Mở không gian phát triển mới cho các tỉnh ven biển

Bộ GTVT và 07 địa phương ĐBSCL đã đề xuất tổng mức đầu 43.000 tỷ đồng cho loạt dự án 788 km đường bộ ven biển miền Tây với Bộ KH&ĐT. Đây là dự án đã được Chính phủ đưa vào quy hoạch từ năm 2010, nhưng để ưu tiên cho các công trình trọng điểm trước...

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo các dự án phát triển bền vững vùng ĐBSCL ứng phó với biến đổi khí hậu, diễn ra ngày 9/3/2024 tại TP. Cần Thơ, ông Trần Ngọc Tam, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre nhận định: “Bến Tre đang có Quốc lộ 60 để trải dài vào các tỉnh phía trong, tuy nhiên để đi đến được các khu ven biển thì còn khoảng cách rất xa, khoảng 40-50km. Nếu không có tuyến động lực ven biển thì rất khó để phát triển kinh tế biển”.

Ý kiến của ông Trần Ngọc Tam, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre được cho là “chung một nỗi lòng” với rất nhiều địa phương có biển tại ĐBSCL. Theo ông Tam, ĐBSCL phải hình thành được con đường ven biển nhằm chia lửa giao thông và gỡ thế độc đạo của Quốc lộ 1A. Trên nhu cầu này, bằng mọi nỗ lực, ngày 2/10/2024, tại Ấp Phước Bình, xã Thạnh Phước, huyện Bình Đại, Bến Tre tổ chức lễ khởi công Dự án xây dựng cầu Ba Lai 8, đây được xem là “phát pháo” đầu tiên cho đại dự án 788km đường ven biển ền Tây. Công trình cầu Ba Lai 8 đóng vai trò tạo kết nối giao thông liên vùng, trục giao thông huyết mạch ven biển, kết nối tỉnh với các tỉnh lân cận và khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, kết nối giao thông liên hoàn từ TP. Hồ Chí Minh - Long An - Tiền Giang - Bến Tre - Trà Vinh - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau:

Ông Trần Ngọc Tam cho biết thêm: “ Bến Tre chúng tôi sẽ phát triển đô thị biển, cụm công nghiệp, trong quy hoạch thì chúng tôi có một cảng biển loại II, tới đây cảng biển này sẽ là nơi để chúng tôi phát triển lĩnh vực logistics, du lịch và năng lượng sạch, góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh thời gian tới”.

Dự án cầu Ba Lai 8 cùng với Dự án cầu Cửa Đại, cầu Cổ Chiên 2… là những dự án thành phần đã và sẽ xây dựng, nhằm hình thành tuyến đường bộ ven biển ền Tây. “Đại dự án” đường bộ này dài 788km, đi qua 7 tỉnh được Bộ GTVT đã đề xuất với Bộ KH&ĐT với tổng số vốn gần 43.000 tỷ đồng, nối TP.HCM với Cà Mau.

Cụ thể, đoạn qua tỉnh Tiền Giang dài 31km (tổng mức đầu tư 5.591 tỷ đồng); qua Bến Tre 27km (8.409 tỷ đồng); Trà Vinh hơn 62km (8.717 tỷ đồng); Sóc Trăng 85km (5.918 tỷ đồng); Kiên Giang gần 70km (2.326 tỷ đồng); Bạc Liêu gần 55km (3.441 tỷ đồng) và Cà Mau hơn 85km (8.310 tỷ đồng). Do địa hình cực kỳ phức tạp, đi qua hầu hết các cửa sông lớn giáp biển Đông nên dự án đã xây dựng theo từng phần.

Đường ven biển ền Tây sẽ mở ra không gian phát triển mới cho các địa phương mà dự án đi qua, hướng biển để làm giàu.

Theo Bộ KH&ĐT, có hai nguồn lực để đầu tư cho đại dự án này, là: ngân sách trung ương hỗ trợ các dự án liên kết vùng khoảng 17.000 tỉ đồng và vay của Ngân hàng Thế giới tăng thêm cho ĐBSCL khoảng 24.600 tỉ đồng. Hiện nay, các tỉnh Tiền Giang, Long An, Bến Tre rất “háo hức”, đã thống nhất vị trí đấu nối thực hiện dự án. Long An và Tiền Giang thống nhất vị trí đấu nối sẽ đi qua huyện Cần Đước (tỉnh Long An) với TP. Gò Công (tỉnh Tiền Giang).

Tỉnh Bến Tre và Tiền Giang cũng đã thống nhất vị trí xây dựng cầu Cửa Đại kết nối huyện Tân Phú Đông (tỉnh Tiền Giang) với huyện Bình Đại (tỉnh Bến Tre). Hai tỉnh Trà Vinh và Bến Tre cũng đã thống nhất vị trí xây dựng dự án cầu Cổ Chiên 2 (kết nối Bến Tre và Trà Vinh).

Ông Trần Văn Bon, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Tiền Giang cho biết nỗ lực tìm vốn cho dự án thành phần đi qua tỉnh Tiền Giang: “Theo dự kiến kế hoạch đầu tư dự án, vốn các nhà tài trợ dự án là 90% vốn xây lắp, các tỉnh thuộc dự án sẽ đối ứng bằng nguồn kinh phí của tỉnh để thực hiện 10% chi phí xây dựng, toàn bộ chi phí GPMB và các chi phí khác. Đối với tỉnh Tiền Giang, tổng mức đầu tư của dự án đoạn qua địa bàn là khoảng 5.591 tỷ đồn thì ước tính chi phí tỉnh phải bố trí đối ứng là hơn 2.000 tỷ đồng”.

