Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Bạo lực học đường, vì đâu nên nỗi...

Trọng Điển - Minh Thùy - Trúc Thủy: Chủ nhật 14/05/2023, 06:42 (GMT+7)

Bạo lực học đường là nỗi lo không của riêng ai. Hiện tượng này đã diễn ra nhiều năm nhưng thời gian gần đây có chiều hướng gia tăng, khi liên tiếp xảy ra tại nhiều địa phương gây hậu quả nghiêm trọng; càng làm tăng mối lo ngại về vòng xoáy bạo lực học đường trong xã hội.

Nguyên nhân dẫn đến thực trạng 'bạo lực học đường' là do việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để giáo dục các em mới chỉ là khẩu hiệu chứ vẫn rất lỏng lẻo (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân dẫn đến thực trạng "bạo lực học đường" là do việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để giáo dục các em mới chỉ là khẩu hiệu chứ vẫn rất lỏng lẻo (Ảnh minh họa)

 

Chỉ trong tháng 4, nhiều tỉnh thành như Vĩnh Long, Đồng Tháp, Quảng Trị, Hà Nội, TPHCM… ghi nhận các vụ bạo lực học đường ở mọi lứa tuổi lớp 10, 11, lớp 8, kể cả lớp 5. Những hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội ghi lại cảnh học sinh nhục mạ, đánh hội đồng, thậm chí có cầm hung khí, chỉ vì mâu thuẫn nhỏ.

Đáng nói là một số học sinh có mặt chứng kiến nhưng không can ngăn, tố giác, ngược lại còn quay phim, chụp ảnh để tung lên mạng. Nhất là câu chuyện nữ sinh lớp 10 tại Nghệ An tự tử nghi do bạo lực học đường gần đây, khiến dư luận vẫn còn bàng hoàng.

Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (ngày 28/4), trung bình một ngày có 5 vụ học sinh đánh nhau trong và ngoài trường học trên toàn quốc. 1.600-1.800 vụ bạo lực học đường xảy ra mỗi năm. Số liệu này chỉ là “phần nỗi trong tảng băng chìm”.

GS, TS. Vũ Gia Hiền - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng văn hóa cho biết, có 3 nguyên nhân chính dẫn đến hành vi bạo lực.

"Xã hội ngày nay tác động từ game, những trò chơi bạo lực, nhất là mạng xã hội sẽ tác động tâm lý rất lớn đến bạo lực học đường. Thứ hai, gia đình là yếu tố quyết định giáo dục đạo đức cho con. Theo đó, chúng ta đừng đổ lỗi cho công việc, nếu không lo được là trách nhiệm, thiếu sót của chúng ta.

Thêm nữa là cha mẹ có hành vi cãi cọ, bạo lực trong nhà sẽ ảnh hưởng rất lớn đến con cái, khiến trẻ bắt chước. Vì vậy, khi có con, cha mẹ nói năng phải thận trọng, phải thể hiện được nhân cách để giáo dục nhân cách cho con".

Giáo dục mới chỉ tập trung vào lý thuyết mà bỏ qua nhiều kỹ năng sống, thiếu cả việc giáo dục, tư vấn tâm lý học đường cho học sinh (Ảnh minh họa)

Giáo dục mới chỉ tập trung vào lý thuyết mà bỏ qua nhiều kỹ năng sống, thiếu cả việc giáo dục, tư vấn tâm lý học đường cho học sinh (Ảnh minh họa)

Còn theo Tiến sĩ Lê Nguyễn Phương - Chuyên gia tâm lý học đường, giảng viên chương trình cao học bộ môn Tâm lý học đường tại ĐH Chapman (Mỹ), nguyên nhân của thực trạng này là do việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để giáo dục các em mới chỉ là khẩu hiệu chứ vẫn rất lỏng lẻo.

"Trong một số trường hợp, những kẻ bắt nạt trong nhà trường Việt Nam có thể không phải đối mặt với những hậu quả thích đáng cho hành vi của mình. Có nhiều lý do, trong đó có cả quy trình xử lý, nỗi lo khủng hoảng truyền thông hay mất danh hiệu tiên tiến thi đua.

Ở đây tôi cũng muốn nhấn mạnh là trong một vụ bạo lực học đường không phải chỉ là kẻ bắt nạt và kẻ bị bắt nạt, mà còn kẻ đứng xem làm vai trò bàng quang, cũng là nhân tố kích thích và củng cố hành vi bạo hành”.

