Tận dụng lợi thế sàn thương mại điện tử để tiêu thụ hàng hóa miền núi

Dù các kênh thương mại điện tử được gia tăng và có hoạt động hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ, nhưng còn nhiều sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi chưa tiếp cận được các nền tảng kinh doanh hiện đại này.

Bên cạnh đó, việc kết nối, tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và ền núi qua các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) mới chỉ dừng ở việc quảng bá, giá trị bán hàng còn thấp.

Chia sẻ tại Toạ đàm Gia tăng kênh thương mại điện tử, tiêu thụ sản phẩm đồng bào dân tộc thiểu số và ền núi ngày 16/10, ông Nguyễn An Sơn, Trưởng phòng Phát triển dự án, Trung tâm Tin học và Công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương cho biết, theo báo cáo chỉ số thương mại điện tử năm 2022, lượng trung bình tổng giao dịch của TMĐT tập trung ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Có thể thấy giữa các thành phố lớn và địa phương có sự chênh lệch rõ rệt, từ nhiều yếu tố trong TMĐT.

"Ví dụ như trình độ ứng dụng công nghệ thông tin, rồi hạ tầng liên quan đến logistics, rõ ràng việc vận chuyển một đơn hàng từ các thành phố xung quanh Hà Nội về Hà Nội sẽ dễ hơn so với việc từ khu vực ền núi, đồng bào dân tộc thiểu số xuống các thành phố lớn. Đây là những khó khăn và trong các khó khăn sẽ liên quan nhiều đến cả hạ tầng thanh toán và các quy mô về dân số", ông Sơn nhận định.

Ông Nguyễn An Sơn thông tin, thời gian qua, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số liên tục tổ chức các lớp đào tạo về ứng dụng TMĐT cũng như công nghệ số cho các tỉnh, thành, địa phương. Qua đó giúp nâng cao nhận thức, cũng như kỹ năng ứng dụng TMĐT tại các địa phương. 

"Đối với khu vực ền núi, vùng sâu, vùng xa thì việc phát triển hạ tầng logistics là rất cần thiết và quan trọng, thời gian tới chúng tôi cũng sẽ phối hợp với cả các đơn vị như VNPost và các đơn vị cung cấp, cung ứng dịch vụ chuyển phát khác trên thị trường để có thể hình thành được mạng lưới và hỗ trợ chuyên biệt cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh cũng như người nông dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và ền núi", ông Sơn chia sẻ.

Bên cạnh phương thức bán hàng truyền thống hiện nhiều doanh doanh đang bắt đầu tìm hiểu để đưa sản phẩm lên các sàn TMĐT

Nhìn nhận ở góc độ địa phương, ông Phạm Thành Nam, Phó Giám đốc Trung tâm khuyến công & Xúc tiến thương mại, Sở Công Thương tỉnh Trà Vinh cho biết, thời gian qua, Sở Công Thương Trà Vinh đã tham mưu cho Ủy ban tỉnh, định hướng công tác phát triển TMĐT. Trà Vinh cũng ban hành kế hoạch phát triển TMĐT giai đoạn 2021-2025, tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm.

Trong đó, đặt mục tiêu xây dựng hạ tầng cơ bản và triển khai các giải pháp cũng như hoạt động hỗ trợ phát triển TMĐT trên địa bàn, đưa TMĐT trở thành kênh phổ biến, góp phần nâng cao chỉ số phần trăm PCI (Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh). 

Bên cạnh đó, nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý địa phương để hỗ trợ cho các doanh nghiệp với vai trò và lợi ích cũng như là kỹ năng về ứng dụng TMĐT trong sản xuất kinh doanh và đời sống.

"Vì nông dân ở Trà Vinh chuyên sản xuất nông nghiệp, nên tôi đề xuất hỗ trợ liên kết với các sàn TMĐT để giúp bà con bà con nông dân sản xuất nông nghiệp được đưa lên sàn TMĐT kết nối, quảng bá, giới thiệu, thêm 1 kênh phân phối mới cũng như mở rộng thị trường trong nước, quốc tế, hướng tới tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thông qua các nền tảng số cũng như là cung cấp các thông tin hữu ích cho các hộ nông dân về thị trường, dự báo cung cầu, năng lực sản xuất thông tin thời vụ, từ đó góp phần giúp địa phương trong việc thúc đẩy kinh tế số trong nông nghiệp, nông thôn", ông Phạm Thành Nam đề xuất.

Toạ đàm Gia tăng kênh thương mại điện tử, tiêu thụ sản phẩm đồng bào dân tộc thiểu số và ền núi

Còn ở góc độ doanh nghiệp, bà Vũ Thị Lệ Thuỷ, Giám đốc Hợp tác xã 3T Farm bày tỏ, doanh nghiệp muốn đẩy mạnh việc tiếp cận bán hàng trên sàn TMĐT, đặc biệt là phương pháp bán hàng bằng hình thức livestream bởi xu hướng người tiêu dùng hiện nay muốn được mua hàng trực tiếp và được trải nghiệm các sản phẩm nông sản mà mình muốn mua. 

"Chúng tôi rất mong muốn trong niên vụ thu hoạch cam Cao Phong tới đây sẽ nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền, các bộ, ngành, đặc biệt là sàn TMĐT và Cục TMĐT để hỗ trợ cho chúng tôi khi vào chính vụ thu hoạch. Khi sản phẩm đạt được chất lượng ngon nhất thì sẽ được hỗ trợ truyền thông livestream để chúng tôi bán trong một khoảng thời gian ngắn nhất mà đột phá được về mặt sản lượng, tôi rất ước mơ có được sản lượng bán ra lớn như xoài Yên Châu hoặc là vải Bắc Giang", bà Vũ Thị Lệ Thuỷ bày tỏ.