Kinh tế 2023: Cùng doanh nghiệp vượt sóng

Để vượt qua những rủi ro thách thức, nhiều ý kiến nhấn mạnh, cần những cơ chế, chính sách hiệu quả thiết thực tháo gỡ những khó khăn lâu nay kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp.

Tin trong nước và thế giới

Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp về thủ tục chính sách thuế, hải quan năm 2022 - Ảnh VOV

# Hôm nay (22/11), Bộ Tài chính phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp về chính sách và thủ tục hành chính thuế, hải quan 2022.

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn cho biết, ngành Tài chính sẽ tập trung triển khai quyết liệt và hiệu quả các giải pháp về thuế, phí, lệ phí; đồng thời, đánh giá các giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn. 

# Trong bối cảnh lạm phát và bất ổn về kinh tế ở nhiều quốc gia, Việt Nam đang hướng tới mốc 7 triệu tấn gạo được XK trong năm nay. 

Và với kim ngạch XK từ đầu năm đạt gần 38 tỷ USD, sản phẩm dệt may Việt Nam đã XK sang 66 quốc gia, cùng lãnh thổ. 

# Thống kê đến cuối năm 2022, Tại Hà Nội hiện có khoảng 400 dự án bất động sản "treo", chờ thủ tục pháp lý nhiều năm chưa triển khai, trong khi TP.HCM có khoảng 302 dự án "treo". 

Và dự kiến, quý I và II/2023, Hà Nội sẽ tiến hành kiểm tra việc thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai tại 11 quận, huyện. 

# Nhiều NH thương mại vừa đưa ra khuyến cáo, tình trạng lừa đảo mạo danh tin nhắn ngân hàng tiếp tục gia tăng trở lại, đặc biệt là dịp cận Tết. 

Còn theo số liệu của Hội đồng Vàng Thế giới, tiêu thụ vàng của người Việt từ đầu năm đạt 45,6 tấn, cao hơn so với cùng kỳ năm 2019.  

# Moody’s dự đoán doanh số bán hàng của Trung Quốc sẽ giảm tới 15% trong năm tới do nhu cầu sụt giảm. 

Và mới đây, Phó Thủ tướng Nga Aleksandr Novak cho biết, Nga và Trung Quốc đang dần bỏ USD để chuyển sang sử dụng đồng nội tệ cho giao dịch năng lượng. 

# Nga và Thổ Nhĩ vừa nhất trí về việc thành lập một trung tâm khí đốt tại Thổ Nhĩ Kỳ, khẳng định các nước châu Âu có thể nhận khí đốt từ trung tâm này. 

Còn Uruguay vừa thông báo sẽ nộp đơn xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vào 1/12 tới. 

Kinh tế 2023: Cùng doanh nghiệp vượt sóng

Ảnh nh họa baochinhphu

Để vượt qua những rủi ro thách thức, nhiều ý kiến nhấn mạnh, cần những cơ chế, chính sách hiệu quả thiết thực tháo gỡ những khó khăn lâu nay kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Phụ trách Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách cho biết: "Một trong những vấn đề các nhà đầu tư, kể cả NĐT trong nước là vận chuyển từ TP.HCM, HN còn lâu hơn và đắt hơn khi vận chuyển từ Trung Quốc về VN thì chúng ta phải tìm ra chi phí đấy nó ở đâu, thậm chí là chúng ta phải tính đến những cái việc cùng đồng hành với Chính phủ để giảm các chi phí không chính thức mà hơn 50 % doanh nghiệp khi khảo sát nói đến".

Cũng theo các chuyên, ngay từ bây giờ, phải chuẩn bị sẵn phương án hỗ trợ doanh nghiệp đối phó kịch bản xấu nhất khi xảy ra khủng hoảng kinh tế. Chính phủ phải quyết liệt trong giải ngân vốn đầu tư công. Cùng với đó là có các chính sách tài khoá để hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp.

Chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình, Giám đốc Econoca Việt Nam cho biết: "Chúng ta thấy theo một số số liệu thống kê thì nguồn vốn được tập trung vào khu vực kinh tế tư nhân là tương đối lớn. Nếu chúng ta tính trong tổng nguồn vốn đầu tư của toàn xã hội. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng đồng vốn chưa cao.