Nhìn nhận về giáo dục chúng ta chỉ tập trung vào lý thuyết mà bỏ qua nhiều kỹ năng sống, thiếu cả việc giáo dục, tư vấn tâm lý học đường cho học sinh. Tiến sĩ Lê Nguyễn Phương nhận định:

"Phòng ngừa là cách hiệu quả nhất trong bắt nạt ở nhà trường. Tất cả nằm trong việc xây dựng văn hóa nhà trường, phải thấy rằng mọi thành viên trong học đường đều có thể can thiệp vào các sự cố bắt nạt và có hành động thích hợp để giải quyết hành vi đó. Điều này bao gồm việc ngăn chặn, tư vấn, hòa giải và kể cả việc áp dụng kỷ luật.

Điều quan trọng là các trường học phải có chính sách và thủ tục rõ ràng để giải quyết hành vi bắt nạt; áp dụng chúng một cách nhất quán và nghiêm minh. Và việc phòng chống không chỉ thực hiện trong khuôn viên nhà trường, nó phải có sự hợp tác giữa nhà trường, phụ huynh và cộng đồng".

Về phía gia đình, cha mẹ cần chú tâm quan tâm con trẻ nhiều hơn, không nên vì bận rộn công việc mà quá tin tưởng phó mặc con trẻ cho nhà trường hay nhồi nhét, ép buộc con trẻ chạy theo điểm số; đừng để tuổi học đường đẹp nhất trở thành ký ức “đen” trong cuộc đời của những đứa trẻ.

"Vấn đề bạo lực học đường đến từ 2 phía. Một phía là gia đình không quan tâm đến con hoặc là gia đình quan tâm đến con theo kiểu đánh đập, chửi mắng. Thứ hai là phía nhà trường chưa quản nghiêm các bạn. Nếu như nhà trường và gia đình đều làm được câu chuyện tình thương và giới hạn thì chắc chắn đứa trẻ đó không phải làm một dạng thích đi thể hiện mình bằng cách đi bắt nạt người khác nữa".

"Tôi nghĩ là ngoài quan tâm đến việc học của con, mình phải hỏi thăm đến chuyện sinh hoạt của con trên lớp, để mình theo dõi quá trình của con trên lớp có bị cô lập và hay bị bạn bè bắt nạt hay không. Chứ không quá nuông chiều hay khắt khe, điều đó khiến đứa trẻ ít tâm sự và dễ suy nghĩ lệch lạc hơn".

Bạo lực học đường từ lâu đã trở thành một tệ nạn gây nhức nhối ai cũng biết, cũng thấy nhưng để giải quyết, ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi thì chưa nhiều (Ảnh minh họa)

Bạo lực học đường từ lâu đã trở thành một tệ nạn gây nhức nhối ai cũng biết, cũng thấy nhưng để giải quyết, ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi thì chưa nhiều (Ảnh minh họa)

Ngày nay, thời gian ở trường, học tập chiếm phần lớn thời gian trong ngày và trong đời của một đứa trẻ. Nhưng những câu chuyện về bắt nạt triền miên từ năm này sang năm khác, đòi hỏi sự vào cuộc của toàn xã hội.

Hơn hết là đằng sau những câu chuyện đúng - sai đó, người lớn cần nhìn nhận lại cách yêu thương và giáo dục con trẻ đã thực sự đúng cách và chuẩn mực.

Góc nhìn của VOV Giao thông: "Bạo lực học đường: Đừng để đứt gãy quan hệ giữa gia đình và nhà trường”

 

 

Thời gian qua, các vụ bạo lực học đường liên tục xuất hiện ở nhiều địa phương, với đủ dạng thức khác nhau. Nhìn hình ảnh các em học sinh mặc áo nhà trường, thể hiện các hành vi bạo lực, đánh nhau; tấn công bằng cả những hung khí mới thấy đau xót.

Đau thương hơn là có em vì bị bắt nạt, bị tấn công ở cả trong trường, ngoài đời lẫn trên mạng xã hội; do không làm chủ được bản thân, không vượt qua được áp lực, đã tự kết thúc cuộc đời của mình giữa lúc tuổi còn ngây thơ, trong sáng; khiến cả xã hội bàng hoàng, đau xót.

