Miếng dán chống say xe có thể khiến trẻ em loạn thần

VOVGT – Theo các bác sĩ, miếng dán chống say tàu xe có chứa hoạt chất scopolamine có thể gây loạn thần nếu sử dụng với trẻ em, theo TTXVN.

Ảnh nh họa

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viên Nhi đồng 1, Tp.HCM, cách đây 2 tuần có một trường hợp bé gái 9 tuổi (trú tại huyện Hóc Môn, Tp.HCM) nhập viện với các triệu chứng bất thường như la hét, kích động, bò khắp nơi trong nhà.

Ban đầu, các bác sỹ nghi ngờ bệnh nhi bị viêm não song qua xác nh với gia đình bệnh nhi phát hiện, bé gái bắt đầu có hành vi lạ sau khi mẹ bé dán ếng dán chống say xe vào sau tai bé trong một chuyến đi chơi mới đây. Dựa trên kết quả kiểm tra, các bác sỹ kết luận bệnh nhi bị loạn thần do dị ứng với chất scopolane có trong ếng dán chống say tàu xe.

Về vấn đề này,Tổ chức Dược Thế giới đã chống chỉ định dùng ếng dán chống say tàu xe có chứa hoạt chất scopolane cho trẻ em dưới 12 tuổi, cũng như khuyến cáo người sử dụng lưu ý nếu phát hiện tác dụng phụ. Tuy nhiên, do không tìm hiểu kỹ nên tại Việt Nam, nhiều người vẫn sử dụng ếng dán chống say tàu xe thiếu thận trọng dẫn đến ảnh hưởng thần kinh.

Bác sỹ Trương Hữu Khanh cũng cho biết, nếu sử dụng ếng dán chống say tàu xe có chứa hoạt chất scopolane với trẻ em, trẻ sẽ dễ chịu tác động nặng hơn do thể chất yếu nên. Tùy cơ địa mỗi trẻ mà có trường hợp ngủ li bì, nhìn thấy ảo giác hoặc la hét, đập phá… Đối với người lớn, đã có nhiều trường hợp phản ánh có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, người nôn nao sau khi sử dụng ếng dán chống say tàu xe có chứa hoạt chất scopolane.

Vì vậy, để đảm bảo an toàn, người sử dụng cần tuân thủ mọi hướng dẫn về cách dùng như thời gian dán, dán ở đâu… Không kết hợp cả ếng dán và thuốc uống, thuốc tiêm chống say xe do sử dụng nhiều loại thuốc cùng lúc sẽ ảnh hưởng tới thần kinh trung ương, dễ dẫn đến tai biến, ngộ độc. Nếu sử dụng mà phát hiện triệu chứng bất thường, người dùng cần nhanh chóng bóc ếng dán ra khỏi da. Nếu nặng hơn cần đến bệnh viện để kiểm tra.

Ngoài ra, bác sĩ Trương Hữu Khanh cũng chia sẻ, để hạn chế bị say xe, đặc biệt là với trẻ em dưới 12 tuổi, các bậc phụ huynh không nên cho trẻ ăn quá no hoặc để bụng quá đói trước khi đi xe. Khi ngồi xe, nên thu xếp cho trẻ ngồi hàng ghế đầu, tránh gió lùa. Có thể dùng mẹo dân gian như cho trẻ ngậm gừng tươi. Đặc biệt, hạn chế cho trẻ sử dụng các thiết bị di động hoặc đọc sách trên xe , tránh tập trung vào một điểm dễ dẫn đến say xe.