Ngưng thở khi ngủ kéo dài có liên quan gì đến căn bệnh đột quỵ, Alzheimer

Nhiều bác sĩ nhận định rằng, nếu những người có bệnh lý nền kèm chứng ngưng thở khi ngủ (OSA) có liên quan sâu đến các căn bệnh nguy hiểm như đột quỵ, sa sút trí tuệ, Alzheimer.

Phóng viên VOV Giao Thông trao đổi với Ths. BS Bùi Nghĩa Thịnh, một chuyên gia Hồi sức cấp cứu để làm rõ thêm những hệ lụy lâu dài khi mắc chứng ngưng thở khi ngủ.

Đón nghe Sóng về khuya số 06, phát sóng vào 23h, thứ Ba (21/5) trên sóng FM91Mhz và livestream trực tiếp trên Fanpage: VOV Giao thông.

Chương trình phát thanh đêm khuya trên sóng VOV Giao thông, mang tới cho quý vị các câu chuyện và hệ thống kiến thức về giấc ngủ với chủ đề: "Ngưng thở khi ngủ kéo dài có liên quan gì đến căn bệnh đột quỵ, Alzheimer".

 

PV: Tác hại lâu dài của chứng ngưng thở khi ngủ nó tác động đến các vấn đề về bệnh lý tim mạch và đột quỵ thì như thế nào?

Ths. BS Bùi Nghĩa Thịnh - Chuyên gia Hồi sức cấp cứu

BS Bùi Nghĩa Thịnh: Câu chuyện lớn nhất của  OSA tức là chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn làm cho giấc ngủ không được liền mạch, bị phân mảnh cho nên bệnh nhân không đi vào ngủ sâu.

Chúng ta biết ngủ sâu là giai đoạn não được nghỉ ngơi. Hoặc đơn giản hơn là sau khi nghỉ ngơi nõ đi vào hoạt động để lưu các thông vào bộ nhớ tạm, ghi vào bộ nhớ kí ức, bộ nhớ sâu và xóa bỏ đi những thông tin không cần thiết.

Cho nên ngày hôm sau não có đầy đủ chức năng, bộ nhớ tạm bị làm rỗng và sẵn sàng hoạt động cho một ngày mới.

Khi ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn, lưỡi bị tụt xuống  chặn đường thờ và không khí vào được nghĩa oxy cũng không vào được. Khi đó cơ thể đáp ứng bằng cách tăng huyết áp, nhịp tim lên. Những trường hợp này nếu diễn ra kéo dài làm tăng kích thích cơ thể liên tục, gây ra một bệnh lý mãn tính.

Ảnh nh họa

Đáng lẽ ban đêm huyết áp tụt xuống, cơ thể nghỉ ngơi  - gọi là giai đoạn sửa chữa thì tiếp tục đáp ứng một hoạt động rất mạnh vì tình trạng thiếu oxy. Khi tăng huyết áp cao, nhịp tim cao quá trong đêm có thể dẫn đến trường hợp đột quỵ. Tại sao cứ nửa đêm về sáng lại thường xảy ra đột quỵ, tỉ lệ rất nhiều? Có thể đóng góp phần lớn do ngừng thở khi ngủ.

Các cơn nhồi máu cơ tim cũng vậy, cũng có thể xảy ra khi oxy giảm xuống, nhu cầu tim hoạt động nhiều lên nhưng oxy bơm vào cơ tim lại không đáp ứng.

Oxy không vào được làm tắc nghẽn dẫn đến tình trạng thiếu máu cơ tim, về lâu nặng hơn sẽ bị nhồi máu cơ tim. Hầu hết mọi người cơ thể sẽ đánh thức mình dậy và bình thường, song những bệnh nhân tim mạch, có sẵn bệnh lý nền tim mạch có thế gây ra đột tử.

PV: Đối với một số vấn đề liên quan đến các bệnh lý trầm cảm, giảm trí nhớ, Alzheimer thì như thế nào?

BS Bùi Nghĩa Thịnh: Chúng ta biết rồi, trong giấc ngủ của chúng ta có một pha gọi là non REM 3, là pha não được nghỉ ngơi tuyệt đối. Cứ tưởng tượng như một máy bật máy liên tục suốt ngày suốt đêm thì ổ cứng sẽ nóng lên và hỏng dần theo thời gian.

