Tăng mức phạt, có ngăn được vi phạm giao thông?

Bộ Công an đang đề xuất tăng nặng mức phạt đối với một số hành vi vi phạm trong lĩnh vực đường bộ là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới TNGT. Theo đề xuất này, có những hành vi được đề xuất tăng mức phạt gấp 10 lần, lên tới 48-52 triệu đồng.

Việc tăng mức phạt tiền lên nhiều lần liệu có ngăn chặn được tình trạng vi phạm luật lệ giao thông? Cần làm gì để giảm thiểu tình trạng vi phạm?

Không ít lần chứng kiến người tham gia giao thông bằng mô tô, xe gắn máy vượt đèn đỏ, thậm chí gây nguy hiểm cho làn đối diện, song anh Nguyễn Văn Tú (ở Bắc Từ Liêm, Hà Nội) vẫn băn khoăn khi mức phạt đối với hành vi này được đề xuất tăng lên đến 4-6 triệu đồng, thay vì mức phạt từ 800 nghìn đến 1 triệu đồng:

"Nếu Nhà nước quy định như thế thì đành phải chấp hành thôi, nhưng tôi thấy hình thức đó hơi nặng. Em thấy quy định như vậy nặng quá đối với người tham gia giao thông".

Cùng quan điểm, anh Vũ Thế Khôi (ở Hai Bà Trưng, Hà Nội) cũng bày tỏ, việc tăng nặng mức phạt đối với các hành vi vi phạm như: vượt đèn đỏ, đi ngược chiều… là đúng, nhưng cần cân nhắc mức tăng, vì cao quá dễ khiến người tham gia giao thông bỏ xe:

"Tôi thấy rất nặng vì rất nhiều cái xe có giá trị rất thấp. Nếu mức phạt tăng lên như vậy tôi e họ sẵn sàng bỏ xe. Còn những hành vi dừng đỗ trái phép, tắc chủ yếu là do các xe ô tô dừng đỗ trái phép, lấn làn, cán vạch. Những hành vi đấy nâng mức phạt là đúng".

Việc tăng nặng mức phạt đối với các hành vi vi phạm như: vượt đèn đỏ, đi ngược chiều… là đúng, nhưng cần cân nhắc mức tăng, vì cao quá dễ khiến người tham gia giao thông bỏ xe

Không chỉ vượt đèn đỏ, tại dự thảo nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ, Bộ Công an cũng đề xuất tăng nặng mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm như: đi lùi, đi ngược chiều trên cao tốc, đi vào đường cấm, che, dán biển số… , trong đó có những lỗi được đề xuất tăng mức phạt gấp 10 lần so với hiện hành.

Giải thích về điều này, đại tá Phạm Quang Huy, Phó Cục trưởng Cục CSGT, Bộ Công an – đơn vị chủ trì soạn thảo Nghị định cho hay, những hành vi được đề xuất tăng nặng mức phạt không chỉ là những hành vi là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới TNGT, mà còn gây bức xúc xã hội, như: vượt đèn đỏ, vận chuyển hàng trên xe không chằng buộc chắc chắn, che dán biển số, giao xe cho người không đủ điều kiện hoặc đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng…

"Đó là những hành vi mà chúng tôi tập trung trong đợt mà xây dựng dự thảo nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ tới, để giáo dục, răn đe, cần phải triệt tiêu những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông, để xử lý nghiêm, giải quyết những bức xúc của xã hội".

Tán thành việc nâng mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm giao thông, song theo chuyên gia giao thông Khương Kim Tạo, việc tăng mức phạt phải phù hợp với tính chất và mức độ vi phạm, đặc biệt là những vi phạm có nguy cơ dẫn đến TNGT nghiêm trọng. Đồng thời, các hoạt động này phải được thực hiện song hành với công tác tuyên truyền:

"Chúng ta phải thực hiện đồng thời cả 2 giải pháp, thứ nhất là giải pháp tuyên truyền, giáo dục, và thứ hai là xử lý vi phạm. Hai giải pháp này phải được triển khai một cách đồng bộ và hài hòa với nhau, để một mặt tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân, để người ta thấu hiểu được những nguy cơ mất an toàn, đặc biệt là những nguy cơ mất an toàn mức cao, nguy cơ gây tai nạn rất nặng".

