Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Bài học từ thiên tai...

Mộng Toàn - Thanh Phê: Thứ năm 18/08/2022, 13:50 (GMT+7)

Biến đổi khí hậu ngày càng tác động rõ rệt với ĐBSCL. Thiên tai khắc nghiệt ảnh hưởng rất lớn đến đời sống dân sinh và sự phát triển kinh tế của vùng.

Số liệu từ Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai cho biết, từ năm 2021 đến tháng 6 năm nay, tại khu vực Nam Bộ xảy ra 183 trận mưa lớn kèm theo lốc, sét, đã làm 12 người chết, 40 người bị thương, 812 căn nhà bị sập, 5.182 căn nhà bị tốc mái và nhiều diện tích lúa, hoa màu, cây ăn trái bị giảm năng suất, gẫy đổ.

Ngoài ra, khu vực còn xuất hiện 162 điểm sạt lở bờ sông, bờ biển với tổng chiều dài 55.216 m, nhiều nhà ở, công trình bị sập, hư hỏng, nhiều diện tích đất rừng bị xói trôi. Những đợt thiên tai lớn gây thiệt hại cho các tỉnh Nam Bộ ước tính khoảng 153 tỷ đồng. 

Tác động của thiên tai đã đẩy cuộc sống của người dân vào cảnh khó khăn. Yêu cầu cấp bách và quyết liệt của các địa phương là khắc phục hậu quả nhanh nhất, sớm ổn định cuộc sống người dân.

Ông Trần Thanh Toàn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Hậu Giang, cho biết: “Việc xử lý các điểm sạt lở được các cấp chính quyền và người dân khẩn trương thực hiện theo phương châm 4 tại chỗ. Ban chỉ huy phòng chống thiên tai các cấp đặc biệt xã, huyện chỉ đạo lực lượng nồng cốt, nhất là dân quan tự vệ nhanh chống xuống địa bàn sạt lở giúp dân dọn dẹp nhà cửa, cấm biển cảnh báo, tạo điều kiện người dân an tâm sản xuất, sinh hoạt”.

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của người dân (ảnh: nhandan.vn)

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của người dân (ảnh: nhandan.vn)

Ngoài ra, Hậu Giang đặc biệt quan tâm đến công tác quản lý đê điều, đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, chỉ đạo gia cố, duy tu sửa chữa các tuyến đê bao ngăn lũ, triều cường. Tổ chức kiểm tra, rà soát các công trình thủy lợi và đánh giá công tác vận hành hệ thống các công trình thủy lợi; có kế hoạch xử lý, tu sửa nhũng hạng mục hư hỏng. Đôn đốc các chủ đầu tư chỉ đạo các đơn vị thi công các công trình thủy lợi đẩy nhanh tiến độ nhằm đảm bảo hoàn thành công trình trước mùa lũ. 

Với tinh thần chủ động, giảm bớt thiệt hại cho người dân các địa phương ở ĐBSCL tiếp tục thực hiện phương châm “4 tại chỗ”, đó là chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện, vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ. Trong đó xác định phương án cụ thể đối với từng vùng trọng điểm, đề cao tinh thần cẩn trọng, tích cực, không để xảy ra đột xuất, bất ngờ, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra. 

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia nhận định, đỉnh lũ ở đầu nguồn sông Cửu Long khả năng xuất hiện vào nửa cuối tháng 10, ở mức báo động (BĐ) 1 và trên BĐ1; tại các trạm hạ nguồn ở mức BĐ2-BĐ3, một số trạm trên BĐ3, nguy cơ xảy ra ngập lụt tại các vùng trũng thấp, ven sông hạ nguồn sông Cửu Long, thành phố Cần Thơ, Vĩnh Long.

Cũng trong thời gian từ nay đến cuối năm, tại các tỉnh ven biển Nam Bộ sẽ xuất hiện 6 đợt triều cường cao, với độ cao tại Vũng Tàu đều ở mức  trên 4,0m. Sóng lớn chủ yếu xuất hiện trong khu vực ảnh hưởng của bão/áp thấp nhiệt đới và do hoạt động của gió mùa Tây Nam. Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, cho hay, năm nay tại khu vực miền Nam có hiện tượng La Nina gây sóng cao, gió mạnh. Trong lịch sử, Nam Bộ hiếm có hiện tượng này, nay xuất hiện là sự bất thường: 

Ông Mai Văn Khiêm cho biết thêm: “Trên khu vực biển đông chúng ta, có thể hoạt đông, xuất hiện của 9-11 cơn bão và ATNĐ, trong đó có khoảng 4-6 cơn là có thể ảnh hưởng, đi vào đất liền của chúng ta thế thì số lượng các cơn bão còn lại thì khả năng xu thế là hoạt động nhiều hơn vào cuối mùa bão và như vậy sẽ sẽ khả năng ảnh hưởng tới khu vực miền Trung và miền Nam năm nay sẽ có thê nhiều hơn so với những năm bình thường”.

