Sản xuất bền vững: Đòi hỏi tất yếu của phát triển

Sản xuất bền vững là một trong các trụ cột của yêu cầu phát triển bền vững mà Việt Nam đã lựa chọn và quyết tâm theo đuổi. Vậy nên hiểu thế nào về sản xuất bền vững, và vì sao phải sản xuất bền vững?

 

# “Diễn đàn trực tuyến kết nối thực phẩm an toàn với các bếp ăn tập thể” vừa được tổ chức, nhằm kết nối cung cầu, thúc đẩy tiêu thụ thực phẩm, rau quả an toàn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là tại các bếp ăn tập thể của trường học và doanh nghiệp.

# Nhiều công nghệ, giải pháp, hỗ trợ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triển bền vững ngành công nghiệp giấy đã được chia sẻ tại Hội thảo Kỹ thuật ngành Công nghiệp Giấy Việt.

# Với quy trình công nghệ đảm bảo môi trường, 2 tổ máy gồm 2 lò hơi sử dụng công nghệ lò phun than và 2 tuabin hơi thuộc Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình đã vận hành hiệu quả, sản lượng điện sản xuất hàng năm 3,6 tỷ kWh.

Sản xuất bền vững là một trong các trụ cột của yêu cầu phát triển bền vững mà Việt Nam đã lựa chọn và quyết tâm theo đuổi.

Sản xuất bền vững là một trong các trụ cột của yêu cầu phát triển bền vững mà Việt Nam đã lựa chọn và quyết tâm theo đuổi. Vậy nên hiểu thế nào về sản xuất bền vững, và vì sao phải sản xuất bền vững?

Trao đổi với PV VOV Giao thông ông Trịnh Quốc Vũ, Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công thương) chia sẻ:

PV: Xin ông cho biết thế nào là sản xuất bền vững?

Ông Trịnh Quốc Vũ: Sản xuất bền vững là hoạt động khai thác các nguồn tài nguyên một cách kinh tế và hiệu quả hơn, giảm lượng chất thải và bảo vệ môi trường. Để đạt được mục tiêu sản xuất bền vững có nhiều phương thức khác nhau. Một là giải pháp sử dụng lại các nguồn nguyên liệu tái chế, tái sử dụng.

Thứ hai, lựa chọn các phương thức sản xuất phù hợp để giảm thiểu các chất thải ra môi trường.

Thứ ba, thông qua việc thiết kế hướng tới bền vững, tạo ra những sản phẩm mới có tính bền vững, tiêu thụ ít nhiên liệu đầu vào và có thể tạo ra sản phẩm mới từ việc tái sử dụng các sản phẩm thải bỏ.

Thứ tư là sử dụng chất thải để tạo ra năng lượng, phục vụ ngay cho nhiên liệu và năng lượng đầu vào cho sản xuất. Và thực hiện các biện pháp thải bỏ an toàn cho môi trường đối với những chất thải không thể tái chế, tái sử dụng và sẽ lựa chọn phương án thải bỏ sao cho ảnh hưởng ít nhất tới môi trường.

 PV: Vì sao phải sản xuất bền vững, thưa ông?

Ông Trịnh Quốc Vũ: Việc hướng đến sản xuất bền vững là một đòi hỏi tất yếu của xã hội phát triển, Việt Nam đang là nước phát triển và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế tương đối cao; cùng với đó là nhu cầu tiêu thụ tài nguyên, đặc biệt là năng lượng tăng trưởng rất nhanh.

Trong khi, nhiều nguyên vật liệu chúng ta phải phụ thuộc vào nhập khẩu, đặc biệt là năng lượng, từ năm 2015 chúng ta đã chuyển từ một nước xuất siêu sang nước nhập siêu về năng lượng.

Như vậy, việc định hướng và thực hiện các mô hình về sản xuất bền vững mới giúp cho Việt Nam giảm thiểu được việc lệ thuộc vào nguồn nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu.

Đồng thời giúp cho nền sản xuất của chúng ta nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế; bảo vệ môi trường trong nước, giảm chất thải, nhất là chất thải nguy hại ra môi trường và giảm phát thải khí nhà kính. 

PV: Xin cảm ơn ông!