Thoát nước ở nông thôn
Nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Đề án được thực hiện thành công sẽ tạo thêm niềm tin, nâng cao thu nhập cho người dân, đảm bảo yêu cầu xuất khẩu, xây dựng thương hiệu gạo uy tín trên trường quốc tế. Dự kiến Đề án sẽ lấy ý kiến các doanh nghiệp, chuyên gia và địa phương kỹ càng trước khi trình Thủ tướng vào quý 2/2023.
Sở hữu 20 ha diện tích trồng lúa ở Thị trấn Hòn Đất, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang nhưng anh Huỳnh Thanh Điền vẫn luôn tiếc nuối vì chưa thực hiện thành công mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” để sản xuất gạo sạch mà anh luôn ao ước. Anh Điền cho biết trước đây anh đã từng tham gia sản xuất lúa sạch với mô hình cánh đồng lớn. Tuy nhiên, vì có một số hộ dân lân cận không tham gia nên ảnh hưởng đến cánh đồng của anh. Dẫn đến thực hiện không hiệu quả.
Vì vậy anh Điền bỏ cuộc với ước mơ trồng lúa sạch dù rất muốn: Chỗ ruộng anh thì không có làm lúa sạch, khó làm lắm. Khi người ta đi thử nghiệm lúa mình thì lúa sạch hay không họ cũng không biết được đó là một phần. Với khi mà mình đã thực hiện lúa sạch rồi nhưng người nông dân kế bên họ phun thuốc bằng máy bay rồi gió bay qua ruộng mình một phần, đi thử thì lúa mình lại dính, mình không bán được lúa sạch, mất giá phần đó.
Một nỗi lo thường trực khiến người dân “mất ăn mất ngủ” đó là đầu ra của sản phẩm bấp bênh với điệp khúc “được mùa rớt giá”. Theo cách sản xuất truyền thống, chi phí chịu tác động lớn bởi giá cả vật tư nông nghiệp, trong khi đó giá trị nông sản chưa tương xứng với công sức nông dân bỏ ra.
Vào lúc được mùa, nông dân tìm đến thương lái, các tay “cò” để bán giá cao, còn những lúc thất mùa, người dân phải chấp nhận bán với giá rất thấp do doanh nghiệp không chịu thu mua. Chính vì hạn chế này đã khiến cho những hộ canh tác lúa sạch “bất đắc dĩ” quay về hướng sản xuất cũ dù biết đây là con đường mang lại lợi nhuận cao và bền vững.
Anh Huỳnh Thanh Điền bộc bạch: Muốn làm vậy thì khó nông dân lắm, người ý này người ý kia rồi thêm cái là giá cao thì nông dân bán ngoài, khi giá thấp bên người bao tiêu lại bỏ không mua thành ra người dân. Nhiều vụ như vậy thành ra người dân không còn tin tưởng nữa, giờ mạnh ai nấy làm à. Có trường hợp bao tiêu nhưng phải theo quy trình của họ là xài những loại thuốc nào, những chất nào còn không cho thì không được tuỳ tiện xài, cái đó là dạng bao tiêu lúa sạch.
Từ cánh đồng lớn trong sản xuất lúa gạo để tiến tới nông nghiệp tiên tiến là phù hợp xu thế phát triển của nền nông nghiệp hàng hóa hiện đại. Tuy nhiên, trong quá trình liên kết sản xuất, thực hiện đề án hiện còn những tồn tại, hạn chế cần sự tháo gỡ của ngành chức năng và các địa phương trong vùng. Không riêng gì ở Kiên Giang, thời gian qua, việc thực hiện cánh đồng lớn để canh tác lúa sạch ở nhiều địa phương tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chưa có bước “nhảy vọt” đáng ghi nhận.