Não chúng ta cũng vậy, cứ tưởng tượng như một cái máy tính ta bật máy liên tục suốt ngày, suốt đêm thì cái cái ổ cứng ấy nó cũng sẽ bị nóng lên và nó sẽ nó sẽ hỏng dần theo thời gian. Não chúng ta cũng vậy, chính giai đoạn non REM 3 là giai đoạn não nghỉ ngơi tuyệt đối. Nếu bị OSA – ngưng thở khi ngủ thì khi vào giai đoạn ngủ sâu đường thở xẹp và sập lại. Lúc này, cơ thể không dám cho tắc đường thở vì sẽ không thở được và buộc phải đánh thức dậy.

Các ca OSA nặng thường không có được giai đoạn nghỉ ngơi tuyệt đối của não. Não hoạt động liên tục dẫn đến tình trạng căng thẳng stress về thần kinh. Người ta thấy rằng những người bị OSA nặng sau này thường bị Alzheimer rất cao, não hoạt động liên tục không được nghỉ ngơi thành ra gây tình trạng sa sút trí tuệ (lẫn) và Alzheimer.

Ảnh nh họa

PV: Người dân luôn muốn biết khi nào đến bệnh viện và khi nào cần chỉ định của bác sĩ để đo đa ký hô hấp và đa ký giấc ngủ?

BS Bùi Nghĩa Thịnh: Vấn đề rối loạn giấc ngủ đa số người dân chưa có một đánh giá chính xác nên họ cho rằng mất ngủ là vấn đề tương đối bình thường. Có hai thái cực, một số người thấy bình thường và không quan tâm, điều này rất nguy hiểm vì những tổn hại lâu dài mà chúng ta không hề biết.

Những tác hại của OSA tôi vừa kể trên nó diễn ra chậm chạp, không thể nhận diện được ngay sau một đêm mất ngủ nên bệnh nhân thường vô tâm và không sợ điều này.

Một nhóm còn lại thì quá lo sợ về vấn đề mất ngủ, căng thẳng đến mức không ngủ được do sức ép mất ngủ. Vấn đề ở đây, những trường hợp cần đến khám bác sĩ, thứ nhất là ngáy to, ngáy đến mức người bên cạnh không ngủ được; thứ hai là thức dậy nhiều lần trong đêm kèm theo dấu hiệu ngộp thở, tim đập thình thịch; thứ ba là người có cân nặng lớn, hoặc vòng cổ rất lớn thì những trường hợp này cần đi khám bác sĩ để có những chỉ định điều trị phù hợp.

PV: Vâng, xin cảm ơn bác sĩ rất nhiều về cuộc chia sẻ ngày hôm nay!

Chương trình có sự tham gia đồng hành của các bác sĩ tại các bệnh viện, phòng khám trên cả nước; là những Chuyên gia về Giấc ngủ Quốc tế và Việt Nam.

Hiện nay các phòng khám và bác sĩ giấc ngủ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế đang thực hiện chương trình hỗ trợ khám và chẩn đoán tại nhà cho các bác tài.

Đây là cơ hội để mọi người có cơ hội kiểm tra sức khỏe giấc ngủ và chẩn đoán tình trạng rối loạn giấc ngủ của mình.

Quý vị và các bạn có thể tham gia chia sẻ ý kiến và đặt câu hỏi cho các bác sĩ thông qua đường dây nóng: 024 37 919191 (Hà Nội) - 028 39 919191 (TP.HCM) - 028 38 309090 (MekongFM).

Bạn sẽ nhận được gì?

Từ 01/5 đến 30/6, các bác tài có tham gia chương trình tư vấn và chẩn đoán tình trạng rối loạn giấc ngủ sẽ được:

- Miễn hoặc giảm giá 50% phí tư vấn khám tại các phòng khám và bác sĩ đồng hành chương trình;

- Voucher trị giá 1.000.000 VND cho dịch vụ đo đa kí hô hấp tại nhà cho 300 người đầu tiên tham gia chương trình.

Thông tin chi tiết các bạn vui lòng truy cập trang buonngukhilaixe.com và thực hiện các bước theo hướng dẫn của trang.