Tránh “lọt” thuế bằng giao dịch BĐS qua ngân hàng

Tổng Cục Thuế vừa tham mưu cho Bộ Tài chính về đề xuất giao dịch bất động sản phải qua ngân hàng, trong đó yêu cầu các đơn vị giao dịch trên 20 triệu đồng phải thanh toán qua ngân hàng mới được khấu trừ thuế.

Các chuyên gia đánh giá như thế nào về đề xuất này? Liệu có góp phần ngăn chặn thất thu thuế trong giao dịch bất động sản?  

Ảnh nh họa: tapchitaichinh.vn

Chính phủ đã có chính sách thanh toán không dùng tiền mặt được triển khai nhiều năm qua và đây là chủ trương lớn để đưa kinh tế phát triển hiệu quả, nh bạch. Để quản lý thuế đối với hoạt động mua bán nhà đất hiệu quả, Bộ Tài chính kiến nghị các giao dịch mua bán bất động sản phải qua ngân hàng.

Đề nghị này được đưa ra trước thực trạng khai giá chuyển nhượng thấp hơn giá bán của chủ đầu tư để lách thuế. Đồng tình quan điểm này, bà Nguyễn Thị Cúc - Chủ tịch Hiệp hội tư vấn thuế cho biết:

"Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ quan điểm đó để có thể kiểm soát được luồng tiền của ai, đến từ đâu để chúng ta kiểm soát giao dịch; kiểm soát giá trị họ đã chuyển. Và có những tình trạng, họ khai giá thấp, nhưng qua chuyển tiền qua ngân hàng, chúng ta biết được thực nhận là thế này trong khi khai thuế khác với số tiền qua ngân hàng. Và các cơ quan có thể liên kết kiểm tra qua ngân hàng các nguồn tiền đi và về thì như vậy chuyển nhượng BDS sẽ tốt hơn".

Thông thường, hai bên sẽ làm một hợp đồng giá thấp để kê khai thuế và một phụ lục hợp đồng khác ghi đúng giá thực tế. Bên cạnh đó, quy định cũng yêu cầu các đơn vị giao dịch trên 20 triệu đồng phải thanh toán qua ngân hàng mới được khấu trừ thuế.

Theo LS Nguyễn Thanh Hà, Giám đốc Công ty luật S&B, chuyển tiền chuyển nhượng BĐS qua ngân hàng sẽ từng bước góp phần chặn tình trạng kê khai giá nộp thuế thấp hơn giá trị thực để né thuế. LS Nguyễn Thanh Hà nhận định:

"Với việc bắt buộc giao dịch qua ngân hàng có thể kiểm soát được các dòng tiền trong giao dịch bất động sản để có căn cứ cơ sở, căn cứ chứng nh trong việc thực hiện công tác chống gian lận, chống thuế. Song vẫn có thể có khả năng các bên giao dịch thanh toán ngoài ngân hàng".

Theo đề xuất của Tổng cục thuế, sẽ có 3 bước giao dịch mua bán nhà đất qua ngân hàng. Đó là: thanh toán tiền đặt cọc mua nhà, thanh toán tiền mua nhà khi ký hợp đồng công chứng, thanh toán sau khi khai thuế và đăng bộ hồ sơ nhà đất. Khi giao dịch mua bán nhà đất thì người mua cần kiểm tra kỹ tính pháp lý của ngôi nhà. Về vấn đề này, ông Nguyễn Chí Thanh, Phó Chủ tịch Hội Môi giới BĐS cho biết:

"Việc giao dịch BĐS qua ngân hàng cũng là cần thiết. Vì các nước trên thế giới cũng rất nh bạch hoá trong các giao dịch. Việc giao dịch qua ngân hàng chẳng qua là thêm một kênh để kiểm soát tính nh bạch, cũng như giá trị thật và hạn chế tiền mặt. Và đây cũng là điều tốt cho cả 2 bên và các hợp đồng cũng quản lý được dòng tiền".

Ảnh: Thanh Niên

Còn theo chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính, việc giao dịch BĐS phải chuyển tiền qua ngân hàng là hợp lý với xu hướng và chính sách chung của chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt..

Hiện BĐS là tài sản lớn cần kiểm soát nh bạch, nhất là nguồn tiền để mua BĐS. Ngoài ra, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng, thanh toán qua ngân hàng cũng đảm bảo an toàn cho cả người bán và người mua:

"Việc thực hiện mua bán nên được thông qua ngân hàng nhằm đảm bảo tính công khai, nh bạch., đảm bảo tính an toàn bền vững cho thị trường. Nó phù hợp với thông lệ quốc tế, yêu cầu quản lý tài chính mà các quốc gia phát triển đang thực hiện. Vì thế, việc chuyển nhượng qua bất động sản là điều cần thiết".

Cùng với việc kiến nghị các giao dịch mua bán bất động sản phải qua ngân hàng, tránh tình trạng kê khai 2 giá, trong văn bản liên quan tránh thất thu thuế kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản, Bộ Tài chính cũng đề nghị ngành công an phối hợp các cục thuế để điều tra, xử lý việc trốn thuế trong kinh doanh, chuyển nhượng BĐS.