Ý kiến của đại biểu Quốc hội về vụ việc Vinasun kiện Grab

Tòa án sẽ là người đứng giữa để phân xử, đảm bảo quyền lợi của các bên đương sự và tính nghiêm minh của pháp luật, giúp lành mạnh hóa môi trường kinh doanh...

>>> Vụ Vinasun kiện Grab: 'Cơ quan quản lý Nhà nước có trách nhiệm xác định đúng sai'

>>> Phiên tòa Vinasun kiện Grab: Hội đồng xét xử xét hỏi cả hai bên

>>> Vụ Vinasun kiện Grab: Grab không trả lời đúng trọng tâm câu hỏi trong phiên tòa

>>> Vụ Vinasun kiện Grab: Sẽ tuyên án vào chiều 29/10

Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) kiện Công ty TNHH GrabTaxi Việt Nam (GrabTaxi, Grab)

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Liên quan đến vụ việc công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) đòi Công ty TNHH GrabTaxi Việt Nam bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng gần 42 tỷ đồng, trao đổi với báo chí bên lề Quốc hội, đại biểu Nguyễn Văn Chiến, đoàn Hà Nội cho rằng, trên tinh thần đổi mới cải cách tư pháp, Tòa án là biểu tượng của công lý phải là người đứng giữa với vai trò là trọng tài để phân xử yêu cầu của các bên, bảo đảm quyền lợi của các bên đương sự nhưng đồng thời cũng phải bảo đảm tính tuân thủ pháp luật nghiêm từ đó làm lành mạnh hóa môi trường kinh doanh. 

Dự kiến, ngày 29/10, Tòa án kinh tế, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện giữa công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) yêu cầu Công ty TNHH GrabTaxi Việt Nam bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng gần 42 tỷ đồng.

Theo đại biểu Nguyễn Văn Chiến, đoàn Hà Nội, vụ kiện giữa Vinasun và Grab đang được Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xem xét về bản chất là kiện bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Tòa án đóng vai trò trung gian tiếp nhận tài liệu chứng cứ của các bên, từ đó có các phán quyết phân xử phù hợp với nguyên tắc chung.

Để có phán quyết cuối cùng chính xác, khách quan, Tòa án phải xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ. Nếu Vinasun đòi bồi thường 41,2 tỷ đồng thì vấn đề mấu chốt là các bên cần chứng nh được họ đã bị thiệt hại về kinh tế tương đương với số tiền này.

Nếu bên nguyên đơn có đầy đủ căn cứ thì Toà án sẽ chấp nhận, nhưng nếu xét thấy không đủ căn cứ pháp lý thì Tòa án có thể chấp nhận một phần, thậm chí bác yêu cầu của nguyên đơn mà không phụ thuộc vào kết luận của đại diện Viện kiểm sát tại phiên toà.

Đại biểu Nguyễn Văn Chiến thông tin thêm, việc một bên đưa tài liệu chứng cứ cho tòa án nhưng lại yêu cầu tòa không cung cấp cho bên kia cần xem xét lại. Bởi khi đã tham gia quá trình tố tụng, cả bên nguyên đơn và bị đơn đều có trách nhiệm cung cấp tài liệu chứng cứ để tòa án xem xét đánh giá toàn diện, quyền của bên này là nghĩa vụ bên kia, bên này đưa ra yêu cầu, bên kia có quyền biết để phản bác. Đại biểu Nguyễn Văn Chiến nói:

"Hiện vụ việc Vinasun kiện Grab đang ở quá trình tham gia tố tụng, các bên đưa ra yêu cầu và bên kia có sự phản biện lại. Tôi tin tưởng rằng, với tinh thần đổi mới, cải cách tư pháp, tòa án thực sự là biểu tượng của công lý. Tòa án sẽ là người đứng giữa, là trọng tài để phân xử, đảm bảo quyền lợi của các bên đương sự và tính nghiêm nh của pháp luật, giúp lành mạnh hóa môi trường kinh doanh, loại bỏ các biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh".

Theo đại biểu Nguyễn Văn Chiến, trong vụ việc này cần có một đơn vị thẩm định độc lập, được Nhà nước công nhận để xem xét yêu cầu của bên khởi kiện nhằm bảo đảm tính khách quan, nh bạch. Nguyên đơn có thể đưa ra yêu cầu khởi kiện về thiệt hại của mình, song để xác định có bị thiệt hại do bên thứ ba hay không và mức thiệt hại ra sao thì phải có một cơ quan trung gian kiểm định làm rõ./.