Thực trạng trên cho thấy, vấn đề liên kết sản xuất chưa thực sự bền vững, người dân và doanh nghiệp chưa có tiếng nói chung, chính điều này làm cho việc tiêu thụ lúa gạo gặp khó. Tỷ lệ thành công hợp đồng liên kết tiêu thụ lúa trên cánh đồng lớn mới chỉ đạt 30% do doanh nghiệp hoặc nông dân “bẻ kèo” vẫn còn phổ biến.
Theo các chuyên gia, trong bối cảnh hiện nay, việc thực hiện đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao tại ĐBSCL có thành công hay không cần giải pháp cụ thể, trong đó phải xác định vai trò dẫn dắt và chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp rất quan trọng.
Theo GS.TS Võ Tòng Xuân – chuyên gia Nông nghiệp tại ĐBSCL chia sẻ: Doanh nghiệp phải là người đi đầu trong chuỗi sản xuất này, có thị trường rồi xong trở về mới bàn với Nhà nước, địa phương để mình tới vùng đã quy hoạch. Tôi nghĩ rằng doanh nghiệp là người có trách nhiệm cao nhất, dĩ nhiên trên Nhà nước đứng ra tổ chức thì Nhà nước có quyền, có luật pháp, quy định, nghị định, định hướng nhưng doanh nghiệp này là những người thực hiện.
GS TS Võ Tòng Xuân cho biết thêm, để thực hiện thành công cần phải xây dựng mô hình liên kết: doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào, bao tiêu sản phẩm, nông dân sản xuất theo yêu cầu của doanh nghiệp. Vế vấn đề này, trao đổi với Mekong FM, ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (Công ty Trung An) cho rằng, 1 triệu ha lúa chất lượng cao thực chất là mô hình tiếp nối chương trình “cánh đồng mẫu lớn” được thực hiện cả chục năm nay:
ÔNg Phạm Thái Bình cho biết: Hiện nay có Nhà nước đề ra, hoặc có ai làm hay không làm thì chúng tôi vẫn làm, vẫn đi theo hướng này, tức là sản xuất tiên quyết phải liên kết với nông dân, vẫn phải cơ giới hoá đồng ruộng và thậm chí phải cơ giới hoá vào đồng ruộng cơ. Ví dụ dùng máy bay sạ giống hay theo dõi sự phát triển của đồng lúa rồi quy trình chất lượng đảm bảo không có dư lượng thuốc thực vật.
Chúng tôi vẫn làm vì hiện nay chưa có mô hình nào hiệu quả thay thế mô hình này. Thế nhưng mà cả ngành hàng của ĐBSCL có làm hay không mới là quan trọng, làm để thay đổi cả ngành hàng lúa gạo, để nâng cao giá trị cho hạt gạo Việt Nam, nâng cao thu nhập cho người dân nông mới là quan trọng.
Một vấn đề được xem là quan trọng nhất là phải xác định thị trường đầu ra. Nếu trồng lúa chất lượng cao, giá lúa không cao hơn so với lúa bình thường, nông dân sẽ không tham gia hoặc giá cao hơn được một vài vụ rồi đâu lại vào đấy. Với xu hướng hiện nay, gạo chất lượng cao không chỉ phải đặt yếu tố sạch, an toàn, không chứa chất cấm lên hàng đầu mà còn phải phù hợp với thị hiếu của từng thị trường.
GS.TS Võ Tòng Xuân nhận định: Nhà nước phải nhúng tay vào, đầu tiên phải định hướng những quy hoạch tạm thời. Kế đó là khuyến khích doanh: tôi thấy thị trường bên Mỹ bên giờ nó đang ăn gạo ST25 thì tôi sẽ giúp anh mở thị trường bên Mỹ nhưng đồng thời tôi cũng giúp anh cái vốn ưu đãi để anh cải tiến lại những nhà máy xay xát của anh như thế nào cho nó hiện đại để gạo anh qua bên kia không thua gạo Thái Lan. Rồi sau đó giúp nông dân cấu trúc hạ tầng, xây dựng hợp tác xã rồi liên kết hợp tác xã thành chuỗi cung ứng cho những doanh nghiệp có tâm, có tài và quyết tâm xuất khẩu gạo sạch.