Cũng theo ông Mai Văn Khiêm, bão sẽ hoạt động mạnh hơn, phức tạp hơn, khả năng số lượng mưa bão xuất hiện nhiều từ tháng 10 đến giữa tháng 12/2022. Đồng thời, xác suất cơn bão đi vào, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến khu vực Nam Bộ cao hơn so với những năm trước, do đó các địa phương cần tập trung chuẩn bị công tác tránh bão cho người dân.

Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng, chống thiên tai, đánh giá, khả năng ứng phó với bão của các tỉnh Nam Bộ là khá hạn chế, do khu vực này ít khi bị bão. Chính vì vậy, các tỉnh, thành phố ở Nam Bộ cần phải rà soát ngay các kịch bản ứng phó với bão có thể xảy ra và phải có phương án bảo vệ các khu dân cư, các công trình phòng chống thiên tai, nhất là hệ thống đê sông và đê biển.

Ông Trần Quang Hoài, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai cho biết: “Hướng dẫn cho cấp huyện, cấp xã để chúng ta cùng triển khai các nhiệm vụ song hành và đặc biệt là chúng ta phải khẩn trương cho việc tăng cường các hệ thống theo dõi, giám sát thiên tai để rồi trên cơ sở đó chúng ta nắm bắt được tình hình, diễn biến và có thông tin kịp thời tới chính quyền, tới người dân ở khu vực Nam Bộ của chúng ta”.

Tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai được dự báo sẽ ngày càng rất phức tạp, khó lường. Những vụ việc vừa qua có thể thấy, thiên tai năm nay phức tạp và dị thường. Sự dị thường thể hiện ngay trong đợt mưa lũ lớn trái quy luật ngay giữa mùa khô, kèm theo dông lốc, sạt lở đất. Do vậy, các tỉnh ở ĐBSCL đã chủ động triển khai nhiều giải pháp nhằm ứng phó với BĐKH, góp phần đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ổn định, bền vững.

Khí hậu cực đoan ngày càng gia tăng (ảnh: baochinhphu.vn)

Khí hậu cực đoan ngày càng gia tăng (ảnh: baochinhphu.vn)

“Bài học từ thiên tai”

Dù phát triển năng động về kinh tế, xã hội nhưng Nam Bộ cũng là khu vực thường xuyên chịu tác động của thiên tai. Đặc biệt là: bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, ngập lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở, sụt lún đất… Trước việc BĐKH, thiên tai ngày càng gia tăng, bất thường, cực đoan thì việc khẩn trương kiện toàn Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và có kịch bản ứng phó với từng loại hình thiên tai là điều cần thiết. 

Thực tế đã cho thấy, với đặc thù địa hình ĐBSCL dễ bị tổn thương nhất trước thiên tai. Dù đã xảy ra hơn 25 năm nhưng cơn bão số 5 (Linda) năm 1997, vẫn còn gây ám ảnh trong ký ức của người dân Cà Mau. Cơn bão đã làm 128 người chết, 1.164 người mất tích; 601 người bị thương.

Hàng chục ngàn ha rừng và diện tích sản xuất nông nghiệp bị tàn phá, làm thiệt hại về tài sản hơn 2.700 tỷ đồng. Bởi, trước bão, không mấy người tin rằng, vùng biển bao đời lặng sóng này lại có thể xảy ra bão lớn. Và hầu như ít ai quan tâm đến các tin tức thời tiết, cũng như những cảnh báo từ ngành chức năng.

Đây là bài học lớn không chỉ cho tỉnh Cà Mau mà còn là cho cả vùng ĐBSCL khi triển khai ứng phó với các tình huống thiên tai. Trong đó, chất lượng công tác dự báo là yếu tố quyết định trong chỉ đạo, điều hành ứng phó thiên tai một cách chủ động, từ sớm, từ xa.

