Hà Nội: Vi phạm nồng độ cồn phổ biến đối với xe máy, giảm sâu đối với ôtô

Sau hơn 3 tháng triển khai các biện pháp kiểm soát và xử lý nghiêm vi phạm nồng độ cồn, đặc biệt là không “can thiệp”, đến nay Công an thành phố Hà Nội đã ghi nhận những chuyển biến rõ rệt.

Ý thức chấp hành của người điều khiển phương tiện xe ô tô đã được nâng cao, tuy nhiên vi phạm nồng độ cồn vẫn còn diễn ra phổ biến đối với người điều khiển phương tiện tiện xe máy. 

Quán nhậu đìu hiu, giảm tới 2/3 doanh thu do người dân sợ bị "thổi" nồng độ cồn

Theo ghi nhận của phóng viên VOV Giao thông, đêm qua (14/4) mặc dù là đêm cuối tuần nhưng tại các khu vực tập trung nhiều quán nhậu như: Lê Duẩn, Trần Quý Cáp, Trần Hưng Đạo, hay Lê Thánh Tông, Phùng Hưng, Đường Thành…lượng khách đến nhậu cũng chỉ lác đác, khác hẳn không khí sôi động trước đây.

Theo quan sát của phóng viên, các “ma men” chủ yếu sử dụng phương tiện xe máy, khi phóng viên tiếp cận, họ viện đủ lý do để thanh nh. Một số người vi phạm cho biết:

"Tôi đi xe máy ở nhà ra, cách có một đoạn thôi, cuối tuần anh em nhậu mấy chén thôi, tôi cũng sẽ rút kinh nhiệm lần sau đi bộ".

"Do thói quen, anh em đi làm về vào quán bia làm vài cốc rồi đi về chứ cũng không uống nhiều, về nhà cất xe xong rồi đi cũng rất khó, mà đi xe ôm đi taxi kinh phí cũng không có nên là cứ tặc lưỡi cho qua uống vài ly"

"Tôi vừa ở cơ quan về nên tiện ghé qua làm mấy cốc bia cho mát, tôi cũng uống ít mà và nhà tôi nga đây nên tôi mới uống và đi xe máy như thế".

Còn theo tài xế ôtô Trần Văn Thụ ở quận Long Biên, Hà Nội từ ngày thực hiện Nghị định số 100/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, đặc biệt từ khi Hà Nội triển khai cao điểm kiểm soát, xử lý nồng độ cồn, anh và nhiều người thân, bạn bè đã tuân thủ nghiêm quy định không lái xe khi đã uống rượu bia: "Tôi lái xe đã 20 năm, đã lái rồi thì mình không bao giờ uống. Vào những thời điểm cao điểm, có những ngày tôi bị thổi 3 lần. Cách làm như vậy cũng tốt, mọi người phần lớn đã thay đổi và mức xủ phạt cao cũng là chế tài đủ sức răn đe, giúp mọi người hạn chế một phần, người đi ô tô chấp hành nghiêm chỉnh".

Theo một số chủ nhà hàng, người dân bây giờ rất sợ bị “thổi” nồng độ cồn nên doanh thu nhiều tháng nay giảm hơn một nửa, thậm chí giảm tới 2/3, nhiều quán phải đóng cửa vì lỗ nặng so.

Vi phạm nồng độ cồn diễn ra phổ biến đối với người điều khiển phương tiện xe máy

Thiếu tá Nguyễn Ngọc Tiến, Tổ trưởng tổ xử lý, Đội CSGT đường bộ số 1, Phòng Cảnh sát giao thông – Công an Thành phố Hà Nội cho biết, đến nay ý thức chấp hành quy định không sử dụng rượu bia khi lái xe của người dân đã được nâng cao rõ rệt, đặc biệt là đối với người điều khiển phương tiện xe ô tô. Cụ thể, từ ngày 15/3-14/4/2023 lực lượng chức năng đã xử phạt vi phạm 276 trường hợp, nhưng trong đó chỉ có 7 trường hợp người điều khiển phương tiện là ôtô.

Thiếu tá Nguyễn Ngọc Tiến cho biết: "Việc phát hiện số vụ vi phạm nồng độ cồn với người điều khiển phương tiện xe ô tô hạn chế hơn, trước đây phát hiện rất dễ dàng. Bây giờ có thời điểm lập chốt kiểm tra mấy trăm phương tiện ô tô nhưng không phát hiện một trường hợp nào vi phạm. Tức là phần nào đó việc xử lý mạnh tay của lực lượng chức năng cùng với đó là công tác tuyên truyền của các báo đài đã giúp người điều khiển phương tiện tham gia giao thông nhận thức được tác hại, mối nguy hại khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông nên lượng người vi phạm giảm hẳn, đặc biệt là đối với ô tô".

Theo Phòng Cảnh sát giao thông - Công an TP Hà Nội, quý 1 năm 2023, lực lượng chức năng đã kiểm tra, xử lý 18.310 trường hợp vi phạm nồng độ cồn; tai nạn giao thông liên quan đến nồng độ cồn trên địa bàn cũng đã giảm đáng kể cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và bị thương.

Cụ thể, trong quý 1 đã xảy ra 130 vụ, làm 56 người chết và 101 người bị thương, trong đó số người chết giảm hơn 42%, số vụ và số người bị thương giảm gần 29% so với trước đó. Tuy nhiên, đây mới chỉ là kết quả bước đầu, cần duy trì sự nghiêm nh này một cách thường xuyên chứ không chỉ trong dịp cao điểm hay trong năm ATGT.