Mua sắm theo sở thích, thói quen, đa phần chưa tiêu dùng bền vững

Cách tiêu dùng theo thói quen, sở thích đang khá phổ biến với đa phần người dân “thích gì dùng nấy”, chưa quan tâm đến tiêu dùng bền vững, tìm hiểu các sản phẩm hạn chế khai thác nguồn tài nguyên hay phát thải ra môi trường.

# Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đề xuất Chính phủ tạo cơ chế để phát triển khoảng 4.000MW nguồn điện gió ngoài khơi khu vực phía Bắc, nhằm đảm bảo an ninh năng lượng trong khu vực.

# Ước tính tiêu thụ sản phẩm xi măng đạt gần 73 triệu tấn trong 9 tháng đầu năm, giảm 10% so với cùng kỳ. Theo các chuyên gia, thị trường xi măng dư cung, cạnh tranh khốc liệt, trong khi giá nguyên nhiên liệu đầu vào tăng cao.

# Xuất khẩu rau quả Việt Nam đạt 2,45 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm, giảm trên 11% so với cùng kỳ, nguyên nhân là thị trường Trung Quốc giảm mạnh. Tuy nhiên, xuất khẩu rau quả sang thị trường Mỹ, Nhật Bản, EU… đều tăng mạnh.

 

Ảnh nh họa

Cách tiêu dùng theo thói quen, sở thích đang khá phổ biến với đa phần người dân “thích gì dùng nấy”, chưa quan tâm đến tiêu dùng bền vững, tìm hiểu các sản phẩm hạn chế khai thác nguồn tài nguyên hay phát thải ra môi trường.

Chị Nghiêm Thị Xuân Hương, ở quận Long Biên, Hà Nội thường đi chợ để mua đồ tươi sống cho gia đình và đi siêu thị để mua sắm những đồ dùng khác. Những sản phẩm, thương hiệu mà chị lựa chọn thường theo thói quen, kinh nghiệm của bản thân. Mỗi lần mua sắm là một lượng lớn túi nilon mang về, nhưng chị Hương chưa quen với việc mang làn hay túi:

"Mình không biết trong lúc đi mua đồ thì sẽ phát sinh mua nhiều hay mua ít để chuẩn bị túi lớn hay túi nhỏ. Nhà em thường theo thói quen, bởi vì quen dùng một món đồ gì đó rồi thì không muốn đổi sang cái khác", chị Hương nói.

Cách tiêu dùng theo thói quen, sở thích đang khá phổ biến với đa phần người dân “thích gì dùng nấy”, chưa quan tâm đến tiêu dùng bền vững, tìm hiểu các sản phẩm hạn chế khai thác nguồn tài nguyên hay phát thải ra môi trường. Như việc nhiều người lựa chọn nội thất gỗ tự nhiên, hay sử dụng đồ nhựa dùng một lần vì sự tiện lợi:

"Nhà em thường dùng đồ gỗ hết, túi trong thùng rác vẫn là túi nilon. Đi siêu thị thì người ta thường phát túi nilon nhiều hơn túi giấy".

"Cảm thấy cái gì ưng, hợp túi tiền thì mua. Sử dụng những đồ dùng một lần bỏ đi là dễ nhất". 

Một số siêu thị, trung tâm thương mại đã có quầy thanh toán không dùng túi nilon, khách hàng mang theo túi đựng hoặc đóng gói sản phẩm vào thùng giấy. Tuy nhiên, sự quan tâm là rất ít:

"Chị chưa biết đến chỗ đó. Túi nilon thì mình chưa hạn chế được, nhưng mình sẽ giữ để dùng lại chứ không vứt lung tung".

"Đi siêu thị không dùng không được, tại vì nó tiện. Nhưng nếu mua nhiều thì chắc chắn mình sẽ dùng, còn mua ít thì mình chịu khó cầm tay hay mình có sẵn một chiếc túi để đựng".

Theo chia sẻ của một nhân viên bán hàng tại Aeon Mall Long Biên, khách chỉ vào quầy thanh toán không dùng túi nilon trong giờ cao điểm để đỡ phải xếp hàng tại những quầy khác, còn giờ thấp điểm chỉ lác đác đôi ba người sử dụng.

Với các thông điệp bảo vệ môi trường được đẩy mạnh truyền thông trong thời gian qua, người dân đã có ý thức hơn trong việc hạn chế túi nilon, nhựa dùng một lần,... Tuy nhiên, việc mua sắm theo thói quen, sở thích khiến nhiều người quên đi những tác động tiêu cực đến môi trường từ hành vi tiêu dùng của mình./.