Vì sao giá hàng hóa chưa giảm theo giá xăng?

Mặc dù giá xăng dầu trong nước đã có những kỳ điều chỉnh giảm song trên thị trường, giá hàng hóa tiêu dùng, đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm vẫn giữ giá, thậm chí “neo” ở mức cao.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

# Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến lâm-thủy sản đến năm 2030, với mục tiêu đưa Việt Nam thành trung tâm chế biến nông sản top 10 thế giới. 

Còn Bộ Tài chính yêu cầu UBCKNN và các cơ quan liên quan khẩn trương báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra về phát hành trái phiếu doanh nghiệp trước ngày 31/7.

# Ngân hàng Hoa Kỳ (Bank of America) đang nộp hồ sơ để mở chi nhánh tại VN. Dự kiến Chi nhánh sẽ đặt tại TPHCM với số vốn đầu tư 50 triệu USD. 

Và mới đây, Kho bạc Nhà nước vừa trình Bộ Tài chính việc mở rộng tài khoản thanh toán của kho bạc tại các ngân hàng thương mại cổ phần. 

# Không chỉ tăng cường nhập khẩu cá tra, tôm,... Mỹ đang mạnh tay mua cá ngừ Việt Nam. Dự báo, năm nay Việt Nam sẽ có thêm mặt hàng cá có giá trị XK tỷ USD. 

Đáng chú ý, Trung Quốc vừa nới quy định chống dịch với hóa VN. Theo đó, các DN XK thủy sản có hàng bị nhiễm Covid-19 không còn bị đình chỉ NK vào thị trường này. 

# Vào hôm nay 22/7, Cục Xúc tiến thương mại sẽ tổ chức Phiên tư vấn xuất khẩu sản phẩm sầu riêng Việt Nam sang các thị trường tiềm năng. 

Còn Sở Công thương Hà Nội dự kiến, từ nay đến tháng 11, sẽ có khoảng 25.000 chương trình khuyến mại trên địa bàn để kích cầu tiêu dùng. 

# Mặc dù giá xăng dầu trong nước đã có những kỳ điều chỉnh giảm song trên thị trường, giá hàng hóa tiêu dùng, đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm vẫn giữ giá, thậm chí “neo” ở mức cao.

Theo PGS.TS Ngô Trí Long, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giá cả (Bộ Tài chính), thời gian qua, đã có sự “ăn theo” giá xăng dầu để tăng giá bán hàng hóa nhằm tăng thêm lợi nhuận và neo luôn mặt bằng giá mới.

Lý giải thêm về vấn đề này, PGS.TS Ngô Trí Long cho biết: "Khi giá đầu vào tăng, thì hàng hóa tăng rất nhanh. Nhưng khi giá đầu vào giảm thì nó lại giảm chậm. Bởi vì khi người tiêu dùng vẫn chấp nhận, không có áp lực thì họ vẫn bán.

Xu hướng sẽ giảm trong 3 trường hợp: thứ nhất, khả năng cạnh tranh trên thương trường mạnh, những người khác giảm mà anh không giảm thì anh sẽ mất thị phần. Thứ 2 là cơ quan chức năng khuyến cáo nên giảm thì mới giảm. Thứ 3 là nếu áp lực công luận và người tiêu dùng thì khi đó mới giảm".

# Đóng cửa hôm qua ngày 21/07, thị trường hàng hoá chìm trong sắc đỏ khi chỉ có 5 trên tổng số 31 mặt hàng giữ được sắc xanh. Cả 4 nhóm mặt hàng đồng loạt giảm điểm kéo chỉ số MXV- Index suy yếu hơn 2% xuống 2.520 điểm.

Tuy nhiên, nhờ tính chất 2 chiều của thị trường, nhà đầu tư vẫn có thể có lợi nhuận ngay cả khi giá giảm, dòng tiền đầu tư vẫn tăng mạnh so với ngày trước đó, GTGD toàn Sở đạt 3.800 tỷ đồng.

Dầu cọ Malaysia dẫn đầu đà giảm khi đánh mất hơn 5%, chốt ở 835 USD/tấn. So với đầu tháng 6, mặt hàng này đã sụt giảm đến 41%. Sự suy yếu trong ngày hôm qua đến từ lực bán chốt lời của nhà đầu tư sau khi chốt đơn hàng dầu cọ ở mức giá hời từ phiên trước đó.

Bên cạnh đó, giá dầu cọ cũng chịu áp lực từ đà giảm của dầu thô và dầu đậu tương. Cụ thể, dầu WTI ghi nhận mức giảm 3,5%, đóng cửa ở 96 USD/thùng.

# Cụ thể, chính phủ Mỹ hy vọng, sẽ đưa ra giá trần đối với dầu mỏ của Nga trước tháng 12, qua đó giúp giảm giá năng lượng và cho phép dầu mỏ của Nga được đưa thị trường thế giới. Trong khi đó, phía Nga lại tuyên bố sẽ không xuất khẩu dầu mỏ nếu mức giá trần thấp. 

# Tình trạng thiếu hụt chip toàn cầu vẫn chưa chấm dứt và chiến sự Nga - Ukraine tiếp tục gây áp lực lên nguồn cung nguyên liệu quan trọng cần cho quá trình sản xuất chip. Ông Vinay Gupta, Giám đốc nghiên cứu khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDC) nhận định:

"Nguồn cung chất bán dẫn sẽ không được cải thiện ngay lập tức. Quá trình sản xuất các chất bán dẫn cần có rất nhiều nguyên liệu thô và khí. Chiến sự Nga - Ukraine tiếp tục gây áp lực lên nguồn cung nguyên liệu quan trọng cần cho quá trình sản xuất chip".

Theo CNBC, các thách thức ở chuỗi cung ứng chủ yếu xuất phát từ những căng thẳng leo thang giữa Ukraine và Nga trong thời gian qua.

Thị trường chứng khoán

# Chỉ số Nasdaq tăng mạnh 1,36%. Nhóm cổ phiếu công nghệ còn được hỗ trợ bởi đồng USD chững lại đà tăng. Còn lại, chỉ số S&P500 tăng 0,99% còn chỉ số DJIA tăng nhẹ hơn 0,51%.

# Còn ở trong nước, thị trường vẫn nỗ lực tăng điểm trong phiên gần nhất, cùng KLGD lùi về còn 474 triệu đơn vị nhưng vẫn duy trì trên trung bình động 20 ngày.

# Theo SSI Reseach, Mốc tâm lý 1.200 điểm trên VNIndex tiếp tục là ngưỡng quan sát quan trọng trong các phiên tới. Nếu chinh phục thành công khu vực 1.200 điểm này, VNIndex sẽ tiếp tục hướng đến vùng mục tiêu tiếp theo 1.220 điểm.

Trường hợp thoái lui, chỉ số khả năng sẽ xây nền tích lũy quanh vùng 1.185 – 1.190 điểm (đường trung bình động 20 ngày) trước khi tạo đà để kiểm lại mốc 1.200 điểm lần nữa.