Vì sao buồng khử khuẩn di động của Viện sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường bị 'tuýt còi

Buồng khử khuẩn di động của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường đã bị Bộ Y tế “tuýt còi”, vì chưa được Hội đồng khoa học cấp Bộ thông qua đề cương và kết quả do chưa đủ tài liệu minh chứng, cần được đánh giá về hiệu quả diệt virus và an toàn đối với n

Dòng máy khử khuẩn sản xuất theo tiêu chuẩn Nhật Bản

Vì sao bị “tuýt còi” 

Cách đây khoảng nửa tháng, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường (Bộ Y tế) công bố, đơn vị này đã phối hợp với Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thiết kế, chế tạo thành công buồng khử khuẩn toàn thân để phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Ngay lập tức thông tin này được đón nhận nồng nhiệt và sản phẩm made in Việt Nam trở nên “hot”, được nhiều đơn vị đặt hàng.

Khi lắp đặt và triển khai hệ thống buồng khử khuẩn di động tại nhiều khu vực khám bệnh, khu vực đông người, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường giới thiệu rằng, chỉ mất từ 15 – 20 giây có thể “làm sạch” toàn thân một người, công suất khử khuẩn lên tới 1.000 người/ngày đối với một hệ thống lắp đặt hoàn chỉnh.

Tuy nhiên, sau ngày 24/3/2020, khi Cục Quản lý môi trường y tế có công văn số 640/MT-LĐ mọi người mới biết, đề xuất của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường về buồng khử khuẩn toàn thân di động chưa được Hội đồng khoa học cấp Bộ thông qua đề cương và kết quả, do chưa đủ tài liệu nh chứng, cần được đánh giá về hiệu quả diệt virus và an toàn đối với người sử dụng. 

Theo Bộ Y tế, thời gian qua đã nhận được đề xuất về một số loại buồng khử khuẩn bằng phun sương dung dịch clo hoạt tính, phun khí ozone nồng độ 0,12ppm trong 30 giây và phun sương (hạt sương 5&cro;m) nước điện hóa (dung dịch anolyte hay nước Javen, khử khuẩn bằng clo hoạt tính) trong 30 giây. Trong khi đó, ozone là chất gây hại cho sức khỏe con người, đặc biệt là với người già, trẻ em và người có bệnh đường hô hấp.

Nồng độ ozone trong không khí không được vượt quá 0,10ppm tại bất cứ thời điểm nào. Không có khuyến cáo dùng ozone để khử khuẩn quần áo, da người trong điều kiện bình thường. Hiện cũng chưa có nghiên cứu nào được công bố chỉ ra rằng dung dịch Clo hoạt tính dạng phun sương có tác dụng khử khuẩn quần áo, da người trong vòng 30 giây. Clo hoạt tính dạng phun sương dễ xâm nhập vào đường hô hấp và phổi gây hại cho con người khi hít phải. 

Tại Nhà Quốc hội có  2 máy khử khuẩn công nghệ Nhật Bản

Yêu cầu không được phổ biến, tuyên truyền 

Trong công văn số 640/MT-LĐ, Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) yêu cầu Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường khi chưa được Hội đồng khoa học cấp Bộ và lãnh đạo Bộ Y tế thông qua đề cương và kết quả thì không được phép phổ biến và truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng. 

“Tuýt còi” sản phẩm buồng khử khuẩn di động của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, Bộ Y tế cũng cho biết, thời gian vừa qua đã nhận được đề xuất nghiên cứu của đơn vị trực thuộc về buồng khử khuẩn toàn thân di động. Tuy nhiên, đề xuất chưa được Hội đồng khoa học cấp Bộ thông qua do chưa đủ tài liệu nh chứng và cần được đánh giá về hiệu quả diệt vi rút và an toàn đối với người sử dụng. 

Theo Bộ Y tế, trong thời gian cơ quan chức năng xem xét, đánh giá về sản phẩm buồng khử khuẩn toàn thân di động của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường thì các tổ chức, cá nhân không nên sử dụng để đảm bảo an toàn. Cũng từ đây, xuất hiện sự hiểu lầm, cho rằng, Bộ Y tế khuyến cáo không sử dụng tất cả các loại buồng, máy khử khuẩn trong phòng chống COVID-19.

Trên thực tế, tại nước ta vẫn có những đơn vị sản xuất máy khử khuẩn áp lực âm, theo công nghệ của các nước phát triển như Nhật Bản, Châu Âu và đã được Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương chứng nhận thử nghiệm./.