Bạo lực học đường từ lâu đã trở thành một tệ nạn gây nhức nhối ai cũng biết, cũng thấy nhưng để giải quyết, ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi thì chưa nhiều. Các vụ việc vẫn tiếp tục xảy ra, thậm chí tần suất có phần dày hơn; hành vi ngày càng hung hãn và nguy hiểm hơn.

Có thời điểm, mỗi ngày ở một số nơi con em đến trường không còn là niềm vui mà thực sự là nỗi lo với nhiều bậc cha mẹ và người thân. Nhà trường đều biết; phân loại được các em cá biệt; tìm mọi cách để khuyên giải, khống chế nhưng nhiều khi lực bất tòng tâm. Các em đánh nhau ở ngoài khuôn viên nhà trường - ở những nơi mà thầy cô không sao quản lý được.

Nếu sự quan tâm của các bên chưa đủ lớn, chưa đủ bền chặt, bị chia cắt thì nạn bạo lực học đường còn có nguy cơ tái diễn ngày một nhiều hơn (Ảnh minh họa)

Nếu sự quan tâm của các bên chưa đủ lớn, chưa đủ bền chặt, bị chia cắt thì nạn bạo lực học đường còn có nguy cơ tái diễn ngày một nhiều hơn (Ảnh minh họa)

Nhiều bậc phụ huynh dù lo lắng nhưng cũng không có những hành động quyết liệt; vì mải lo “cơm áo gạo tiền” không đủ thời gian để tìm hiểu, giúp con cái vượt qua nỗi lo sợ khi bị bạo lực. Phụ huynh có con em là đối tượng cá biệt, thích bắt nạt bạn bè; dù được nhà trường cảnh báo nhưng nhiều khi cũng phớt lờ, cho qua.

Chỉ đến khi con cái gây hậu quả nghiêm trọng mới ân hận, xin lỗi. Về phía nhà trường, thầy cô: nhiều nơi nhiều lúc vì chạy theo thành tích cũng không quán xuyến đầy đủ việc rèn người, luyện tính cho các em. Khi biết có hiện tượng bắt nạt trong trường lớp nhưng không giải quyết triệt để; không báo cho phụ huynh 2 phía để tìm cách chặt đứt mầm mống.

Lâu ngày, các em không bị nhắc nhở, kỷ luật nên nhởn nhơ, bất chấp nội quy, quy định. Các em bị tấn công thì không tìm được sự chia sẻ của bạn bè trong lớp; không có cơ hội tâm sự với thầy cô hoặc thầy cô cũng chưa thực sự quan tâm, lắng nghe ý kiến của từng học sinh trong lớp. Nhiều em buộc phải âm thầm chịu đựng, lâu dần bị trầm cảm nặng.

Rõ ràng trong bối cảnh biến đổi chóng mặt của đời sống xã hội; con người, nhất là trẻ em, học sinh đang đối diện với sức tấn công mạnh mẽ của mạng xã hội; các nền tảng xuyên biên giới. Có đủ thứ tốt xấu được phô bày hàng ngày hàng giờ trong đó có cả hành vi bạo lực phát tán trong môi trường này và trong đời sống hàng ngày.

Các em chưa đủ độ chín để nhận thức đầy đủ về đúng sai, lệch chuẩn; nhiều em vì thế học đòi, a dua; không chỉ thể hiện thói hư tật xấu trên không gian mạng mà đem đến tận trường học để thỏa mãn cá tính lệch lạc của mình. Đây là thực tế đang diễn ra khá phổ biến từ các vụ bạo lực học đường vừa qua.

Do vậy, ngăn chặn bạo lực học đường phải bắt đầu từ gia đình rồi đến nhà trường. Gia đình, cha mẹ sẽ là người thấu hiểu tâm sinh lý của con cái nhiều nhất. Từ đó có biện pháp nhắc nhở, dạy dỗ và răn đe để con em không bị nhiễm thói hư tật xấu.

Với các em hay bị tổn thương, cha mẹ phải thường xuyên quan tâm, lắng nghe tâm sự. Biết con chơi với ai, làm gì; học hành ở trường lớp ra sao thông qua các cuộc họp phụ huynh và giáo viên. Qua đó có cách giáo dục riêng, không ỷ lại hết cho nhà trường.

