Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dân sinh

Biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí đang gây hại đến sức khỏe con người

Hải Bằng: Thứ ba 03/12/2024, 15:22 (GMT+7)

Hiện nay có quá nhiều chất gây ô nhiễm nhưng bụi mịn PM 2.5 là chất nguy hiểm nhất vì gây tác hại đến sức khỏe, hệ hô hấp, tuần hoàn và nó được ghi nhận là tác nhân gây ung thư.

Biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí đang gây tổn hại đến sức khỏe của người dân Việt Nam. - Đây là nội dung được đưa ra tại toạ đàm “Những tác động sức khoẻ của Biến đổi khí hậu và Ô nhiễm Không khí: Sự liên kết và các cơ hội để hành động” do Đại sứ quán Cộng hòa Liên bang Đức và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tổ chức tại Hà Nội.

Toạ đàm ''Những tác động sức khoẻ của Biến đổi khí hậu và Ô nhiễm Không khí Sự liên kết và các cơ hội để hành động'' được tổ chức tại Hà Nội thu hút được nhiều chuyên gia

Toạ đàm ''Những tác động sức khoẻ của Biến đổi khí hậu và Ô nhiễm Không khí Sự liên kết và các cơ hội để hành động'' được tổ chức tại Hà Nội thu hút được nhiều chuyên gia

Theo nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy, Việt Nam là một trong số 20 quốc gia dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu, do có vị trí địa lý đặc biệt và mực nước biển dâng cao. Khảo sát thường niên của IQAir đã chỉ ra rằng không khí tại Việt Nam là quốc gia ô nhiễm thứ 2 trong Khu vực ASEAN vào năm 2023.

Các tác động về sức khỏe bao gồm các đợt bùng phát dịch bệnh và bão lũ đang diễn ra thường xuyên khiến hậu quả ngày càng nghiêm trọng hơn. Trong đó có hàng chục nghìn ca tử vong mỗi năm do ô nhiễm không khí, các bệnh đường hô hấp cấp tính, dẫn đến suy giảm sức khỏe cho các bệnh nhân mắc bệnh nền như hen suyễn, đột quỵ, ung thư phổi, tim mạch…

Điều này khiến lượng chi phí lớn dành cho sức khỏe, theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam mất 3,2% Tổng sản phẩm quốc nội do biến đổi khí hậu và 1% do ô nhiễm không khí vào năm 2020.

Tại hội thảo, Tiến sĩ Angela Pratt - Trưởng đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, cho biết: “Biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí đều có khả năng làm suy yếu đi nhiều thập kỷ tiến bộ về sức khoẻ toàn cầu cũng như tại Việt Nam. Biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí cũng có liên quan với nhau.

Các loại nhiên liệu hoá thạch là nguồn chính gây ra ô nhiễm không khí ngoài trời và cũng là nguồn phát thải khí carbon, một yếu tố góp phần đẩy nhanh quá trình biến đổi khí hậu. Khi biến đổi khí hậu diễn ra, những chất gây ô nhiễm cũng vì đó mà bị giữ lại trong không khí mà chúng ta hít thở hằng ngày”.

PGS, TS, Bs Trần Quỳnh Anh (Trưởng bộ môn sức khỏe môi trường, Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Đại học Y Hà Nội) cho rằng, người dân cần cẩn trọng với bụi mịn PM 2.5

PGS, TS, Bs Trần Quỳnh Anh (Trưởng bộ môn sức khỏe môi trường, Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Đại học Y Hà Nội) cho rằng, người dân cần cẩn trọng với bụi mịn PM 2.5

Theo PGS, TS, BS. Trần Quỳnh Anh (Trưởng bộ môn sức khỏe môi trường, Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Đại học Y Hà Nội): “Hiện nay có quá nhiều chất gây ô nhiễm nhưng bụi mịn PM 2.5 là chất nguy hiểm nhất vì gây tác hại đến sức khỏe, hệ hô hấp, tuần hoàn và nó được ghi nhận là tác nhân gây ung thư. Chúng tôi khuyến cáo đến người dân là chúng ta nên theo dõi chỉ số AQI.

