Thu phí không dừng

Ngày 01/8 tới đây, thêm nhiều tuyến cao tốc sẽ áp dụng thu phí không dừng. Đó là một chỉ dấu lạc quan về việc hiện đại hoá cao tốc. Song, có lẽ, câu chuyện thu phí không dừng không nên chỉ dừng lại ở kết quả này.

Chắc chắn là không chỉ tôi, mà có rất nhiều người thường xuyên đi lại trên các đường cao tốc, trên các tuyến giao thông khác nhau đều rất vui mừng trước động thái kiên quyết của Chính phủ yêu cầu phải triển khai và phải thực hiện thu phí không dừng.

Việc này đương nhiên có một tác dụng giúp cho thu phí, giám sát doanh thu trở nên dễ dàng, nh bạch và rõ ràng hơn.

Nhưng có một tác dụng rất quan trọng đối với việc tổ chức giao thông, đó là cho phép cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan quản lý giao thông có thể dễ dàng giúp chi phí xã hội đối với việc thu phí sẽ thấp hơn, bởi các phương tiện không phải dừng lại, không phải sử dụng tiền mặt và lượng thời gian mà xã hội tiết kiệm được là rất lớn.

Nhưng khi chúng ta đã làm được một bước đầu như vậy, tôi nghĩ giờ là lúc sẽ phải nghĩ đến chuyện tiếp theo đó.

Tôi từng kể với một số anh em, bạn bè về câu chuyện tôi từng gặp ở một nước châu Âu, đó là Bồ Đào Nha. 10 năm trước, khi tôi thuê một chiếc xe để lái từ Tây Ban Nha tới Bồ Đào Nha, tôi đã tương đối ngạc nhiên với việc, ở biên giới tôi được đề nghị dừng lại để đồng bộ biển số xe của tôi với thẻ tín dụng.

Một nhân viên đường bộ sẽ giúp tôi làm việc đó, nếu mà tôi cần có sự hỗ trợ. Sau khi đồng bộ, tôi có thể đi bất kỳ đâu, tất cả các con đường ở Bồ Đào Nha.

Việc thu phí sẽ thực hiện tự động bằng các thiết bị đọc biển số với tốc độ rất cao, tức là có thể đọc được biển số từ chiếc xe đi với vận tốc 150-160 km/h, thậm chí nhanh hơn. Sau đó, hệ thống sẽ thực hiện thu phí dựa trên thẻ tín dụng mà tôi đã đồng bộ.

Nếu như bạn vào trang web của cơ quan giao thông của Bồ Đào Nha, bạn cũng sẽ thấy rằng, nếu thẻ tín dụng hết tiền hay nếu bạn quên chưa thanh toán, cơ quan chức năng sẽ gửi thông báo cho bạn, rồi bạn có thể trả phí sau.

Theo tôi tìm hiểu, Bồ Đào Nha không phải là nước duy nhất có cách thu phí như vậy, mà rất nhiều nước khác nhau họ cũng triển khai. Tức là bạn có nhiều cách để trả phí và bạn cung không cần phải trả ngay lập tức vào lúc mà bạn đi trên đường.

Nếu như bạn đồng bộ biển số xe với một thẻ tín dụng thì bạn hoàn toàn có thể trả cái đó có thể trả sau mà không bị tính lãi, không tính thêm chi phí.

Bồ Đào Nha là quốc gia đi sau châu Âu trong việc xây dựng hạ tầng giao thông và vì vậy họ đã tiếp cận ngay với những thành quả, tiến bộ, giải pháp kỹ thuật, cho phép họ có thể thực hiện thu phí không dừng bằng các giải pháp hiện đại hơn.

Đó chính là ưu thế của những người đi sau, họ không phải xây các trạm thu phí ở khắp mọi nơi như các nước châu Âu khác. Họ có thể chỉ dựng các trạm thu phí ngang đường và không có chỗ nào cần người dừng xe lại, kể cả cần phải đi chậm lại.

Tôi nghĩ là ở Việt Nam, chúng ta hoàn toàn có thể có đủ khả năng, nhất là thời điểm khoa học phát triển như bây giờ. Ở đây tôi muốn nói đến một vấn đề khác mà có lẽ những nhà quản lý đâu đó chưa tính đến, bởi Việt Nam là thành viên của nhiều công ước quốc tế về đường bộ, chẳng hạn một xe ô tô ở nước ngoài khi đến Việt Nam, họ có thể lên cao tốc không và họ trả tiền thế nào?

Ví dụ như việc trả tiền hiện nay, bạn phải có một tài khoản và phải đăng ký tài khoản bạn phải đến ngân hàng, bạn phải chuyển tiền vào đó.

Tôi không nghĩ là một người nước ngoài đến Việt Nam mà lại có thể làm được nhanh chóng và thuận lợi những công việc đó. Hệ thống của chúng ta trên thực tế là không thể làm được một việc như vậy và có lẽ đó là bước tiếp theo cơ quan quản lý nhà nước cần phải tính đến không phải chỉ trên những tuyến đã có sẵn, mà cả trên các tuyến sắp mở.

Bởi vì nói cho cùng, khoa học kỹ thuật, các giải pháp công nghệ nó sẽ giúp cho xã hội tiết kiệm chi phí hơn và nó có thể dễ dàng phục vụ sự tiện lợi cho rất nhiều người khác nhau trong.