IMF đề xuất kế hoạch trị giá 50 tỷ USD, hướng tới phục hồi bền vững

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa đề xuất kế hoạch trị giá 50 tỷ USD nhằm chấm dứt đại dịch COVID-19, hướng tới một sự phục hồi bền vững trong dài hạn của kinh tế toàn cầu và tiếp đến là mục tiêu tiêm phòng cho ít nhất 60% dân số thế giới vào cuối năm 2022.

IMF đề xuất kế hoạch 50 tỉ USD để chấm dứt đại dịch COVID-19 (Ảnh: REUTERS)

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

# Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa đề xuất kế hoạch trị giá 50 tỷ USD nhằm chấm dứt đại dịch COVID-19, hướng tới một sự phục hồi bền vững trong dài hạn của kinh tế toàn cầu và tiếp đến là mục tiêu tiêm phòng cho ít nhất 60% dân số thế giới vào cuối năm 2022. Tổng Giám đốc IMF, bà Kristalina Georgieva, nêu rõ: 

"Đến giờ, chúng ta biết rằng, nếu cuộc khủng hoảng y tế hiện nay không kết thúc, các nước không thể chấm dứt cuộc khủng hoảng về kinh tế. Điều đó có nghĩa là chính sách đại dịch cũng là chính sách kinh tế. Nó được tiến hành như thế nào là vấn đề quan trọng đối với sự phục hồi kinh tế, và đặc biệt quan trọng ngăn chặn những rủi ro về kinh tế mà chúng tôi đã cảnh báo".

Theo IMF, khoản 50 tỷ USD mà tổ chức này đưa ra bao gồm 35 tỷ USD viện trợ cùng với nguồn lực từ các chính phủ và nguồn tài trợ khác.

# Ở một diễn biến khác, thiếu chip bán dẫn là vấn đề nóng nhất của ngành công nghiệp ô tô toàn cầu, gây thiệt hại hơn 60 tỷ USD.

Trong khi đó, Bộ Tài chính Mỹ vừa đề xuất mức thuế doanh nghiệp tối thiểu trên toàn cầu là 15% hoặc có thể tiếp tục tiến hành các cuộc thảo luận để nâng mức thuế này lên cao hơn nữa. 

# Còn tại Trung Quốc, số lượng triệu phú ở nước này trong 5 năm tới sẽ gấp hơn hai lần, giúp quy mô của tầng lớp trung lưu tăng gần 50%, theo Bloomberg.

Và mới đây, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc thông báo sẽ cấm đào và giao dịch Bitcoin. Giới chức Trung Quốc cũng tuyên bố sẽ kiểm soát hoạt động bất hợp pháp trên thị trường chứng khoán, cũng như duy trì sự ổn định của thị trường cổ phiếu, trái phiếu và ngoại hối.

# Tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings (S&P)  vừa công bố giữ nguyên hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam và nâng triển vọng từ ổn định lên tích cực.

Hiện, Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới được cả ba tổ chức xếp hạng tín nhiệm (gồm Moody’s, S&P và Fitch) đồng loạt nâng triển vọng lên tích cực. 

# Thêm một thông tin tích cực khác là mới đây, Việt Nam tiếp tục trúng được gói thầu xuất khẩu gạo đi Hàn Quốc. Nhờ vậy, thị trường lúa, gạo trong nước trở nên sôi động hơn.

Tính tới đầu tháng 5/2021, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt gần 2 triệu tấn, mang về hơn 1 tỷ USD, tăng khoảng 2% so với cùng năm ngoái. 

# Ngoài ra, theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu tháng 5, xe ô tô nhập khẩu vào Việt Nam tăng mạnh trở lại, giá xe rẻ nhất chưa đến 300 triệu đồng/chiếc.

Trong khi đó, trước bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh đề nghị cộng đồng doanh nghiệp dịch vụ logistics cần tích cực phối hợp với các bộ ngành, địa phương, các doanh nghiệp sản xuất và thương mại để có các giải pháp cho việc thúc đẩy vận chuyển, lưu thông hàng hóa đảm bảo an toàn, thông suốt.

"Hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp dịch vụ logistics tích cực phối hợp với các Bộ ngành, địa phương, các doanh nghiệp sản xuất và thương mại để có các giải pháp cho việc thúc đẩy vận chuyển, lưu thông hàng hóa đảm bảo an toàn, thông suốt trong tình hình dịch bệnh. Đồng thời, có biện pháp hỗ trợ như giảm chi phí lưu kho, lưu bãi, giảm phí vận chuyển, bốc xếp hàng hóa".

# Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng xây dựng định hướng đầu tư tín dụng với lĩnh vực nông nghiệp, phù hợp với thực tế và quy hoạch phát triển ngành.

