Tạo sự công bằng giữa các đơn vị sử dụng hạ tầng đường bộ

Có thể có những băn khoăn về việc áp dụng phí sử dụng hạ tầng đường bộ có thể làm tăng chi phí hoạt động cho các doanh nghiệp điện, nước, viễn thông; có thể chuyển chi phí này sang cho người tiêu dùng thông qua việc tăng giá dịch vụ....

Theo Luật Đường bộ, nguồn thu từ khai thác, sử dụng công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung với đường bộ là một trong những nguồn thu để đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ.

Nếu việc thu phí thực hiện một cách hiệu quả sẽ góp phần giảm gánh nặng ngân sách trong việc bảo trì mạng lưới đường bộ.

Thi công hệ thống cáp ngầm. Ảnh: Internet

Việc thu phí sử dụng công trình hạ tầng kỹ thuật dùng chung với đường bộ được đề cập trong Luật Đường bộ thật ra không mới. Bởi, từ năm 2013, tại Thông tư liên tịch số 210 giữa Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Thông tin – Truyền thông đã hướng dẫn cơ chế, nguyên tắc kiểm soát giá và phương pháp xác định giá thuê công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung.

Tại Thông tư này, đường đô thị, hầm đường bộ, hầm đường sắt, cống ngầm; cầu đường bộ… là những công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung và được xác định có thu phí.

Như vậy, hành lang pháp lý cho việc thu phí sử dụng hạ tầng kỹ thuật dùng chung đã được đề cập từ hơn 10 năm trước. Thực tế, việc treo cáp viễn thông trên hệ thống cột điện cũng đã được thực hiện. Bởi vậy, việc thu phí sử dụng hạ tầng đường bộ cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp điện, nước, viễn thông cũng là tất yếu.

Một trong những lợi ích chính của việc thu phí sử dụng hạ tầng đường bộ là tạo ra nguồn tài chính ổn định và liên tục cho việc bảo trì và nâng cấp hệ thống đường bộ. Hiện nay, nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước thường không đủ để đáp ứng nhu cầu bảo trì, dẫn đến tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của nhiều tuyến đường.

Khi phải trả phí sử dụng hạ tầng, các doanh nghiệp sẽ cân nhắc kỹ lưỡng hơn về việc sử dụng và khai thác hạ tầng đường bộ. Điều này có thể dẫn đến việc giảm thiểu tình trạng sử dụng quá mức hoặc không cần thiết, từ đó giảm áp lực lên hệ thống đường bộ.

Mặt khác, việc thu phí sử dụng hạ tầng đường bộ đối với các doanh nghiệp điện, nước, viễn thông giúp đảm bảo tính công bằng, khi mà các doanh nghiệp này cũng phải chịu một phần chi phí bảo trì hạ tầng mà họ đang sử dụng. Điều này không chỉ giúp giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước mà còn tăng cường sự nh bạch trong việc quản lý và sử dụng nguồn lực.

Có thể có những băn khoăn về việc áp dụng phí sử dụng hạ tầng đường bộ có thể làm tăng chi phí hoạt động cho các doanh nghiệp điện, nước, viễn thông. Các doanh nghiệp này có thể chuyển chi phí này sang cho người tiêu dùng thông qua việc tăng giá dịch vụ. Tuy vậy, thực tế việc doanh nghiệp cáp, viễn thông trả tiền thuê cột điện cho thấy, mức phí phù hợp vẫn có thể được người dân chấp nhận.

Để giải pháp thu phí đạt hiệu quả, cần có một hệ thống quản lý và thu phí nh bạch, chính xác. Thay vì chỉ thu phí, nhà nước có thể xem xét các hình thức hợp tác công - tư (PPP) trong việc bảo trì và nâng cấp hạ tầng đường bộ. Các doanh nghiệp điện, nước, viễn thông… có thể tham gia trực tiếp vào các dự án bảo trì, từ đó giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

Việc phân loại và điều chỉnh phí sử dụng hạ tầng đường bộ dựa trên mức độ sử dụng và ảnh hưởng lên hạ tầng của từng doanh nghiệp có thể giúp đảm bảo tính công bằng và hợp lý. Doanh nghiệp sử dụng nhiều, gây ảnh hưởng lớn nên trả phí cao hơn so với doanh nghiệp sử dụng ít.

Sử dụng công nghệ thông tin và viễn thông để quản lý và thu phí có thể giúp tăng cường tính nh bạch, chính xác và hiệu quả. Các hệ thống giám sát tự động, hóa đơn điện tử và thanh toán trực tuyến có thể được triển khai để giảm thiểu tình trạng thất thoát phí.

Giải pháp thu phí sử dụng hạ tầng đường bộ đối với các doanh nghiệp điện, nước, viễn thông là một bước đi cần thiết và có ý nghĩa trong bối cảnh thiếu hụt nghiêm trọng kinh phí bảo trì đường bộ hiện nay. Tuy nhiên, để giải pháp này thực sự hiệu quả và không gây ra những tác động tiêu cực, cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng về mức phí, cơ chế quản lý và các biện pháp bổ sung.

Việc kết hợp hài hòa giữa lợi ích kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ hạ tầng sẽ giúp giải pháp này đạt được mục tiêu mong muốn./.