Đây là một nội dung mà khu vực kinh tế tư nhân có thể tập trung cho những năm tới, đặc biệt nguồn vốn phải được đưa vào những lĩnh vực sản xuất những khu vực kinh doanh, những khu vực có thể mang lại những giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Điều đó sẽ giúp cho việc sử dụng nguồn vốn hiệu quả hơn".

Trước dư địa về tài khóa và tiền tệ không còn nhiều, các chuyên ra cũng khuyến nghị, bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước thì trong kinh doanh rất cần tinh thần dấn thân, tự chủ tự chịu trách nhiệm, đổi mới tư duy của doanh nghiệp.         

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, để “vượt sóng”, các doanh nghiệp cần tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy tăng trưởng là điều cần thiết. Đồng thời, cần tiếp tục tập trung thay đổi cấu trúc kinh tế, cải cách cơ chế để DN tư nhân hấp thụ được nhanh nhất, tốt nhất các nguồn vốn hỗ trợ. Mở ra không gian cho các hoạt động kinh tế mới một cách bền vững, như kinh tế số bằng cách thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển kỹ năng lao động gắn với số hóa, tăng trưởng xanh và kinh tế tuần hoàn. Cùng với đó cần cơ chế tạo động lực và áp lực cho doanh nghiệp thực hiện FTA …

Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI cho rằng, trong bối cảnh có nhiều biến động khó lường, các doanh nghiệp càng phải nỗ lực hơn, quyết tâm hơn và đổi mới sáng tạo hơn để thực sự phát triển: "Đồng hành với doanh nghiệp, chung toi vẫn tiếp tục đề cao sứ mệnh của mình góp phần “hoàn thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách thực chất thủ tục hành chính”, tiếp tục tổ chức các hoạt động tham vấn góp ý chính sách pháp luật; tập hợp và phản ánh ý kiến của doanh nghiệp, phản ánh và báo cáo kịp thời cho Chính phủ và các cơ quan nhà nước có liên quan. Tăng cường kết nối doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp tham gia xây dựng và triển khai các quy hoạch, các liên kết kinh tế vùng và địa phương".

Trong bối cảnh khó khăn này, ông Nguyễn Trọng Đường, Phó Vụ trưởng Phụ trách điều hành Vụ quản lý doanh nghiệp, Bộ TTTT cho rằng, doanh nghiệp cần chuyển đổi số: "Doanh nghiệp đang đối mặt với rất nhiều khó khăn. Như chúng ta thấy là các cuộc đại khủng hoảng thì không phải là chúng ta cắt giảm và thực tế thì là phải thích ứng mới vượt qua khủng hoảng. Chuyển đổi số để giúp cho doanh nghiệp nhanh hơn với trạng thái bình thường mới. Cho nên là sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ để vượt qua khủng hoảng hơn".

Cũng theo các chuyên gia, doanh nghiệp cần dự trù kế hoạch kinh doanh năm 2023, theo sát diễn biến thị trường trong và ngoài nước đang là một trong những giải pháp mà nhiều DN linh hoạt áp dụng. Tái cơ cấu cả về chiến lược, cơ cấu tổ chức, hoạt động, tài chính và quản trị DN nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng trưởng về tài sản, nh bạch tài chính.

Thông tin chứng khoán

Ảnh nh họa

# VNIndex hầu như giao dịch dưới tham chiếu trong phiên chiều cho đến khi đóng cửa mất 8,53 điểm (-0,89%) về còn 952,12 điểm.

# Đáng chú ý, VIC, VHM, VCB, MSN, GAS, NVL… là các cổ phiếu tác động tiêu cực nhất lên thị trường. Chiều ngược lại, thị trường được nâng đỡ bởi BID, VNM, EIB và PLX.

# Theo SSI Reseach, GTGD khớp lệnh trên HOSE hôm nay tăng mạnh lên 15 nghìn tỷ đồng, chủ yếu do thanh khoản tăng đột biến ở PDR và NVL. Khối ngoại gia tăng mua ròng trở lại với GT 260 tỷ đồng trên HOSE.