Những bệnh nhân “hồi sinh” nhờ ghép tim sau 5 năm cuộc sống giờ ra sao?

Những bệnh nhân không may bị suy tim không khác gì cầm bản án tử đợi chờ từng ngày. Sự sống gần như chấp chới, trong thời khắc sinh - tử  ấy bệnh nhân nhận một quả tim được hiến tặng của người cho chết não không khác nào hơn một lần trúng tờ vé số độc đắc của cuộc đời.

Được sống và được hồi sinh thêm một lần nữa, song để nhận món quà vô giá này, “ghép tim” với bệnh nhân chỉ mới là bước đầu trong hành trình gian truân, gìn giữ để cho trái tim quý hơn vàng sống thêm một lần nữa.

Để đánh giá một ca ghép tim cơ bản thành công trước tiên trái tim hiến tặng ít nhất phải đập trong lồng ngực người nhận 5 năm. Đôi khi 5 năm đó quý giá vô chừng.

“Chúng tôi đại diện nhóm y bác sĩ, điều dưỡng và nhân viên của Bệnh viện Chợ Rẫy, hôm nay chúng tôi ở đây để thực hiện tâm nguyện của anh và gia đình. Sau một thời gian nỗ lực cố gắng cứu chữa cho anh nhưng não của anh đã không hồi phục.

Hôm nay, chúng tôi sẽ tiếp nối ý nguyện của anh và gia đình để cứu sống những bệnh nhân chẳng may mắc bệnh và cần đến tạng ghép để cứu sống. Chúng tôi cầu mong anh yên bình về với vòng tay của Chúa, đức tin của anh, một lần nữa xin gửi lời chào vĩnh biệt đến anh.  Xin một phút mặc niệm dành cho anh, phút mặc niệm bắt đầu”.

Đó là lời từ biệt một bệnh nhân chuẩn bị về cõi vĩnh hằng, song anh vẫn kịp hiến nhiều bộ phận để cứu sống nhiều bệnh nhân khác. Quả tim là món quý giá nhất và sẵn sàng đập trong một lồng ngực khác tiếp nối hành trình mang lại sự sống cho bệnh nhân không may bị suy tim.

Đã 7 năm qua, anh Trịnh Đình Đạt (34 tuổi, quê ĐắK Nông) vẫn không thể thể nào quên khoảnh khắc mình là bệnh nhân được ghép tim đầu tiên tại BV Chợ Rẫy. Lúc phát bệnh, bệnh nhân chỉ mới 23 tuổi, vì suy sụp tinh thần mà bệnh chỉ trong 3 tháng tim suy từ độ 1 đến độ 3.

Để duy trì sự sống và tìm kiếm chút hy vọng, bác sĩ vừa đặt máy kích hoạt tim vừa đăng ký nhận tạng cho anh từ năm 2015. Sau 2 năm đợi chờ, sức khỏe anh Đạt dần suy yếu, nhiều lần bệnh viện trả về vì tưởng hết hy vọng, gia đình anh thì khánh kiệt.

Đến 2017, bác sĩ BV Chợ Rẫy gọi anh lên Sài Gòn gấp vì đã có người hiến tim, ban đầu anh Đạt chỉ tưởng đùa để khích lệ. Mãi đến cuộc gọi thứ 2 anh mới tin đây là sự thật, song lúc đó gia đình mót hết cũng chỉ có 1 triệu, xoay sở cả gia đình cũng chưa đầy 20 triệu. Vì vậy, bệnh nhân và gia đình cũng chần chừ đắn đo sợ không đủ tiền lo cho cuộc mổ.

Được sự động viên rằng nếu quả tim tương thích thì bác sĩ, công tác xã hội sẽ tìm kiếm mạnh thường quân hỗ trợ, anh Đạt mới chịu lên xe để vào viện ghép tim.

Bệnh nhân Đạt là bệnh nhân được ghép tim đầu tiên tại BV Chợ Rẫy.

Hiện, anh Đạt đang làm việc tại một công ty xây dựng, thu nhập ổn định để lo cho bản thân. Bây giờ, anh Đạt vẫn nghĩ câu chuyện của bản thân như một phép nhiệm màu nào đó mà thượng đế gửi đến với anh. Giờ đây, anh sống để trả ơn với cuộc đời, gìn giữ quả tim ấy để tri ân công sức bác sĩ và cảm tạ người hiến.

