Tiền gửi tại ngân hàng sụt giảm mạnh

Ngân hàng nhà nước vừa cập nhật số liệu tiền gửi của khách hàng tại hệ thống tổ chức tín dụng đến hết tháng 4/2022. Cụ thể, tiền gửi tại các ngân hàng đạt hơn 11,3 triệu tỷ đồng, giảm 11.849 tỷ đồng so với cuối tháng 3.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Thông tin trong nước và quốc tế

Việt Nam thuộc top quốc gia tăng trưởng nhanh nhất khu vực năm nay. Ảnh: TTXVN

# Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam hiện đứng thứ 6 khu vực Đông Nam Á, với khoảng 11.040 USD, theo thống kê mới nhất của ngân hàng thế giới (WB).

Còn theo đánh giá của Ngân hàng HSBC, Việt Nam thuộc top quốc gia tăng trưởng nhanh nhất khu vực năm nay. 

# Bộ NNPTNT dự báo, thương mại nông sản với EU sẽ tăng trưởng hơn nữa từ nay đến cuối năm, nhờ thông qua việc thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU. 

# Tuy nhiên, với các doanh nghiệp dệt may, dù đơn hàng nhiều trong 2 quý cuối năm, nhưng tình hình lạm phát toàn cầu dự báo sẽ khiến trưởng kim ngạch xuất khẩu dệt may bị chậm lại.

Ảnh nh họa

# NHNN vừa cập nhật số liệu tiền gửi của khách hàng tại hệ thống tổ chức tín dụng đến hết tháng 4/2022. Cụ thể, tiền gửi tại các ngân hàng đạt hơn 11,3 triệu tỷ đồng, giảm 11.849 tỷ đồng so với cuối tháng 3. 

Nguyên nhân chủ yếu do tiền gửi của nhóm khách hàng là tổ chức kinh tế sụt giảm tới hơn 69.000 tỷ đồng trong tháng 4.

TS. Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính -Tiền tệ Quốc gia phân tích thêm: "Vừa có ý nghĩa tích cực và có những điểm cần lưu ý. Tích cực ở chỗ nền kinh tế đã phục hồi nhanh và vốn đổ trực tiếp vào sản xuất kinh doanh, đầu tư đã tăng nhiều hơn so với hai năm trước. Cho nên bản thân doanh nghiệp cũng đã giảm tiền gửi ngân hàng. Tuy nhiên, cái đáng lưu ý ở đây là đối với ngân hàng, hệ thống tổ chức tín dụng phải có biện pháp đảm bảo tăng đủ lượng vốn để đạt được yêu cầu tăng trưởng tín dụng năm nay, dự kiến khoảng 14 -15%".

# NHNN chi nhánh TPHCM vừa yêu cầu các NH thương mại công khai thông tin và thủ tục gói hỗ trợ lãi suất 2% để khách hàng sớm tiếp cận. 

# Còn tại Hà Nội, UBND TP vừa ban hành kế hoạch về việc thực hiện chương trình bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn từ nay đến cuối năm. 

# Với lĩnh vực BĐS, 2 năm qua, TP.HCM không có thêm dự án căn hộ nào ở mức giá dưới 35 triệu đồng/m2, nguồn cung chủ yếu tập trung ở phân khúc cao cấp và hạng sang. 

# Còn theo DKRA, trong quý II, giá căn hộ mới tung ra thị trường lần đầu tăng 8-15% so với 3-5 tháng trước nhưng giá mua đi bán lại bắt đầu sụt giảm. 

# Đóng cửa hôm qua 12/07, lực bán áp đảo mạnh mẽ trên cả 4 nhóm mặt hàng nguyên liệu kéo chỉ số MXV- Index sụt giảm 4,5% xuống 2.503 điểm. Tuy nhiên, GTGD toàn Sở vẫn duy trì ở mức gần 4.000 tỷ đồng.