Về phía nhà trường, thầy cô giáo thông qua ban cán sự; qua học tập hàng ngày cũng cần nắm rõ tâm tư tình cảm của từng em. Biết được các em có hành vi bạo lực để dạy dỗ, uốn nắn, thậm chí là kỷ luật; các em có hoàn cảnh khó khăn để nâng đỡ, chăm sóc.

Ngành giáo dục và đào tạo cần tạo ra quỹ thời gian đủ dày để cho các thầy cô rèn đức, dạy người thay vì chỉ chăm chăm chạy đua với điểm số, thành tích học tập.

Điều quan trọng là mối liên lạc giữa nhà trường, thầy cô và gia đình đừng để bị đứt gãy. Bởi nếu sự quan tâm của các bên chưa đủ lớn, chưa đủ bền chặt, bị chia cắt thì nạn bạo lực học đường còn có nguy cơ tái diễn ngày một nhiều hơn.

Trọng Điển - Minh Thùy - Trúc Thủy/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hạnh phúc trong khó khăn

Hạnh phúc trong khó khăn

Có một ngôi trường nằm ở quận đông dân nhất cả nước, học sinh phần lớn là con em gia đình công nhân, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Nhưng từ đầu năm 2024, ngôi trường này đã được trang bị ti vi thông minh và kết nối internet, phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập.

TP Thủ Đức nói gì về bữa ăn trường học bất ổn, học sinh bán vé số, giáo viên phát tờ rơi?

TP Thủ Đức nói gì về bữa ăn trường học bất ổn, học sinh bán vé số, giáo viên phát tờ rơi?

Sau phản ánh của Kênh VOV Giao thông về câu chuyện “quá nhiều bất ổn ở ngôi trường chuẩn” tại trường THCS Lương Định Của, TP Thủ Đức, TP.HCM, ngay sau đó Kênh VOV GT đã gửi công văn đến UBND TP Thủ Đức để tiếp tục yêu cầu làm rõ nhiều vấn đề tồn tại ngôi trường này.

Vì sao Bộ Công an đề xuất tăng gấp 6 lần mức phạt với hành vi vươt đèn đỏ?

Vì sao Bộ Công an đề xuất tăng gấp 6 lần mức phạt với hành vi vươt đèn đỏ?

Theo dự thảo nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ, do Bộ Công an soạn thảo chuẩn bị trình Chính phủ ban hành, hành vi vượt đèn đỏ dược đề xuất tăng đáng kể mức phạt.

GPMB Vành đai 2 TP.HCM: Tiếp thu và lắng nghe nhiều hơn để xử lý nhanh hơn

GPMB Vành đai 2 TP.HCM: Tiếp thu và lắng nghe nhiều hơn để xử lý nhanh hơn

Đến nay vẫn còn không ít người tỏ ra băn khoăn, chưa đồng thuận vì mức giá đền bù “chưa sát với thị trường”, các phương án định giá nhà ở đất ở chưa phù hợp hay địa điểm tái định cư còn xa… Các ý kiến này cần được lắng nghe, tiếp thu một cách cầu thị, thấu đáo từ các ngành chức năng.

Những chiếc giỏ xe

Những chiếc giỏ xe

Nếu như trên phố chính, xe đạp chủ yếu phục vụ người đi thể dục, đi chơi, đi làm ở quãng đường ngắn, hoặc chở hoa quả rong…thì trên những đường phố nhỏ hơn, nó là bạn đồng hành đến trường của con trẻ. Nhưng điều thú vị không nằm ở chiếc xe, mà ở những chiếc giỏ xe – những chiếc giỏ lộn ngược.

Bộ máy nhà nước cần tinh gọn công năng

Bộ máy nhà nước cần tinh gọn công năng

Câu chuyện thời sự lớn nhất trong những ngày này chính là cuộc cách mạng tinh giản bộ máy theo tinh thần của Tổng bí thư Tô Lâm “Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả”. Tinh thần đó cần được cụ thể hóa như thế nào?

Tạo chính sách đột phá để thu hút nhà giáo giỏi

Tạo chính sách đột phá để thu hút nhà giáo giỏi

Mới đây, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật Nhà giáo và một trong những nội dung nhận được sự quan tâm, thảo luận của các đại biểu là chính sách, chế độ đối với nhà giáo nhằm thu hút nhân tài vào ngành giáo dục.