Bởi bụi PM 2.5 thay đổi theo mùa như thu và đông vì khí hậu điều kiện thời tiết là mùa ít mưa, ít gió, không có khả năng phát tán bụi đi xa và cao nên cơ thể dễ hít loại bụi này. bụi PM 2.5 cũng cao hơn vào buổi sáng, do đó người dân ra ngoài vào giờ sáng sớm để đi làm hoặc tập thể dục cần chú ý tránh điểm có nguồn gây ô nhiễm cao như công trình, đường giao thông, nhà máy…”

Cũng tạo buổi hội thảo, ông Simon Kreye, Phó Đại sứ Cộng hoà Liên bang Đức, cho rằng: “Biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí là những thách thức toàn cầu mà không một quốc gia nào có thể tự mình giải quyết. Là một phần trong nỗ lực hỗ trợ sâu rộng hơn cho quá trình chuyển đổi năng lượng và bảo vệ khí hậu, Đại sứ quán CHLB Đức đã tổ chức các cuộc Đối thoại về Khí hậu nhằm thu hút sự tham gia của đông đảo người dân Việt Nam”.

Việt Nam đã và đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng về các hành động chống biến đổi khí hậu, điều này sẽ mang lại những lợi ích đáng kể trong việc giải quyết vấn nạn ô nhiễm không khí. Tại phiên thảo luận tiếp theo của hội nghị Đóng góp cho Kế hoạch Hành động quốc gia của Việt Nam theo Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khi hậu.

Chương trình dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2025, đây sẽ là cơ hội để Việt Nam thực hiện cam kết của mình trong việc giảm phát thải khí nhà kính.

Hải Bằng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hạnh phúc trong khó khăn

Hạnh phúc trong khó khăn

Có một ngôi trường nằm ở quận đông dân nhất cả nước, học sinh phần lớn là con em gia đình công nhân, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Nhưng từ đầu năm 2024, ngôi trường này đã được trang bị ti vi thông minh và kết nối internet, phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập.

TP Thủ Đức nói gì về bữa ăn trường học bất ổn, học sinh bán vé số, giáo viên phát tờ rơi?

TP Thủ Đức nói gì về bữa ăn trường học bất ổn, học sinh bán vé số, giáo viên phát tờ rơi?

Sau phản ánh của Kênh VOV Giao thông về câu chuyện “quá nhiều bất ổn ở ngôi trường chuẩn” tại trường THCS Lương Định Của, TP Thủ Đức, TP.HCM, ngay sau đó Kênh VOV GT đã gửi công văn đến UBND TP Thủ Đức để tiếp tục yêu cầu làm rõ nhiều vấn đề tồn tại ngôi trường này.

Vì sao Bộ Công an đề xuất tăng gấp 6 lần mức phạt với hành vi vươt đèn đỏ?

Vì sao Bộ Công an đề xuất tăng gấp 6 lần mức phạt với hành vi vươt đèn đỏ?

Theo dự thảo nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ, do Bộ Công an soạn thảo chuẩn bị trình Chính phủ ban hành, hành vi vượt đèn đỏ dược đề xuất tăng đáng kể mức phạt.

GPMB Vành đai 2 TP.HCM: Tiếp thu và lắng nghe nhiều hơn để xử lý nhanh hơn

GPMB Vành đai 2 TP.HCM: Tiếp thu và lắng nghe nhiều hơn để xử lý nhanh hơn

Đến nay vẫn còn không ít người tỏ ra băn khoăn, chưa đồng thuận vì mức giá đền bù “chưa sát với thị trường”, các phương án định giá nhà ở đất ở chưa phù hợp hay địa điểm tái định cư còn xa… Các ý kiến này cần được lắng nghe, tiếp thu một cách cầu thị, thấu đáo từ các ngành chức năng.

Những chiếc giỏ xe

Những chiếc giỏ xe

Nếu như trên phố chính, xe đạp chủ yếu phục vụ người đi thể dục, đi chơi, đi làm ở quãng đường ngắn, hoặc chở hoa quả rong…thì trên những đường phố nhỏ hơn, nó là bạn đồng hành đến trường của con trẻ. Nhưng điều thú vị không nằm ở chiếc xe, mà ở những chiếc giỏ xe – những chiếc giỏ lộn ngược.

Bộ máy nhà nước cần tinh gọn công năng

Bộ máy nhà nước cần tinh gọn công năng

Câu chuyện thời sự lớn nhất trong những ngày này chính là cuộc cách mạng tinh giản bộ máy theo tinh thần của Tổng bí thư Tô Lâm “Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả”. Tinh thần đó cần được cụ thể hóa như thế nào?

Tạo chính sách đột phá để thu hút nhà giáo giỏi

Tạo chính sách đột phá để thu hút nhà giáo giỏi

Mới đây, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật Nhà giáo và một trong những nội dung nhận được sự quan tâm, thảo luận của các đại biểu là chính sách, chế độ đối với nhà giáo nhằm thu hút nhân tài vào ngành giáo dục.