Thực phẩm organic, thời trang xanh và những xu hướng tiêu dùng bền vững

Tiêu dùng bền vững đang ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh các nguồn tài nguyên thiên nhiên dần cạn kiệt, môi trường ô nhiễm và biến đổi khí hậu phức tạp. Những xu hướng tiêu dùng bền vững nào đang được quan tâm hiện nay?

# Lễ khởi động dự án “Hợp tác Việt Nam - Australia về chuỗi giá trị lúa gạo bền vững khu vực đồng bằng sông Cửu Long” vừa diễn ra ngày 19/10. Dự án sẽ thiết lập một chuỗi giá trị gạo cho năng suất cao, bền vững, mang lại lợi ích cho các hộ nông dân và đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

# Bến Tre sẵn sàng đưa lô bưởi da xanh đầu tiên xuất sang Mỹ vào tháng 11 tới. Các nhà vườn tích cực áp dụng nhiều biện pháp canh tác đạt tiêu chuẩn sạch, VietGAP, GlobalGAP, mô hình hữu cơ, đáp ứng yêu cầu của Mỹ.

# Unilever Việt Nam phối hợp tổ chức Lễ tôn vinh những phụ nữ nghề ve chai tại Hà Nội, những người âm thầm đóng góp cho công tác quản lý chất thải rắn tại đô thị. Hoạt động cũng góp phần trao quyền, trao cơ hội cho phụ nữ phát triển, nâng cao vị thế của nữ giới.

Tiêu dùng bền vững đang ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh các nguồn tài nguyên thiên nhiên dần cạn kiệt, môi trường ô nhiễm và biến đổi khí hậu phức tạp. Những xu hướng tiêu dùng bền vững nào đang được quan tâm hiện nay?

Phóng viên VOV Giao thông có cuộc trao đổi với TS. Lê Ngọc Thuấn - Trường đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội về nội dung này.

PV: Những xu hướng tiêu dùng bền vững nào đang được quan tâm hiện nay?

TS. Lê Ngọc Thuấn: Nhận thức của người tiêu dùng về bảo vệ môi trường đang ngày càng tốt lên, nhất là khi mức sống của người dân mỗi ngày được cải thiện. Bên cạnh chất lượng sản phẩm thì người tiêu dùng bây giờ cũng quan tâm đến những sản phẩm, dịch vụ mà trong quá trình sản xuất nó tác động thế nào đến môi trường.

Tiêu dùng xanh thì người ta tăng cường sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường. Quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm tiêu tốn ít tài nguyên và phát thải ở mức thấp nhất.

Hiện nay, người tiêu dùng hưởng ứng rất tốt việc sử dụng các sản phẩm hữu cơ, sản phẩm tái chế, bao bì có nguồn gốc tự nhiên, không sử dụng nhựa dùng một lần, cũng như không sử dụng các sản phẩm chứa nhiều chất bảo quản hay hóa chất có nguồn gốc nhân tạo.

Đó là những xung hướng tiêu dùng xanh phổ biến.

PV: Những xu hướng nào có thể tiếp tục xuất hiện trong thời gian tới?

TS. Lê Ngọc Thuấn: Thế giới đã phổ biến thói quen tiêu dùng xanh trước Việt Nam rất nhiều năm. Việt Nam có thể học hỏi được nhiều những xu hướng như tiêu dùng vừa đủ, tối giản, tiết kiệm năng lượng, đồ ăn, thức uống.

Các mặt hàng thời trang, công nghệ thường xuyên thay đổi, trên thế giới đã có những xung hướng sử dụng vừa đủ các sản phẩm này, qua đó tăng cường bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên. Ngoài ra, các xu hướng sử dụng đồ tái chế, hoặc các sản phẩm tiêu thụ năng lượng tái tạo.

Việt Nam cũng đã đưa nội dung tiêu dùng xanh vào trong chiến lược tăng trưởng xanh của đất nước tầm nhìn đến năm 2050.

Chúng ta cần hiểu tiêu dùng xanh không thể thay thế hoàn toàn cho sản phẩm thông thường, nhưng nó có thể góp phần đáng kể cho phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Nhà nước rất cần có chính sách khuyến khích về điều kiện kinh doanh, tài chính để sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm xanh, và có các biện pháp kích cầu.

PV: Xin cảm ơn ông.