Đây là công việc rất khó, đòi hỏi tinh thần trách nhiệm của đội ngũ, và nguồn lực đầu tư lớn. Mặc khác, trước những diễn biến khó lường, cực đoan của khí hậu, việc đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao trình độ đội ngủ là rất quan trọng. 

Bên cạnh đó là nâng cao nhận thức, kỹ năng cho các cấp chính quyền và nhân dân, đặc biệt là các lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai. 

Tiếp tục nâng cao công tác dự báo, cảnh báo sớm, theo dõi, giám sát thiên tai bảo đảm kịp thời, đủ độ tin cậy, góp phần giảm thiểu thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn, ngập lụt, sạt lở, giông bão gây ra; đồng thời, chú trọng nghiên cứu ứng dụng khoa học về ứng phó với BĐKH; tăng cường ứng dụng công nghệ viễn thám, công nghệ mới, tiên tiến trên nền tảng công nghệ thông tin trong dự báo, cảnh báo, điều tra, đánh giá, ứng phó với BĐKH.

Về lâu dài, đòi hỏi trách nhiệm, nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị và của mỗi người dân. Phải đổi mới, nâng cao năng lực công tác theo dõi, giám sát, dự báo, cảnh báo thiên tai.Quản lý, giám sát chặt chẽ tổ chức vận hành các công trình như hồ Dầu Tiếng, cống Cái Lớn - Cái Bé, đập Tha La - Trà Sư… nhằm giảm thiểu thiệt hại, tác động do thiên tai, đồng thời nâng cao hiệu quả, đảm bảo nguồn tài nguyên phục vụ sản xuất.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế, chuyển đổi số, hiện đại hóa công cụ hỗ trợ, số hóa bộ cơ sở dữ liệu phòng, chống thiên tai; tăng cường hợp tác, chia sẻ thông tin với các nước thượng nguồn Mekong để áp dụng các giải pháp phù hợp, tận dụng nguồn nước hiệu quả trong việc sản xuất, giảm lũ và đẩy mặn trong mùa khô.

Thực hiện có hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn bằng nhiều hình thức phù hợp. Củng cố nâng cấp hệ thống đê biển, cầu, cống, đập ngăn mặn, đê bao chống ngập và kênh trục thủy lợi ở ĐBSCL.…

Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu không thể bị lơ là, vì mọi sự trì hoãn đều sẽ dẫn đến những thảm họa khó lường.

 

Mộng Toàn - Thanh Phê/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Dồn lực thi công cao tốc, bù tiến độ sau nhiều tháng mưa triền miên

Dồn lực thi công cao tốc, bù tiến độ sau nhiều tháng mưa triền miên

Nhiều tháng qua do ảnh hưởng của gió mùa nên thời tết khu vực miền Trung luôn trong tình trạng mưa kéo dài triền miên, khiến cho công tác thi công nền đường tại các dự án cao tốc Bắc – Nam qua khu vực này bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tiến độ bị đe dọa.

Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Thành phố Hà Nội đang tăng cường công tác quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải đối với xe ba bánh tự sản xuất, lắp ráp có hành vi chở hàng cồng kềnh, gây mất an toàn giao thông.

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Khoảng 9 giờ sáng, tại ấp 6, người trẻ đã đi làm, chỉ còn thưa thớt người già chờ... nước từ thiện. Một chiếc “hầm” chứa nước mới được người dân thiết kế đào sáng nay. “Hầm” sâu 1 mét, dài 11 mét, rộng 3 mét, đủ chứa hơn 30 khối nước.

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Từ hôm qua, giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư đã mang vàng đi bán. Nhiều người lo ngại, nếu nắm giữ vàng lâu hơn nữa, trường hợp giá vàng hạ, mức lời sẽ không còn cao.

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Sức khỏe, sự an toàn của học sinh trong môi trường giáo dục luôn là ưu tiên hàng đầu. Thế nhưng hiện nay đang tồn tại một vấn đề cấp bách: tình trạng thiếu hụt nhân viên y tế học đường, làm tăng nguy cơ xảy ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần và thể chất với học sinh.

Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài

Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài

Hạn mặn là vấn đề được dự báo trước, thế nhưng các địa phương vẫn loay hoay trong công tác ứng phó, chủ động nguồn nước ngọt phục vụ cho dân sinh. Điều này đòi hỏi các địa phương cần phải có một kế hoạch lớn, dài hạn để thích ứng với tình trạng hạn hán hàng năm, không để người dân thiếu nước.