Giải pháp nào cho lao động bị nợ bảo hiểm xã hội?

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, năm 2022, số tiền chậm đóng tại các đơn vị khó thu (đơn vị phá sản, đơn vị giải thể, đơn vị ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh, đơn vị chủ bỏ trốn) là hơn 4.000 tỉ đồng.

Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của người lao động, đặc biệt là những lao động đến tuổi về hưu.

Nhằm tháo gỡ khó khăn, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã đề xuất với bộ LĐ-TBXH phương án để giải quyết vấn đề này. Trong đó, các chế độ hưu trí, ốm đau, thai sản của lao động đều tính trên thời gian thực đóng, không tính thời gian bị nợ BHXH. Nếu sau này nợ được doanh nghiệp đóng bù hoặc nguồn tài chính khác bổ sung thì cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ cộng thêm thời gian bị nợ để tính lại mức hưởng.

Riêng lao động đủ tuổi nghỉ hưu mà đóng bảo hiểm dưới 20 năm, trong đó có 10 năm thực đóng trở lên (không tính thời gian bị nợ BHXH) nếu có nguyện vọng thì đóng BHXH tự nguyện một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu.

Xung quanh vấn đề này, phóng viên VOV Giao thông có cuộc trao đổi với ông Lê Đình Quảng, Phó Trưởng Ban Chính sách pháp luật, Tổng LĐLĐ Việt Nam:

PV: Ông đánh giá như thế nào về đề xuất của BHXH Việt Nam đối với những người lao động tại các doanh nghiệp, tổ chức trốn, nợ đóng BHXH?

Ông Lê Đình Quảng: Đề xuất này của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì giải quyết được một phần khó khăn, vướng mắc của người lao động trong trường hợp mà doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội mà người lao động không thể giải quyết được. Những trường hợp doanh nghiệp nợ mà rất khó có khả năng giải quyết này là những doanh nghiệp phá sản, giải thể hoặc là chủ doanh nghiệp bỏ trốn.

Và vì họ không có điều kiện giải quyết số nợ này, cho nên tất cả quyền lợi của người lao động trước mắt cũng như lâu dài là không giải quyết được.

Tuy vậy, đề xuất này vẫn chưa giải quyết được một cách triệt để theo nguyên tắc đóng hưởng. Bởi vì, trong thời gian doanh nghiệp nợ bảo hiểm thì hầu hết là người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội rồi, chủ yếu là người sử dụng lao động nợ thôi.

Năm 2022, số tiền chậm đóng tại các đơn vị khó thu (đơn vị phá sản, đơn vị giải thể, đơn vị ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh, đơn vị chủ bỏ trốn) là hơn 4.000 tỉ đồng - Ảnh nh họa

PV: Có thể thấy, đề xuất này chỉ là cơ chế đặc thù để giải quyết tình thế cấp bách hiện nay. Theo ông, chúng ta cần có những giải pháp như thế nào xử lý được hành vi chậm, trốn, nợ đóng BHXH?

Ông Lê Đình Quảng: Để giải quyết được tình trạng chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội thì phải có nhiều giải pháp. Thứ nhất là nâng cao chế tài xử lý các hành vi trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội; tăng tính công khai, nh bạch cũng như trách nhiệm của các cơ quan thực thi và quản lý về bảo hiểm xã hội để tránh tình trạng người sử dụng lao động nợ kéo dài và chúng ta không có biện pháp khắc phục.

Thứ hai là tăng cường việc kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm nh, kịp thời các hành vi trốn đóng, chậm đóng, nợ bảo hiểm xã hội. Thứ ba, đó là phải có giải pháp nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật về bảo hiểm xã hội, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp cho người sử dụng lao động và nâng cao hiểu biết về các chế độ chính sách này cho người lao động. Để người lao động từ đó nắm bắt được để có giải pháp tự bảo vệ mình, đảm bảo quyền lợi cho mình.

Một cái nữa mà tôi nghĩ rằng cũng rất cần thực hiện, đấy là sự đồng bộ, thống nhất của các cơ quan từ cơ quan quản lý nhà nước đến tổ chức công đoàn trong việc xử lý các trường hợp như thế này. Tổng thể, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh hiện nay là các doanh nghiệp gặp khó khăn. Chúng ta phải tạo mọi điều kiện để tháo gỡ hoặc tạo môi trường giúp cho doanh nghiệp phát triển một cách bền vững và nâng cao đời sống, thu nhập của người lao động thì họ mới thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội cho người lao động.

PV: Xin cảm ơn ông!