Nếu mức phạt quá cao sẽ vượt quá khả năng nộp phạt của người vi phạm, nhất là những người đi mô tô, xe gắn máy

Trước đó, trao đổi với VOVGT, ông Nguyễn Thanh Hồng, nguyên Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng – An ninh của Quốc hội cũng cho rằng, cần cân nhắc rất kỹ khi đề xuất tăng mức phạt lên nhiều lần và phải có căn cứ khoa học và căn cứ thực tiễn trong việc này. Bởi nếu không, người vi phạm có thể bỏ phương tiện, không đến chấp hành các quyết định xử phạt:

"Nó sẽ phát sinh những tác dụng không tốt đến việc áp dụng mức phạt này. Chẳng hạn như người chấp hành sẽ tìm mọi cách để trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát, thực hiện các quyết định xử lý vi phạm. Thứ hai, nó sẽ là khe hở trong việc nảy sinh các tiêu cực trong hoạt động tuần tra, kiểm soát phát hiện và xử lý vi phạm".

Từ thực tế này, theo ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô VN, cơ quan soạn thảo cần có đánh giá thêm về tác động xã hội của việc nâng mức phạt, đồng thời căn cứ mức thu nhập trung bình của người dân, bởi nếu mức phạt quá cao sẽ vượt quá khả năng nộp phạt của người vi phạm, nhất là những người đi mô tô, xe gắn máy:

"Việc nâng mức phạt như thế cần phải được xem xét, đánh giá lại, thay vì việc chúng ta nâng mức phạt lên quá cao, thì chúng tôi đề nghị là cơ quan có thẩm quyền phải áp dụng công nghệ vào, và quản lý chặt chẽ hơn, và thực hiện cho được nguyên tắc mọi hành vi vi phạm phải được phát hiện kịp thời và được xử lý nghiêm nh theo đúng quy định của pháp luật thì nó sẽ có tác dụng răn đe và lập lại trật tự".

Nếu áp dụng biện pháp tăng mức phạt tiền, cần chứng nh được, mức phạt thấp là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vi phạm không được ngăn chặn, đẩy lùi hoặc có xu hướng gia tăng

Việc tăng nặng chế tài đối với các hành vi có nguy cơ cao dẫn tới TNGT là cần thiết. Song, cần có đánh giá kỹ về mức độ đáp ứng, tác động xã hội của đề xuất tăng mức phạt tiền dựa trên những dữ liệu đầy đủ và quan trọng hơn, cần đề cao việc phát hiện và xử lý triệt để các trường hợp vi phạm để phát huy tác dụng răn đe, ngăn ngừa vi phạm hơn là việc tăng mức phạt tiền.

Hãy đến với góc nhìn này của VOV Giao thông qua bài bình luận: Đen thôi, đỏ… quên đi!

Đánh vào túi tiền là một trong những giải pháp hiệu quả điều chỉnh cách lựa chọn hành vi của các cá nhân trong cộng đồng, tác dụng phát huy gần như ngay lập tức. Nhưng nếu áp dụng biện pháp tăng mức phạt tiền, cần chứng nh được, mức phạt thấp là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vi phạm không được ngăn chặn, đẩy lùi hoặc có xu hướng gia tăng.

Sử dụng điện thoại nhiều, vượt đèn đỏ nhiều, hay dán đè, tự ý thay đổi biển số diễn biến phức tạp, có phải do mức phạt thấp hay không, điều này cần được chứng nh bằng dữ liệu.

Trên thực tế, mức phạt tiền được quy định tại các nghị định 100 và 123 đã tăng rất cao, gấp nhiều lần so với mức phạt trước đó, và trong đà liên tục được điều chỉnh tăng. Nhưng vi phạm vẫn không giảm. Nhiều ý kiến cho rằng, nguyên nhân chính không phải do mức phạt tiền chưa đủ gây sợ, mà bởi niềm tin của họ rằng, khả năng bị xử phạt là rất thấp. Rằng, vi phạm chưa chắc đã bị phát hiện. Bị phát hiện, chưa chắc đã bị xử phạt. Bị xử phạt, chưa chắc đã phải nộp bằng ấy tiền, mà có thể… du di.

