Người dân các tỉnh vào Hà Nội cần lưu ý gì?

Để phục vụ công tác đối chiếu, kiểm soát, người dân bắt buộc phải mang theo những giấy tờ sau: Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, giấy phép lái xe... theo quy định.

Thực hiện chỉ đạo của UBND TP. Hà Nội về công tác phòng, chống dịch COVID-19, Công an TP. đã chủ trì, phối hợp cùng các đơn vị liên quan triển khai 22 chốt kiểm soát tại các cửa ngõ lớn, đường ngang, ngõ tắt, đường nhánh, bến thủy nội địa ra, vào TP. và các bến tàu, bến xe liên tỉnh.

Theo đó, đối với người dân là công dân Hà Nội, muốn vào Thủ đô phải thực hiện khai báo y tế, đo thân nhiệt để y tế tập hợp danh sách gửi về các phường nắm bắt được những người cư trú đến.

Trường hợp là công dân từ TP.HCM và các vùng dịch khác (hoặc có tiếp xúc trực tiếp với các trường hợp người dân từ TP.HCM và các vùng dịch) phải khai báo y tế đầy đủ, trung thực, phải có giấy xét nghiệm âm tính tối đa 3 ngày trước khi trở lại TP.

Riêng với các phương tiện vận tải hành khách công cộng khi qua các chốt kiểm soát dịch bệnh phải dừng xe, đo thân nhiệt, khai báo y tế; những trường hợp nghi vấn sẽ được khử trùng, test nhanh COVID-19 tại chỗ (do y tế quyết định).

Trường hợp phương tiện đi về Hà Nội từ 14 tỉnh, TP. có dịch bệnh gồm: Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Khánh Hòa, Phú Yên, Đắk Lắk, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nam yêu cầu quay đầu, không được di chuyển vào Hà Nội (các tỉnh, TP. khác phát sinh tình hình dịch bệnh phức tạp thì tiếp tục áp dụng khi có thông báo của Bộ Y tế và chỉ đạo của Thành phố); chỉ cho phép hoạt động trở lại khi có thông báo mới của cấp có thẩm quyền.

Để phục vụ công tác đối chiếu, kiểm soát, người dân bắt buộc phải mang theo những giấy tờ sau: Chứng nh nhân dân hoặc căn cước công dân, giấy phép lái xe... theo quy định.

22 chốt kiểm soát dịch COVID-19 tại cửa ngõ ra vào Thủ đô gồm:

1 - Từ tỉnh Hà Nam về Hà Nội tuyến Quốc lộ 1A, 1B. Ngã ba Cầu Giẽ (Km213 Quốc lộ 1A), huyện Phú Xuyên.

2 - Trạm thu phí cao tốc Pháp Vân- Cầu Giẽ (Km188), huyện Thanh Trì.

3 - Quốc lộ 21B – ngã 3 chợ Dầu, huyện Ứng Hòa. Từ tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang về Hà Nội theo tuyến Quốc lộ 5, cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn.

4 - Quốc Lộ 5 (cây xăng Vĩnh An, số 1051 Nguyễn Đức Thuận, Trâu Quỳ), huyện Gia Lâm.

5 - Cầu Phù Đổng - Cao Tốc Hà Nội - Lạng Sơn, huyện Gia Lâm.

6 - Đê Bát Tràng - gầm cầu vượt Thanh Trì, huyện Gia Lâm.

7 - Gầm cầu Thanh Trì – lối đi Ecopark, quận Long Biên.

8 - Nút giao Quốc lộ 5B - Cổ Linh, quận Long Biên.

9 - Đường Đặng Phúc Thông, Gia Lâm.

10 - Km 8+100 Quốc lộ 18 – lối xuống đường Võ Nguyên Giáp, huyện Sóc Sơn.

11 - Quốc lộ 18 – lối xuống đường Võ Văn Kiệt, Sóc Sơn. Từ tỉnh Hòa Bình về Hà Nội.

12 - Km 4224057 đường Hồ Chí Minh, thị trấn Xuân Mai, Chương Mỹ.

13 - Chốt kiểm dịch huyện Chương Mỹ.

14 - Đường Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam - cao tốc Hà Nội, Hòa Bình, huyện Thạch Thất.

15 - Từ tỉnh Phú Thọ về Hà Nội, đầu cầu Đồng Quang - đường 87A, huyện Ba Vì.

16 - Đầu cầu Văn Lang - Quốc lộ 32, huyện Ba Vì.

17 - Đầu cầu Trung Hà - Quốc Lộ 32, huyện Ba Vì. Từ tỉnh Vĩnh Phúc về Hà Nội.

18 - Đầu cầu Vĩnh Thịnh – Quốc lộ 32, thị xã Sơn Tây.

19 - Trạm soát vé BOT quốc lộ 2, huyện Sóc Sơn; - Chốt 20: Quốc lộ 2 – đầu vào cao tốc Hà Nội, Lào Cai, huyện Sóc Sơn.

21 - Đường Trung tâm hành chính huyện Mê Linh nối Quốc lộ 2 (Đường 100). Từ tỉnh Thái Nguyên về Hà Nội.

22 - Quốc Lộ 3 – ngã ba Nỉ, huyện Sóc Sơn.

Ngoài 22 chốt này, Công an TP Hà Nội cũng giao Công an các quận, huyện thiết lập các chốt kiểm soát tại đường ngang, ngõ tắt, đường nhánh, bến thủy nội địa để kiểm soát người và phương tiện ra vào thành phố.