Để giải quyết những tồn tại trong quy hoạch cánh đồng lớn, các tỉnh ở ĐBSCL đã nỗ lực triển khai các giải pháp. Điển hình như tại Đồng Tháp, nhiều chính sách được ban hành kèm theo các chế độ đãi ngộ nhằm thúc đẩy việc thay đổi tư duy sản xuất.
Ông Phạm Thiện Nghĩa chia sẻ: chính vấn đề liên kết đã giúp người dân cùng hợp tác sản xuất với mục tiêu mua chung, bán chung, dùng chung và giá thành sản xuất giảm, khi đó lợi nhuận của người dân tăng lên và sự kết nối chặt chẽ giữa người dân và doanh nghiệp đã giúp sản phẩm làm ra ổn định và nâng cao giá trị:
- Trong thời gian qua Đồng Tháp chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp và hình thành lên những tổ hợp tác đặc biệt nhất là hội quán để tích hợp đối với những người nông dân cùng ngồi với nhau, cùng bàn lại với nhau để chúng ta hướng tới làm thế nào để có một nền nông nghiệp tốt. Có được cánh đồng lớn để cùng chung sản xuất, giảm đi giá thành, nâng cao sản lượng chế biến tinh thì mới nâng cao được giá trị, đặc biệt nhất đảm bảo được sản phẩm sạch, an toàn, đáp ứng các tiêu chuẩn không chỉ trong nước mà tiêu chuẩn quốc tế.
Để Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao đạt kết quả như mong đợi, ĐBSCL cần nhiều biện pháp hơn nữa nhằm chuyển đổi tư duy và hành động của người dân cũng như doanh nghiệp. Trong đó doanh nghiệp đóng vai trò then chốt bên cạnh sự trợ lực mạnh mẽ từ nhà nước.
Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao ở ĐBSCL nếu thực hiện thành công sẽ mang lại giá trị kinh tế cao, nâng tầm giá trị hạt gạo Việt. Tuy nhiên, trước đây nhà nước cũng đã từng đưa ra một đề án tương tự nhưng thực hiện không tới nơi tới chốn nên không đạt kết quả như mong muốn. Với đề án lần này đã nhận được rất nhiều kỳ vọng từ người dân và doanh nghiệp. Thế nhưng để đạt được thành công như kỳ vọng thì cần có sự chung tay từ nhiều phía và tránh “vết xe đổ” của những lần trước.
"Đừng chỉ là phong trào!”
Đề án sản xuất bền vững 1 triệu ha lúa chất lượng cao ở vùng ĐBSCL do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sắp xây dựng hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị hạt gạo, thu nhập của người dân, bảo đảm an ninh lương thực và phục vụ xuất khẩu. Đây là đề án mới nhất về phát triển ngành lúa gạo của Việt Nam nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, việc vạch ra đề án là một chuyện, còn triển khai thành công hay không mới là quan trọng.
Trước đây, Bộ NN&PTNT cũng đã đưa ra đề án sản xuất 1 triệu tấn lúa chất lượng cao. Tuy nhiên, do thiếu sự quyết tâm và giám sát chặt chẽ nên không được thành công như mong muốn. Vì vậy, để đề án sản xuất bền vững 1 triệu ha lúa chất lượng cao ở vùng ĐBSCL mang lại giá trị như kỳ vọng thì cần có sự chung tay vào cuộc của Nhà nước doanh nghiệp và nông dân. Không nên thực hiện nửa vời theo kiểu “hô hào”, không thực chất sẽ làm mất niềm tin của người dân và doanh nghiệp khi hưởng ứng các đề án, dự án khác.
Có chuyên gia cho rằng đề án này là sự tiếp nối của “Cánh đồng mẫu lớn”. Dù có nhiều người nói chương trình cánh đồng mẫu lớn đang gặp khó vì “cánh đồng mẫu lớn” mãi “chưa lớn” nhưng đề án này được xem là giải pháp đột phá giúp thay da đổi thịt ngành lúa gạo Việt Nam.