Bất chấp những tác động của COVID-19, tăng trưởng tín dụng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh trong 5 tháng đầu năm ước đạt 4,7%, mức tăng gấp đôi cùng kỳ năm trước.

# Ở lĩnh vực bất động sản, Bộ Xây dựng xác nhận, giá đất tại nhiều địa phương sốt cao, tăng nóng thời gian qua đều đã lắng xuống, "cơ bản được kiểm soát". 

Còn trong báo cáo mới đây, Savills Việt Nam cũng cho biết sốt đất đã hạ nhiệt và dự báo thời gian tới có thể xảy ra tình trạng điều chỉnh từ giá ảo về giá trị thật. 

# Đối với thị trường giao dịch hàng hóa, Chỉ số MXV-Index giảm cả 5 phiên giao dịch trong tuần trước, đóng cửa tuần với mức giảm mạnh 3,4% xuống còn 2196 điểm. Tuy nhiên, giá trị giao dịch toàn Sở vẫn duy trì ở mức trung bình trên 4000 tỷ đồng mỗi phiên, do đây là thị trường giao dịch cả 2 chiều mua và bán.

Giới đầu tư trong nước đang theo sát diễn biến của giá dầu thô và quặng sắt, bởi đây là 2 mặt hàng có tác động lớn tới đời sống và kinh tế Việt Nam. Giá dầu thô WTI giảm 2,7% xuống mức 63,58 USD/thùng, và giá dầu Brent cũng giảm 3% xuống còN 66,35 USD/thùng.

# Trong khi đó, giá quặng sắt trên Sở Singapore cũng hạ nhiệt, giảm 5,5% còn 185,84 USD/tấn. Không chỉ sắt thép, mà các mặt hàng nguyên liệu sản xuất khác như đồng, nhôm, thiếc cũng đồng loạt giảm mạnh trong tuần qua, sau khi chính phủ Trung Quốc tuyên bố sẽ quản lý nguồn cung để bảo vệ người tiêu dùng trước xu hướNg tăng bất hợp lý của giá nguyên liệu.

Trao đổi về các thông tin mà giới đầu tư cần chú ý trong tuần này, ông Dương Đức Quang, Phó Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam cho biết:

"Tuần này sẽ là tuần giao dịch bản lề đối với thị trường hàng hóa bởi các nhà đầu tư sẽ chuyển dòng tiền sang các hợp đồng kỳ hạn tháng 7. Ngoài các báo cáo định kỳ hàng tuần, giới đầu tư cần chú ý tới các số liệu về nền kinh tế Mỹ như phát biểu của FED, doanh số bán nhà và niêm tin tiêu dùng. Các số liệu này tích cực hay tiêu cực sẽ tác động mạnh tới giá các mặt hàng như dầu thô, bạc, bạch kim".

Ảnh: CNBC​​​​​

Thị trường tài chính

#Tại thị trường Mỹ, Với 4 phiên giảm điểm, S&P 500 kết thúc tuần qua tại mức 4.155,86 điểm, giảm nhẹ - 0,43% so với thứ Sáu liền trước. Vận động tương tự, DJIA hiệu chỉnh về ngưỡng 34.207,84 điểm. 

# Còn thị trường trong nước, Trải qua 2 ngày hiệu chỉnh đầu tuần, VN Index quay trở lại sắc xanh trong các phiên còn lại. Chỉ số ghi nhận mức tăng ấn tượng nhất trong ngày thứ Năm với biên độ (+1,25%) nhờ hoạt động đóng vị thế arbitrage của các nhà giao dịch trên thị trường tương lai.

# Trong phiên đáo hạn, phần lớn các nhà giao dịch này thực hiện Long Cơ sở (VN30), qua đó tạo ra lực cầu đối với nhóm vốn hóa lớn, trong đó MWG, VCB,.. là các cổ phiếu hưởng lợi và bật tăng mạnh mẽ sau phiên ATC ngày thứ Năm.  Đáng chú ý, VN Index kết thúc tuần qua tại vùng 1.283,93 điểm (+1,39% WoW).

# Theo nhận định của SSI Research, trạng thái điều chỉnh từ vùng đỉnh cũ nhiều khả năng sẽ tiếp diễn tuy nhiên sẽ không kéo dài khi các cổ phiếu trụ cột đang thay phiên nhau để nâng đỡ thị trường. Sau nhịp hiệu chỉnh, chỉ số sẽ tiến về vùng 1.286 điểm, trước khi hướng tới vùng mục tiêu tiếp theo nằm tại 1.300 điểm. Vùng hỗ trợ gần dành cho chỉ số là 1.270 – 1.275 điểm