Nhiều người rất kỳ vọng, sự hiện diện của camera giao thông thông nh sẽ giúp “điều trị” được bệnh đi bát nháo của một bộ phận người điều khiển xe máy.
Hàng ngày đi làm tại khu vực phố Phạm Văn Bạch (quận Cầu Giấy, Hà Nội), thường xuyên đi xe máy và đi bộ qua đây, anh Nguyễn Hữu Việt rất ủng hộ việc ứng dụng công nghệ, lắp đặt thí điểm hệ thống camera thông nh tại trục đường này: “Nên là như thế, thực ra, người đi ô tô khá chấp hành. Nhưng người đi xe máy hơi lộn xộn, nhất là các tài xế xe ôm công nghệ. Kể cả khi trời mưa nữa, người đưa con đi học cũng hay đi ngược đường. Hoặc ở chỗ bệnh viện này, họ cũng hay đi ra thì đi lung tung. Tôi cho rằng, Hà Nội nên phát triển ‘mắt thần’, đèn giao thông thông nh hơn để xử lý, làm gương cho những người đã nắm bắt được thông tin, có ý thức hơn, nhất là xe máy, xe đạp”.
Khảo sát của phóng viên vào chiều ngày 10/7, tại hai nút giao đang thí điểm hệ thống ‘mắt thần thông nh’ là Phạm Văn Bạch giao với Hoàng Quán Chi và ngõ 9, dù mật độ phương tiện qua đây vừa phải, nhưng vẫn có không ít xe máy vô tư vượt đèn đỏ, đi lấn làn.
Anh Hoàng Văn Hưng, một tài xế xe ôm công nghệ thừa nhận, một số tài xế đi khá ẩu, thường tranh thủ đi tắt, đi ngược chiều hoặc vượt đèn đỏ liên tục.
Anh Hưng cho rằng, nếu camera thông nh có thể đọc được biển số rõ ràng và ghi lại hành vi vi phạm của xe máy, chắc chắn việc xử phạt nguội sau đó sẽ giúp nâng cao hơn ý thức chấp hành. Bởi không phải ngã tư nào cũng có lực lượng cảnh sát giao thông đứng chốt để nhắc nhở và xử lý: “Em nghĩ mình nên cần, để đảm bảo giao thông chặt chẽ hơn, an toàn hơn. Khi có camera giám sát, bản thân chúng em sẽ ý thức hơn, chấp hành luật và đi kỷ luật hơn”
Đang ngồi chờ xe buýt tại nút giao Phạm Văn Bạch-Ngõ 9, Nguyễn Thảo My, sinh viên Đại học Luật Hà Nội đã đếm được hầu như lần nào đèn tín hiệu chuyển đỏ hoặc chuẩn bị chuyển đỏ, cũng có ít nhất 3-4 xe máy tranh thủ phía trước vắng là tăng tốc và vượt.
Ở góc độ người đi bộ và đi phương tiện công cộng, My nhận định, nguy cơ tai nạn cao nhất là thuộc nhóm người đi xe máy: “Thật ra em vừa quan sát camera kia thôi. Em nghĩ hợp lý để giám sát giao thông. Bản thân em cũng đi bộ, đi xe máy, em thấy việc mọi người lấn làn, vượt đèn đỏ trước vài giây thôi rất nhiều, gây nguy hiểm. Em nghĩ cần có nhiều hơn, không chỉ thí điểm 2 điểm này đâu, mà cần ở những nơi khác chỗ đông dân cư, nhiều người qua lại”.
Là người kinh doanh ở cạnh một bệnh viện trong khu vực, chị Lê Thị Lan, quan sát giao thông ở đây hàng ngày. Theo chị, từ ngày được lắp đặt đèn tín hiệu, và sau đó hệ thống camera giám sát, việc đi lại qua phố Phạm Văn Bạch đã trật tự và an toàn hơn.
Chị Lan cho rằng, trước đây, cứ nhắc đến phạt nguội là ám chỉ ô tô, do xe máy vi phạm nhiều, mà khó khăn trong xác nh chính chủ, thi hành xử phạt. Bây giờ, có thể xử phạt nguội xe máy bằng công nghệ thông nh hơn sẽ là một bước tiến lớn đánh vào ý thức của nhóm chủ phương tiện này: “Bao giờ cũng thế, có cái này người ta đi cẩn thận hơn, không cẩn thận như trước. Cứ mưa, trời tối, họ đi nhanh, không để ý đường nên xảy ra tai nạn. Mình bây giờ xem xét phạt nguội thì trước mắt mình cứ xử lý và uốn nắn dần”.
Được bố trí trên cao, trực diện, dễ thấy ở 3 nút giao đèn tín hiệu liên tiếp nhau, hệ thống camera ‘mắt thần thông nh’ được kỳ vọng thúc đẩy sự tự giác chấp hành quy tắc an toàn giao thông của người đi đường nói chung và người đi xe máy nói riêng.