Tuyến đường ven biển ền Tây hoàn thành, các xe sẽ dễ dàng đi từ Sóc Trăng, Trà Vinh qua Bến Tre, Tiền Giang, Long An về TP.HCM. Rút ngắn khoảng cách hàng chục km. Ông Nguyễn Văn Được – Bí thư tỉnh Long An cho rằng: “Đường này còn quan trọng vì góp phần chống biến đổi khí hậu và cũng là một chiến lược quốc phòng ven biển phía Đông, kiểm soát vùng biển vịnh Thái Lan phía Nam của Biển Đông. Với những nguyên nhân như vậy, con đường này nên ưu tiên đầu tư trong thời gian tới”.

Ngày 1/9/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, quy hoạch tuyến đường bộ ven biển đoạn qua 03 tỉnh Tiền Giang – Bến Tre – Trà Vinh dài 53km giai đoạn 1. Trước mắt, đến năm 2025, công trình xây dựng đường quy mô cấp 3 đồng bằng (rộng 12m). Sau năm 2025, mở rộng mặt đường trong đô thị rộng 100m, ngoài đô thị 46m.

Ông Châu Văn Bình – Bí thư huyện ủy Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre - địa phương hưởng lợi từ dự án đường ven biển cho biết: “Khai thác hành lang của tuyến đường này thì địa phương sẽ phát triển đầu tiên là về kinh tế thủy sản theo hướng công nghệ cao, phát triển đô thị về hướng biển, kế đến là phát triển công nghiệp chế biến gắn với tuyến đường này. Cuối cùng là phát triển mạnh du lịch và dịch vụ logistics hướng đến tâm điểm thị trường TP.HCM”.

Hiện tuyến đường TP.HCM đến Kiên Giang đang khai thác gián đoạn trên cơ sở tận dụng các đoạn tuyến Quốc lộ, đường tỉnh, đường địa phương. Tuyến đường ven biển ền Tây đưa vào khai thác sẽ là tuyến hoàn toàn mới. Mục tiêu cuối cùng của dự án là tạo tuyến đường hành lang ven biển đồng cấp (cấp III Đồng bằng) bao bọc khu vực ĐBSCL.

Tuyến đường này không chỉ đáp ứng về mặt giao thông kết nối mà còn có vai trò như tuyến đê biển giữ đất, giữ rừng, chống ngập bảo vệ đất sản xuất, sinh kế cho người dân. Trong tương lai, các khu bến cảng, công nghiệp, đô thị sẽ mọc lên sầm uất trên cung đường này, mở ra không gian phát triển mới cho cả khu vực.

Đường ven biển ền Tây cần sự đóng góp và ưu tiên xây dựng để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng ĐBSCL mà trước mắt việc “đi đứng” thuận tiện, nhanh chóng từ vùng ven biển về đến các trung tâm thị thành.

Điều dễ nhận thấy nhất, đường bộ ven biển của nước ta chỉ kéo dài từ phía Bắc đến khúc ruột ền Trung là kết thúc, còn lại ĐBSCL thì “đứt khúc”. Muốn vận chuyển hàng hóa phải di chuyển sâu vào nội địa, mất thời gian và tốn kém. Cho nên, từ năm 2017, các chuyên gia cố vấn đã nhấn mạnh đề xuất với Chính phủ là tuyến đường ven biển phải nên kéo dài đến mũi Cà Mau. Kiến nghị đúng đắn, tuy có muộn nhưng đây là tuyến đường chiến lược về kinh tế và quốc phòng, gắn với trục đường này sẽ là các đô thị ven biển, hình thành nên “mặt tiền” của đất nước.

 “Mặt tiền” ở đây là chuỗi các tổ hợp kinh tế - xã hội. Các chuyên gia thống kê được gần 20 loại làng nghề liên quan đến biển cần được duy trì như: Đóng tàu biển, đan lưới, làm muối, nước mắm, chế biến hải sản khô, nuôi sản vật từ biển, chế tác hàng thủ công mỹ nghệ từ biển và khai thác vật liệu xây dựng từ biển… Như thế, dọc theo bờ biển sẽ có các thành phố, thị trấn, làng nghề, khu công nghiệp, khu nghỉ dưỡng phát triển theo quy hoạch và kế hoạch, hình thành một dải kinh tế - xã hội suốt chiều dài bờ biển. “Mặt tiền” ven biển như lớp áo giáp bảo vệ cơ thể quốc gia.

Khi có đường ven biển, ền Tây sẽ phá thế độc đạo của Quốc lộ 1A, phương tiện lưu thông hỗn hợp mà không cần phân loại để được vào cao tốc. Từ tỉnh này qua tỉnh khác nhanh chóng và tiện lợi mọi bề.

Để đạt mục tiêu này, đòi hỏi nỗ lực từ T.Ư đến địa phương. Quan trọng nhất và trên hết vẫn là những định hướng chiến lược và hành động chiến lược đúng đắn ở tầm quốc gia. Nói như các nhà khoa học “không bàn cãi chuyện có nên làm cao tốc ở ền Tây hay không, mà phải tập trung làm cao tốc thật hiệu quả” thì đường ven biển ền Tây cũng thế.

Đường ven biển ền Tây cần sự đóng góp và ưu tiên xây dựng để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng ĐBSCL mà trước mắt việc “đi đứng” thuận tiện, nhanh chóng từ vùng ven biển về đến các trung tâm thị thành. Từ đó, mở ra không gian phát triển mới cho các địa phương mà dự án đi qua, hướng biển để làm giàu.