Niềm tin bắt nguồn từ thực tế đang diễn ra và các tiền lệ họ quan sát được. Niềm tin thúc đẩy sự tự tin cho người vi phạm, đồng nghĩa với đó là thái độ xem thường quy định, coi  pháp luật là thứ có thể… mặc cả, châm chước, chứ không nghĩ rằng, quy định sinh ra là để giữ an toàn cho họ, bảo vệ cộng đồng và giữ gìn trật tự cho xã hội.

Gốc rễ câu chuyện vẫn là phải chấm dứt cho được tâm lý của người vi phạm về nguy cơ bị xử phạt, rằng “đen thôi, đỏ quên đi!”

Như vậy, để ngăn ngừa và đẩy lùi các vi phạm nói trên, cần xóa nguồn gốc và động cơ thúc đẩy nó, chính là niềm tin lệch lạc. Chính cơ quan soạn thảo khi giải thích lý do đề xuất tăng mức phạt tiền cũng đã thừa nhận, vi phạm ở xe máy đang phổ biến nhưng hiệu quả xử phạt chưa cao, do xe chưa chính chủ, chưa định danh được biển đi theo người, nên khó xác nh, xử phạt người vi phạm.

Nguyên nhân nào đi với giải pháp đó. Nếu vì hiệu suất xử phạt chưa cao, phạt được quá ít trong tổng số vi phạm, thì giải pháp nên tập trung hoàn thiện các công cụ để cải thiện điều này. Cùng với quá trình định danh biển số xe mới, ngành công an và ngành giao thông hoàn toàn có thể phối hợp rà soát để tiến hành định danh lại biển số mô tô xe máy theo hiện trạng, nhằm hỗ trợ người dân được đứng tên cho chiếc xe của mình một cách hợp pháp, từ đó chịu trách nhiệm pháp lý đầy đủ về nó - trong đó có việc giao xe cho người khác điều khiển mà vi phạm giao thông.

Thay vì để người dân loay hoay tự mò mẫm giấy tờ, lục tìm lịch sử để chứng nh sở hữu hợp pháp với phương tiện, các biện pháp hỗ trợ hoàn toàn có thể được triển khai, sao cho vừa giảm thiểu rủi ro với những chiếc xe “gian”, vừa thúc đẩy tiến trình định danh biển số, chứ không chỉ ban hành một quy định yêu cầu về việc “định danh”.

Các công cụ giám sát và xử phạt qua hình ảnh cũng cần hoàn thiện khẩn trương hơn, để tăng hiệu quả xác nh và xử lý vi phạm, không chỉ trông chờ vào xử phạt trực tiếp. Đây là cách vừa khuyến khích người dân tham gia giám sát trật tự an toàn giao thông, vừa giảm bớt áp lực cho lực lượng thực thi công vụ, đồng thời bắt kịp xu hướng ứng dụng công nghệ hiện đại vào đảm bảo TTATGT theo yêu cầu của Chính phủ.

Ngoài việc phạt không sót, còn phải phạt nghiêm như quy định, mới chấm dứt được niềm tin vào khả năng “mặc cả” chế tài. Để làm được điều này, cần có cơ chế giám sát bên trong và bên ngoài với công tác xử lý vi phạm TTATGT. Đó cũng là cách để nh bạch thông tin, giữ gìn uy tín, hình ảnh của lực lượng chấp pháp.

Tóm lại, để phòng ngừa, ngăn chặn và giảm thiểu vi phạm giao thông, cần “bốc thuốc” đúng bệnh. Không nên lạm dụng biện pháp tăng mức phạt tiền nếu đó không phải là nguyên nhân, bởi chẳng những không hiệu quả mà còn tiềm ẩn nhiều tác dụng ngược, tác dụng phụ rất nguy hiểm. Gốc rễ câu chuyện vẫn là phải chấm dứt cho được tâm lý của người vi phạm về nguy cơ bị xử phạt, rằng “đen thôi, đỏ quên đi!”