Phụ huynh đề nghị cấm hẳn việc lái ô tô trong sân trường
Chỉ trong vòng 2 tuần gần đây xảy ra 2 vụ tai nạn với học sinh khi bị ô tô của phụ huynh hoạt động trong trường học tông phải.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Theo ghi nhận của PV Giao thông, tại nhiều tuyến đường trên địa bàn thành phố Hà Nội, các hộ kinh doanh lấn chiếm lòng, lề đường để bày sạp hàng hóa, đặt biển quảng cáo gây cản trở giao thông, mất mỹ quan đô thị.
Nhiều quán để biển hiệu che khuất tầm nhìn, lấn chiếm lòng, lề đường cả ngày lẫn đêm, ảnh hưởng tới người tham gia giao thông.
Tuyến đường Xuân Phương thuộc quận Nam Từ Liêm, từ lâu diễn ra tình trạng biển quảng cáo đặt sai quy định, lấn chiếm vỉa hè và lòng đường, làm xấu cảnh quan đô thị.
Những biển quảng cáo kích thước lớn, đặt sát lòng đường, không chỉ che khuất tầm nhìn mà còn gây cản trở cho người tham gia giao thông, đặc biệt nguy hiểm tại những đoạn cua hẹp và đường giao nhau.
Chị Lê Thị Ngọc Mai (trú tại Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội) cho biết: “Lực lượng chức năng của phường mới chỉ dừng lại ở việc ra quân xuống đường dẹp biển quảng cáo. Vì vậy, khi đợt ra quân kết thúc, tình trạng lấn chiếm đâu lại vào đấy, gây mất an toàn giao thông, an ninh trật tự. Tôi mong các cơ quan chức năng sớm có giải pháp quyết liệt hơn, bảo đảm thông thoáng cho tuyến đường”.
Trên đường Đại Mỗ, Nam Từ Liêm cũng gặp tình trạng tương tự mặc dù cùng một hàng ăn nhưng chủ quán đặt đến 4 chiếc biển hiệu quảng cáo chắn ngang vỉa hè. Quá nhiều biển hiệu quảng cáo trông rất rối mắt và ngột ngạt, bên cạnh đó còn tiềm ẩn nguy cơ cao về cháy nổ.
Anh Hoàng (sinh sống trên đường Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết việc các hộ kinh doanh, buôn bán đặt biển hiệu trên lề đường có thể tạm chấp nhận được. Thế nhưng mang cả biển hiệu xuống lòng đường là một việc không nên.
“Không chỉ một hộ, mà trên tuyến đường này cả mấy chục hộ kinh doanh đều đặt biển hiệu xuống lòng đường. Việc này rất nguy hiểm cho người đi đường, lỡ không may va chạm vào biển hiệu rồi xảy ra tai nạn thì sao. Đến lúc đó, người chịu trách nhiệm là người đặt biển hiệu chứ không phải ai khác” - anh Hoàng nói.
Để lập lại trật tự, bảo đảm an toàn giao thông, hy vọng lãnh đạo quận sẽ phối hợp UBND các phường ra quân tuyên truyền, nhắc nhở, xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm về tình trạng để biển quảng cáo lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường, sớm trả lại bộ mặt cảnh quan cho đô thị, trả lại vỉa hè cho người đi bộ.
Điểm d khoản 3 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân hoặc từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo trên đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị.
Chỉ trong vòng 2 tuần gần đây xảy ra 2 vụ tai nạn với học sinh khi bị ô tô của phụ huynh hoạt động trong trường học tông phải.
Giá xăng dầu đồng loạt giảm từ 15h hôm nay (3/10) sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính.
Một số chặng của dự án đường sắt cao tốc Bắc–Nam sẽ được khởi công vào năm 2027 và dự kiến sẽ đưa vào khai thác vào năm 2035. Vậy đường sắt sẽ ra sao? Cần tính toán, quy hoạch mạng lưới đường sắt Quốc gia như thế nào trong bối cảnh hình thành hệ thống đường sắt cao tốc?
Việt Nam đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN, thuộc top 15 quốc gia trên thế giới có tỷ lệ nam giới hút thuốc là nhiều nhất với tỷ lệ trên 45%.
Thời gian gần đây một số địa phương trên cả nước đã thí điểm cho học sinh THCS được nghỉ thêm ngày thứ bảy, lịch học từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần. Nhiều gia đình và học sinh bày tỏ sự hào hứng với điều này.
Chiều 03/10, trả lời câu hỏi phóng viên về việc nhiều ý kiến đề nghị xóa bỏ Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp tại các trường phổ thông nhằm tránh tình trạng lạm thu, Sở Giáo dục và đào tạo TP.HCM đã có văn bản khẳng định, Ban đại diện cha mẹ học sinh là cần thiết.
Tỷ lệ sử dụng thuốc lá thế hệ mới (thuốc lá điện tử, thuốc lá nóng đã tăng gần gấp đôi, lên mức 8% trong một nghiên cứu mới đây của Đại học y tế cộng đồng.