Anh Đạt bộc bạch: “Giờ mình đã trở lại cuộc sống bình thường, bác sĩ thông báo rằng mình vẫn có khả năng sinh con như một người bình thường. Và như bác sĩ thông báo mình có tìm hiểu rồi chuẩn bị lên kế hoạch kết hôn với một bạn nữ ở ngoài ền Trung. Bây giờ cuộc sống của mình trên cả cả tuyệt vời, mình có thể tự lo bản thân, có công việc hỗ trợ gia đình một ít, một ít mình gửi lại cho xã hội, cho đất nước phần nào đó”.

Gặp gỡ chị Hồ Liễu Hương (52 tuổi, quê Bình Thuận) tại BV Chợ Rẫy, với vẻ ngoài đứng tuổi, da dẻ hồng hào, tinh thần lạc quan chẳng ai tin được rằng 6 năm trước chị cũng chấp chới với tử thần vì suy tim.

Lúc đó, chị Hương 46 tuổi, với thể trạng ốm yếu, suy tim nặng và chỉ còn đường cùng là đăng ký chờ nhận tim ghép từ người chết não. May mắn thay chỉ sau 1 tuần đăng ký, 1 quả tim người hiến phù hợp đã được ghép cho chị Hương. Hơn 1 tháng nằm viện, tập thở, tập đi bác sĩ mới cho chị xuất viện về nhà. Phải liên tục tái khám, uống thuốc 1 năm ròng, chị Hương mới lấy lại sức khỏe.

Nhớ lại những ngày tử sinh trên giường bệnh, gia đình chị Hương cũng nghèo như bệnh nhân Đạt. Cả nhà vét hết của cải cũng chỉ đủ 15 triệu mang vào viện.

Chị Hương nhớ lại thời khắc ấy: “Gia đình  lúc đó chỉ có 15 triệu thôi, thì đến viện các bác sĩ cũng tư vấn hỏi chồng tôi bây giờ anh có khả năng lo cho vợ anh được bao nhiêu. Chồng tôi nói gia đình chỉ có cái nhà để bán để lo cho vợ, song bác sĩ không cho bán vẫn lo lắng hỗ trợ cho tôi ghép tim. Trong quá trình đó bác sĩ cũng vận động nhờ các nhà báo, nhà hảo tâm đến viện gặp trực tiếp ca của tôi để góp cho đủ số tiền ghép”.

Bệnh nhân Liễu Hương ghép tim được 6 năm đi tái khám định kỳ tại BV Chợ Rẫy

Hạnh phúc thay thời gian sau ghép chị Hương đi làm tạp vụ ở một resort ở Phan Thiết cũng đủ tiền trang trải thuốc men hàng tháng. Và 6 năm qua, hạnh phúc lớn lao hơn là chị được nhìn thấy con gái lấy chồng, được lên chức bà ngoại như bao người khác. Giờ đây chị Hương vẫn ngày ngày cuốn chả bán kiếm sống từng ngày, chị cũng bày tỏ lòng biết ơn người đàn ông nhỏ hơn 1 tuổi hiến tạng cứu mình bằng cách sống mỗi ngày có ích hơn. Bởi không gì bằng đó là nh chứng cho sự đáp đền công sức của bao con người trao tặng cho chị thêm một lần được sống.

TS.BS Dư Thị Ngọc Thu, Trưởng đơn vị điều phối ghép các bộ phận cơ thể người BV Chợ Rẫy cho hay, những câu chuyện tích cực của bệnh nhân được ghép tim, gan, thận đã giúp cho cuộc vận động ghép tạng được người dân biết đến nhiều hơn.

Bác sĩ Thu chia sẻ: “Số lượng đăng ký hiến tạng khi chẳng may qua đời, hiện tại  gần 60.000 người rồi nghĩa là 60.000 đơn đăng ký. Như vậy số lượng rất là đông và đông hơn khi có sự tình nguyện đăng ký hiến tạng vừa qua của Thủ tướng Chính phủ thì số lượng lại tăng thêm nhiều hơn nữa”.

Những câu chuyện tích cực của bệnh nhân được ghép tim, gan, thận đã giúp cho cuộc vận động ghép tạng được người dân biết đến nhiều hơn.

Bộ Y tế và các trung tâm điều phối ghép tạng trên cả nước đang nỗ lực hoàn thiện những quy trình chặt chẽ, xuyên suốt trong công tác tiếp nhận tuyển chọn, điều phối ghép một cách nh bạch, công bằng nhất nhằm giúp những bệnh nhân hiểm nghèo được sống thêm một cuộc đời mới.