn ưu tiên cho việc học thêm dạy thêm.
Chúng ta cần phải đánh giá lại các tiêu chí của chương trình tốt nghiệp mà ở đó sự đánh giá này phải nằm ở rất nhiều nội dung khác nhau hướng đến sự phát triển toàn diện ở trẻ mà ở đó người ta không chỉ nhìn vào con số của một vài môn văn hoá nào đó để rồi khiến cả phụ huynh, nhà trường và trẻ luôn lo lắng về điểm số.
Một điều nữa là việc tổ chức dạy học tại nhà trường phải vừa sức và thực sự là chương trình không cần phải có thêm phụ đạo hay dạy thêm học thêm. Cuối cùng tôi nghĩ rằng cần phải có 1 cái nhìn toàn diện, đồng bộ với nhiều vấn đề khác trong việc dạy học cho trẻ vì chúng ta có những nhóm trẻ đặc thù và các đặc thù này cũng cần có hướng dẫn cụ thể để thực hiện việc kiểm soát dạy thêm, học thêm.
PV: Xin cám ơn bà!
Trong kỳ điều chỉnh ngày 27/3, giá xăng tiếp tục tăng. Từ đầu năm đến nay, xăng RON 95 tăng 7 lần, giảm 6 lần.
Mang nét đặc trưng của từng địa phương, phố đi bộ thu hút người trải nghiệm bởi nét văn hóa riêng vừa thân thiện với người dân lại vừa tạo dấu ấn cho du khách. Thế nhưng, tại Hà Nội, nhiều tuyến phố đi bộ lại như bị “rơi vào quên lãng” vì thiếu đặc trưng và chưa phù hợp với du khách.
Hành vi chuyển làn ẩu trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây khiến một tài xế xe khách phải bị xử phạt số tiền 5 triệu đồng.
Vừa qua VOV Giao thông có nhận được phản ánh từ người dân sinh sống tại hẻm 268, đường Lý Thái Tổ, Phường 1, quận 3, TP.HCM về tình trạng một hộ dân nuôi hàng chục con chó, mèo trong khu dân cư gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt và môi trường.
Thành phố Hà Nội đang quyết liệt thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng sông Tô Lịch. Thành phố cũng đặt ra mục tiêu biến sông Tô Lịch thành không gian xanh, điểm nhấn cảnh quan và sinh thái phục vụ cộng đồng.
Không dừng lại ở 100 nghìn, số cán bộ chịu ảnh hưởng từ sắp xếp, tinh gọn bộ máy lần này có thể cao hơn gấp đôi, thậm chí gấp nhiều lần, khi thực hiện sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện và tiếp tục sắp xếp cấp xã.
Khi bị yêu cầu dừng xe để kiểm tra nồng độ cồn, một nam thanh niên ở Thái Bình đã có hành vi chống đối, tông xe máy vào CSGT đang làm nhiệm vụ.