Để không giẫm lên “vết xe đổ” trước của “cánh đồng lớn”, Đề án lần này cần có sự quyết tâm cao độ của nhà nước với vai trò dẫn dắt và có chính sách đủ mạnh để lôi kéo doanh nghiệp tham gia. Các doanh nghiệp hiện nay gặp khó khăn chủ yếu về nguồn vốn để thực hiện thu mua lúa cho nông dân với số lượng lớn và các chi phí khác về máy móc kho bãi, vận chuyển…. Vì vậy, nhà nước cần có tạo điều kiện để thu hút các doanh nghiệp vào cuộc.
Về phía người nông dân, để người nông dân thật sự hứng thú với đề án thì vấn đề quan trọng nhất cần phải xác định là thị trường đầu ra cho gạo chất lượng cao. Đảm bảo đầu ra ổn định, bền vững cho người nông dân. Bởi thực tế nếu trồng lúa chất lượng cao, giá lúa không cao hơn so với lúa bình thường, nông dân sẽ không tham gia. Hoặc giá cao hơn được một vài vụ rồi đâu lại vào đấy, nông dân sẽ bỏ cuộc…
Khi đó, đề án lại không đảm bảo tính bền vững và rơi vào vòng lẩn quẩn. Các hộ nông dân nhỏ lẻ cần phải liên kết lại thành các hợp tác xã. Từ đó, sẽ hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng, áp dụng máy móc hiện đại, áp các quy chuẩn kỹ thuật đồng bộ. Phải giảm khâu trung gian, thương lái để hợp tác xã là người thay thế lo chuyện đầu vào vật tư, giống, máy móc, dịch vụ kỹ thuật, thu mua lúa đúng chất lượng cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, đề án này cũng rất cần chính sách tạo đột phá cho hợp tác xã, nâng năng lực của đội ngũ này, bởi từ trước đến nay hợp tác xã thường thua thương lái cả về thực lực, vốn liếng, thông tin thị trường. Nếu làm được tất cả những việc ấy thì Đề án này sẽ tạo bước ngoặc mới rực rỡ cho ngành lúa gạo Việt nam. Nếu không, đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao sẽ chỉ để… trình cho vui.
Nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.
Với tâm lý xe buýt là phương tiện hành khách công cộng được ưu tiên, nhiều tài xế đã cố tình vi phạm ATGT, ngang nhiên vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, thậm chí chạy trên cả vỉa hè
Sau đợt tăng vọt lên sát mức đỉnh lịch sử, giá cà phê Việt Nam đang đứng trước đà giảm mạnh.
Hồ Hoàn Kiếm từ lâu vốn được ví như “trái tim của thủ đô”, là không gian văn hóa của Hà Nội và là nơi thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Thế nhưng thời gian qua, khu vực này lại liên tục được dùng để làm nơi tổ chức các hội chợ và sự kiện.
Thời gian qua, trên các tuyến cao tốc liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, gây thiệt hại về người và tài sản. Điều này khiến dư luận đặt ra câu hỏi: Tại sao ngày càng có nhiều tuyến đường cao tốc được khánh thành với chất lượng tốt, nhưng tai nạn giao thông lại có xu hướng tăng cao?
Dạo gần đây, trên các phương tiện truyền thông hoặc thậm chí là một vài tác phẩm văn học, chúng ta thường thấy xuất hiện cách hành văn khá “kỳ lạ”, không theo chuẩn thông thường của tiếng Việt. Cách viết này được dùng khá phổ biến, đến mức được cho là chuyện bình thường và mặc nhiên coi lối viết đó là đúng.
Như VOV Giao thông đã đề cập, ùn tắc giao thông đang lấy đi khoảng 3% tổng thu nhập của các đô thị hàng đầu nước ta, gây thiệt hại hàng tỉ USD mỗi năm, gây tổn thất và lãng phí xã hội khổng lồ.