Nan giải bài toán rác thải tại các khu cách ly, phong tỏa

Thực tế tình trạng rác thải ở các khu cách ly, phong toả trên được xử lý như thế nào? Nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh từ đây ra sao? Những khuyến cáo nào từ chuyên gia được gửi đến người dân?

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

 

TP.HCM đang có thêm nhiều điểm cách ly, phong toả do dịch COVID-19. Lượng rác thải y tế, rác sinh hoạt rất nhiều. Đối với rác thải tại khu vực có người nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19 không thể xem là rác thải thông thường vì có nguy cơ lây nhiễm bệnh nên quy trình thu gom, xử lý cần hết sức cẩn trọng.

Trên thực tế phần lớn các khu cách li đều đã rất nghiêm túc trong công tác phân loại rác thải, hạn chế tối đa đến mức thấp nhất các rủi ro.

Một nhân viên dọn phòng của 1 khách sạn tại Quận 5, TP.HCM cho biết, từ khi khách sạn anh làm việc trở thành nơi cách ly tập trung cho những người nhập cảnh về TP, anh được tập huấn công tác thu gom và vận chuyển rác theo quy trình để đảm bảo công tác phòng chống dịch COVID-19: 'Về phân loại thì chia làm 2 loại. Rác sinh hoạt của khác để riêng, rác y tế để riêng 1 thùng. Trước khi gom rác thì nhân viên sẽ xịt Clo vào rác và chờ 15 phút để Clo ngấm. Sau khi gom thì khử khuẩn lại một lần nữa. Thường là xe của đơn vị thu gom sẽ đến vào mỗi buổi sáng thứ 3, 4, 5 trong tuần'.

Về phía các khu vực đang trong tình trạng phong tỏa, nhiều người dân cho biết, công tác thu gom rác cũng được đảm bảo: 'Tối mình đem ra, để ngay chỗ cái bàn, có anh rác khoảng 2-3 giờ lại ảh lấy. Mấy hôm nay để ngoài đó không à, sáng nào ra cũng sạch sẽ, không còn gì.

Có 2 loại rác, là rác y tế và rác sinh hoạt, thùng vàng là rác y tế, thùng xanh là rác sinh hoạt, cứ đến giờ là họ lại thu, hai loại rác thu hai xe khác nhau, có lúc nó cũng gom trễ nhưng mà cũng không đến nỗi.

Ảnh nh họa: TTXVN

Nhìn chung việc thu gom rác sinh hoạt được tiến hành khá nghiêm túc, ít ảnh hưởng đến môi trường cũng như nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh. Tuy nhiên ở góc độ người thu gom rác, đặc biệt là nhân viên của các đơn vị tư nhân, đối tượng này lại thường trực các nỗi lo.

Một nhân viên thu gom rác trên đường Trần Xuân Soạn, phường Tân Hưng, quận 7 chia sẻ: 'Sợ chứ, dịch quá trời mà không sợ, công việc thì phải làm thôi chứ không biết làm sao. Hôm trước bên phường cũng chích ngừa đợt 1 rồi, nghe nói ít hôm nữa chích đợt 2

Những cập nhật mới nhất về Covid 19 vẫn được Bộ Y tế thực hiện hàng ngày, sự dao động về lượng ca nhiễm đôi lúc khiến người dân có phần bất an. Tuy nhiên để có thể vượt qua, cần chung tay nỗ lực, trước hết cần nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, không quá lo lắng. Rác thải từ các khu cách ly, phong tỏa, rõ ràng không ít thì nhiều cũng mang đến những tâm lí lo ngại cho người dân.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm - Nội Thần Kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM giải thích về tác động của loại rác thải trên: 'Vấn đề rác thải ở các khu cách li hay khu phong tỏa cũng là rác thải thông thường, trong khu phong tỏa thì không chắc chắn là có virus đâu. Con virus tồn tại trong rác thải cũng rất dễ bị xử lý, chỉ cần bỏ vô bọc cột lại, nó không thể nào xuyên qua bọc nilon được.

Tuy nhiên nếu mình không biết xử lí thì nó sẽ thành ô nhiễm. Cố gắng làm sao di chuyển ra khỏi khu vực đó để tạo vệ sinh và nó an toàn hơn chứ không là vấn đề gì quá sức lo ngại

Có thể thấy rác thải từ các khu cách li, phong tỏa nếu không được xử lý đúng cách sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tuy nhiên dưới nỗ lực của các đơn vị liên quan, sự nghiêm túc trong công tác thực hiện, cũng như ý thức từ người dân, nguy cơ lây nhiễm COVID-19 qua rác thải là rất thấp.

Người dân cần tỉnh tảo, nghiêm túc thực hiện đầy đủ nguyên tắc 5K, các khuyến cáo từ Bộ Y tế…, như vậy chúng ta có cơ sở để tin rằng dịch bệnh sẽ nhanh chóng được kiểm soát!