Hàng nghìn doanh nghiệp FDI sẽ là đối tượng của "Thuế tối thiểu toàn cầu"

Theo Bộ Tài chính, hơn 1.000 DN FDI tại Việt Nam đối tượng áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024.

Ảnh nh họa: Báo Lao động

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

# Báo cáo thường niên kinh tế và thương mại Việt Nam 2023 đã chỉ ra 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế trong năm 2023.

Trong đó, đều đưa ra dự báo GDP cả năm vượt 6%, trong bối cảnh nhiều áp lực do tăng trưởng của của nhiều nền kinh tế ở gần 'bờ vực suy thoái'. 

# Theo Bộ Tài chính, hơn 1.000 DN FDI tại Việt Nam đối tượng áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024. Để hạn chế tác động tiêu cực của thuế tối thiểu toàn cầu đối với thu hút đầu tư tại Việt Nam, đại diện Bộ Tài chính cho rằng cần có các giải pháp hỗ trợ tài chính trực tiếp hoặc gián tiếp nhưng phải đảm bảo không vi phạm quy tắc về thuế tối thiểu toàn cầu.

Ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) cho biết: "Trước hết là chúng ta sẽ có những điều chỉnh về thuế thu nhập doanh nghiệ, điều chỉnh về chính sách ưu đãi. Chính phủ cũng giao Bộ KHĐT và Bộ Tài chính chủ trì nghiên cứu các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong Luật đầu tư. Mà những biện pháp hỗ trợ trong tương lai thì chúng ta sẽ hỗ trợ về đất đai, về đào tạo nhân lực, về tài chính. Và chúng ta cũng thiết kế theo phương thức áp dụng chung cho các doanh nghiệp, đáp ứng tiêu chuẩn chung".

Việt Nam là một nền kinh tế mở với khối doanh nghiệp FDI đóng góp 1/5 GDP mỗi năm. Các chuyên gia cũng nhận định Chính phủ cần sớm có các điều chỉnh chính sách linh hoạt để thích ứng với các quy tắc của thuế tối thiểu toàn cầu, vừa hài hòa lợi ích của nhà đầu tư và quyền thu thuế của Việt Nam, đồng thời, duy trì được sức hút với dòng vốn ngoại, trụ cột quan trọng của tăng trưởng kinh tế.

TP HCM: Kinh doanh bất động sản tăng trưởng âm (Ảnh: NLĐ)

# Chuyển sang thông tin chưa thực sự khả quan từ lĩnh vực BĐS: Từ đầu năm, hoạt động kinh doanh BĐS tại TP.HCM tăng trưởng âm 16%, ngành kinh tế liên quan chặt chẽ là ngành xây dựng cũng tăng trưởng âm. 

Còn tính đến giữa tháng 4, DN BĐS chiếm hơn 85% giá trị phát hành trái phiếu, với tổng khối lượng phát hành trên 24.000 tỷ đồng. 

# Và do các DN gặp nhiều khó khăn, nên người lao động cũng đang bị ảnh hưỡng:

Cụ thể, tình trạng doanh nghiệp thiếu đơn hàng đang khiến hàng trăm ngàn lao động bị giảm giờ làm, mất việc trên cả nước.

Lao động phải nghỉ giãn việc, mất việc tập trung nhiều ở các ngành dệt may, da giày, điện tử và ở các tỉnh công nghiệp lớn như Đồng Nai, Bình Dương, Bắc Ninh.

Thậm chí, theo thống kê, từ đầu năm, các DN thuộc ngành công nghiệp điện tử đã cắt giảm hơn 25.000 lao động do thiếu đơn hàng sản xuất. 

# Còn sau đây sẽ là những thông tin cập nhật mới nhất từ thị trường hàng hóa mới nhất. Lực bán hoàn toàn áp đảo trên thị trường hàng hoá trong ngày giao dịch hôm qua (20/4), kéo chỉ số MXV- Index giảm mạnh ngày thứ 2 liên tiếp, với mức giảm hơn 1,3% xuống 2.310 điểm, thấp nhất kể từ đầu tháng 04. Giá trị giao dịch toàn Sở tăng 5%, đạt mức trên 4.000 tỷ đồng

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres (Ảnh: UN)

# Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres vừa kêu gọi thế giới cam kết và hỗ trợ làm mới cấu trúc tài chính toàn cầu hiện không còn phù hợp.

Còn Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá, kinh tế thế giới sẽ chỉ tăng trưởng ở mức 3% trong nửa thập kỷ tới do lãi suất cao tác động tiêu cực tới các hoạt động kinh doanh.

# Đáng chú ý, Trung Quốc sẽ là động lực lớn nhất cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong 5 năm tới, đóng góp 22,6% tổng tăng trưởng thế giới. Ông Tobias Adrian, Giám đốc Bộ phận tiền tệ và thị trường vốn tại IMF cho biết:

"Thương mại đã phát triển khá mạnh mẽ và Trung Quốc cũng chứng kiến dòng vốn chảy vào trong nhiều năm qua. Vì vậy, khi nhìn vào tổng dòng vốn chảy vào các thị trường mới nổi thì đến nay, Trung Quốc là nước nhận vốn lớn nhất toàn cầu. Tôi cho rằng, Trung Quốc sẽ có nhiều dư địa để tăng trưởng, phục hồi".

Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo các xu hướng toàn cầu có thể ảnh hưởng đến sự phục hồi của Trung Quốc bao gồm căng thẳng địa chính trị, nguy cơ suy thoái ở các nền kinh tế lớn và lạm phát cao trên toàn cầu.

Ảnh: T.L

Thị trường chứng khoán

# TTCK Mỹ giảm điểm trong phiên đêm qua. Cụ thể, S&P 500 đóng cửa tại 4.129,8 điểm, giảm 24,7 điểm (-0,6%).

# Còn ở trong nước, trên đồ thị ngày, đường trung bình động MACD sau khi tạo đỉnh ngắn hạn, đã cắt xuống dưới đường tín hiệu và hiện đang tiệm cận mức 0.

# Theo SSI Reseach, trong ngắn hạn, VNIndex có thể tiếp diễn trạng thái rung lắc giằng co với vùng hỗ trợ gần là khu vực 1.044 – 1.034 điểm. Nếu quan sát kể từ đầu năm 2023, xu thế đi ngang vẫn duy trì với cận dưới của kênh là khu vực 1.020 điểm trong khi cận trên là 1.090 – 1.100 điểm.