Tất cả các mặt hàng nông sản đồng loạt lao dốc ngay sau báo cáo Cung cầu tháng 7 được Bộ Nông nghiệp Mỹ phát hành đêm qua theo giờ Việt Nam. Những số liệu tích cực về sản lượng và mùa vụ cũng như tồn kho được cải thiện đáng kể đã gây áp lực lớn lên giá các mặt hàng ngũ cốc và hạt lấy dầu trên Sở Chicago. Cụ thể, giá ngô đánh mất gần 7%, xuống còn 230 USD/tấn. Lúa mì Kansas cũng suy yếu đến hơn 5%, chốt ở mức 318 USD/tấn.

Thị trường năng lượng cũng chịu áp lực bán rất mạnh khi dầu thô bốc hơi gần 8%, trượt khổi mốc 100 USD/thùng. Giá dầu WTI thậm chí đã xuống mức 95 USD/thùng, thấp nhất kể từ giữa tháng 4./.

Cảng hàng hóa tại Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. (Ảnh: THX/TTXVN)

# Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông vẫn chưa đưa ra quyết định về việc có cắt giảm một số mức thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc hay không. 

# Đáng chú ý, tỷ giá đồng USD so với đồng yen tăng lên mức cao nhất trong 24 năm, sau khi FED thắt chặt tiền tệ còn Nhật Bản kiên quyết duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng.

# Theo Bloomberg, việc chi phí gia tăng, lợi nhuận giảm đặt gánh nặng lên các công ty công nghệ, dẫn đến làn sóng sa thải nhân sự hàng loạt trên khắp thế giới trong 2 tháng qua.

# Và các ngân hàng lớn trên thế giới chuẩn bị bước vào mùa báo cáo lợi nhuận quý II dự báo sẽ kém khả quan, bắt đầu bằng báo cáo của JPMorgan vào ngày 14/7. 

Thông tin thị trường chứng khoán

# Thị trường Mỹ tiếp tục giảm điểm đêm qua. DJIA mất gần 200 điểm, S&P 500 giảm 0,92% còn Nasdaq giảm 0,95%. Trong phiên thị trường giằng co khá mạnh khi DJIA có lúc tăng đến 172 điểm và có lúc giảm đến hơn 300 điểm. Các NĐT trên thị trường Mỹ đang chờ đợi báo cáo lạm phát sẽ được công bố vào thứ 4 (giờ Mỹ).

# Còn ở trong nước, từ đầu năm, thị trường chứng khoán Việt Nam điều chỉnh giống như hầu hết các thị trường khác, đưa chỉ số VN-Index về mức gần như thấp nhất trong 5 năm qua.

Cần nhìn nhận thực tế nửa cuối năm nay, thị trưòng không còn dễ dãi như hai năm trước, đặc biệt trong bối cảnh phân hoá mạnh.

Nhìn về cơ hội cho các nhóm ngành 6 tháng cuối năm, bà Hoàng Việt Phương – Giám đốc Trung tâm Phân tích và Tư vấn đầu tư, Công ty Cổ phần chứng khoán SSI nhận định: "Hầu hết các hàng hoá đều đã đạt đỉnh và có thể giảm giá. Tuy nhiên với giá năng lượng và giá logistic thì vẫn duy trì ở mức cao. Chính vì vậy các nhóm ngành mà dự kiến có kết quả kinh doanh vẫn tích cực trong nửa cuối năm bao gồm các ngành liên quan đến năng lượng, logistic, lương thực thực phẩm, các nhóm ngành F&B".

# Theo SSI Reseach, khả năng VNIndex vẫn tăng theo quán tính vào đầu phiên hôm nay. Nếu chinh phục thành công khu vực 1.175-1.200 điểm (khu vực Gap-down), chỉ số có thể tiếp tục hướng về vùng kháng cự 1.200 điểm. Nhìn chung, VNIndex vẫn đang nỗ lực chuyển dần sang trạng thái side-way (đi ngang) trong kênh giá 1.150 – 1.200 điểm./.