Việt Nam cần làm gì để theo kịp tốc độ phát triển kinh tế số với các nước trên thế giới?

Theo một thống kê rất đáng chú ý từ Google, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam tăng trưởng 28%, đạt 23 tỷ đô-la Mỹ trong năm 2022.

 Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Thông tin trong nước và quốc tế

Thủ tướng chủ trì Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng. Ảnh: Tiền Phong

# Tại hội nghị phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng diễn ra hôm qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng, Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) Đồng bằng sông Hồng tăng gấp 3 lần vào năm 2030. 

Đáng chú ý, từ chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ đến Singapore trong tuần vừa qua, các DN nước bạn đã quyết định đầu tư thêm 1 tỷ USD phát triển 5 khu công nghiệp xanh, thông nh và bền vững tại Việt Nam.

# Không chỉ với Singapore, Việt Nam cũng tiếp tục khẳng định là đối tác kinh tế, XNK lớn với nhiều khu vực.

Cụ thể, theo Bloomberg, Việt Nam xếp thứ 6 về giá trị nhập khẩu và thứ 8 về tổng kim ngạch thương mại với Mỹ trong năm 2022 vừa qua.

Và từ đầu năm tới nay, nông sản Việt Nam đã XK tới 200 quốc gia, vùng lãnh thổ và ngày càng được ghi nhận những phản hồi tốt về chất lượng. 

# Còn với lĩnh vực BĐS, theo Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng, sắp tới, DN BĐS cần chủ động quản trị dòng tiền và đa dạng hóa nguồn vốn, giảm phụ thuộc vào vốn tín dụng ngân hàng. (TàiChính)

Và mới đây, dù theo báo cáo của Bộ Xây dựng, vẫn có một số chung cư giá dưới 25 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, đa phần trong đó đều là chung cư cũ và nằm xa khu vực trung tâm Hà Nội. 

# Một thống kê rất đáng chú ý từ Google: Đó là quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam tăng trưởng 28%, đạt 23 tỷ đô-la Mỹ trong năm 2022. 

Theo ông Nguyễn Anh Dương, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, để có thể theo kịp tốc độ phát triển kinh tế số với các nước trên thế giới, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện khung khổ thể chế - pháp lý và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin:

"Khung chính sách đối với kinh tế số cần phải đặt nhiều hơn nữa với việc phát huy vai trò và trách nhiệm và bảo vệ quyền lợi của người mua. Ví dụ như đối với phát triển bền vững, rất nhiều doanh nghiệp lo ngại khi tăng cường các ý định về phát triển bền vững, thực tế là chi phí tăng, thì người tiêu dùng có chấp nhận hay không ?! Đó là câu chuyện về ý thức và trách nhiệm của người tiêu dùng đối với phát triển bền vững. Do đó, cần có khung pháp lý liên quan đến xử lý tranh chấp thương mại trực tuyến…"

Ảnh nh họa

Ở một góc nhìn tích cực hơn, hiện Việt Nam đang đứng đầu khu vực Đông Á và Thái Bình Dương về chuyển đổi tư duy hướng đến kinh tế số.

# Với thị trường giao dịch hàng hóa, chốt tuần, hợp đồng dầu thô WTI kỳ hạn tháng 03 trên Sở NYMEX tăng hơn 8,6% lên gần 80 USD/thùng, dầu thô Brent kỳ hạn tháng 04 trên Sở ICE cũng tăng vọt trên 8% lên sát mức 86,4 USD/thùng.

Giá dầu thô đã lên mức cao nhất trong gần 2 tuần trở lại đây do lo ngại nguồn cung thắt chặt khi Nga tuyên bố cắt giảm sản lượng nhằm đáp trả các lệnh trừng phạt của Liên nh châu Âu EU. Cụ thể, Moscow sẽ tiến hành cắt giảm sản lượng khoảng 500 nghìn thùng, tương đương với 5% sản lượng của một tháng.

Cung cấp thêm các thông tin về đáng chú ý về thị trường trong tuần này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi nhanh với ông Đoàn Bảo Trung, Phó Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hoá Việt Nam: “Nhìn chung, giá dầu đang trên đà hồi phục tương đối rõ ràng kể từ đầu năm nay. Tuy nhiên, đà hồi phục còn chậm và hiện tại, khó có thêm động lực mới khiến giá biến động mạnh, khi mà các tin tức cung cầu phần lớn đã phản ánh vào diễn biến giá. Ngày mai, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC sẽ phát hành báo cáo tháng 02. Đây có thể sẽ là dữ kiện quan trọng để xác định xu hướng giá trong tháng này.”

Trước đó, thị trường hàng hoá đóng cửa tuần giao dịch vừa qua với lực mua áp đảo trên cả 3 nhóm Nông sản, Nguyên liệu công nghiệp và Năng lượng. Đặc biệt, đà tăng rất mạnh của các mặt hàng năng lượng đã hỗ trợ chỉ số MXV- Index tăng 1,66% lên 2.393 điểm. Giá trị giao dịch toàn Sở trung bình đạt 3.000 tỷ đồng mỗi phiên./.

 

Dây chuyền sản xuất tại nhà máy ở tỉnh An Huy, Trung Quốc. (Ảnh: THX/TTXVN)

# Theo một báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), từ đầu năm, Trung Quốc vẫn là điểm đến hàng đầu của FDI toàn cầu ở châu Á. 

# Hàn Quốc vừa ghi nhận mức thâm hụt thương mại cao kỷ lục trong tháng 1 XK chất bán dẫn (mặt hàng XK chủ lực của nước này) giảm mạnh.

# Financial Times nhận định, các  thị trường sẽ tiếp tục ghi nhận những biến động khó lường, cho đến khi thực sự có được một triển vọng rõ ràng hơn.

Ông Kevin Mahn - Chủ tịch Quỹ quản lý tài sản Hennion & Walsh cho biết: "Tôi nghĩ rằng các nhà đầu tư tại thời điểm này đang rất bối rối về định hướng tương lai của nền kinh tế, định hướng tương lai của lãi suất và cuối cùng là định hướng tương lai của thị trường".

Vào thời điểm hiện tại, các thị trường vẫn loay hoay đang dự đoán tương lai kinh tế Mỹ, với các kịch bản hạ cánh cứng, hạ cánh mềm và thậm chí là "không hạ cánh" lần lượt được đưa ra. 

Thông tin thị trường chứng khoán

# Với TTCK Mỹ, sự kiện đáng chú ý vào tuần này là công bố số liệu lạm phát tháng 1 vào tối Thứ Ba theo giờ Việt Nam. CPI của Mỹ liên tục giảm tốc kể từ tháng 7.2022 và được kỳ vọng sẽ tiếp tục hạ nhiệt.

# Còn ở trong nước, theo SSI Reseach, sau khi kiểm định chưa thành công MA 20 ngày, chỉ số VNIndex hiện đang hướng về vùng nền 1.050 điểm, cũng là vùng hỗ trợ quan trọng trong ngắn hạn cho chỉ số. Nếu giữ vững, chỉ số vẫn có cơ hội để kiểm định lại lần nữa MA 20 ngày.

Ngược lại, vùng hỗ trợ tiếp theo dành cho chỉ số VNIndex là nền giá 1.000 điểm.