Gia tăng tỷ lệ nội hóa, hướng tới phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo

Để thực hiện mục tiêu nâng cao tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm phục vụ ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, doanh nghiệp cần phải có chiến lược đầu tư dài hạn.

# Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan vừa ký Nghị định thư xuất khẩu chính ngạch tổ yến với Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Để xuất khẩu sang thị trường đông dân nhất thế giới, các doanh nghiệp chế biến tổ yến VN phải tuân thủ đúng, đầy đủ các yêu cầu cũng như các điều kiện về quản lý cơ sở nuôi chim yến, chế biến tổ yến bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.

# Nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững ngành công nghiệp thực phẩm quốc gia, Bộ Công Thương đã và đang phối hợp chặt chẽ cùng các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp tập trung đẩy mạnh nhiều hoạt động, thực hiện các giải pháp cụ thể để phát triển sản phẩm, tổ chức sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường trong và quốc tế.

# Công ty TNHH Lite On Việt Nam vừa khánh thành giai đoạn 2 nhà máy sản xuất linh kiện điện quang, điện tử, thiết bị kết nối… Nhà máy này được kỳ vọng sẽ trở thành nhà máy sản xuất thông nh, với mức độ tự động hóa, số hóa cao, kết hợp với các công nghệ tiên tiến, trí tuệ nhân tạo và sử dụng nguyên liệu xanh, thân thiện với môi trường và phát triển theo hướng bền vững.

Ảnh nh họa

Để thực hiện mục tiêu nâng cao tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm phục vụ ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, doanh nghiệp cần phải có chiến lược đầu tư dài hạn.

Hiện nay doanh nghiệp ngành cơ khí chế tạo Việt Nam không chỉ đảm nhận tốt nhiệm vụ tổng thầu nhiều công trình lớn trong nước với tỷ lệ nội hóa cao mà còn tham gia làm tổng thầu ở nhiều dự án ở nước ngoài.

Đặc biệt, người lao động ngành cơ khí còn tự tin chế tạo, thi công, lắp ráp các giàn khoan; chế tạo các trạm biến áp ngoài khơi cho các chủ đầu tư nước ngoài. Điều này cho thấy sự trưởng thành vượt bậc của ngành cơ khí trong việc ngày càng gia tăng tỷ lệ nội hóa, hướng tới mục tiêu phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo theo định hướng của Chính phủ.

Ông Vũ Mai Khanh, Phó TGĐ Đầu tư phát triển và Dịch vụ Liên doanh Việt – Nga khẳng định, hiện nay Vietsovpetro cùng và các doanh nghiệp trong ngành đã làm chủ được phần chế tạo chân đế của trụ điện gió, về phần tuabin điện gió đang do 3 nhà sản xuất lớn trên thế giới nắm giữ thị phần. Để gia tăng tỉ lệ nội địa hóa, Việt Nam cần sớm có chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư.

"Đối với dự án điện gió ngoài khơi bao gồm 2 phần, phần chân đế và phần tuabin. Tuabin thì trên thế giới có 3 nhà sản xuất lớn là Vestas, GE và Siemens. Khả năng nội địa hóa sẽ khó nếu chúng ta không có chính sách cụ thể và đề ra các cơ chế ưu đãi thì khó có khả năng họ đầu tư vào đây.

Vì thế về mặt chính sách của nhà nhà nước cố gắng tạo ra ưu đãi. Còn về phần chế tạo chân đế Vietsovpetro và các DN trong ngành dầu khí có thể chế tạo 100%", ông Khanh cho biết. 

Theo ông Nguyễn Quốc Thập, Chủ tịch hội Dầu khí Việt Nam, Việt Nam hoàn toàn có thể liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài để sản xuất các thiết bị liên quan đến điện gió ngoài khơi: "Về điện gió ngoài khơi, hiện nay khung pháp lý của chúng ta chưa có, nhưng về mặt kỹ thuật chúng ta hoàn toàn có thể làm chủ. Việc chế tạo các tuabin điện gió, nếu có chính sách cở mở, thông thoáng thì chúng ta hoàn toàn có thể liên doanh với các nhà đầu tư để sản xuất tuabin, không chỉ phục vụ trong nước mà còn xuất khẩu".

Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu nâng cao tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm phục vụ ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, doanh nghiệp cần phải có chiến lược đầu tư dài hạn. Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Thường trực Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất thêm: "Để hiện thực hóa được mục tiêu đó phải có sự vào cuộc chung tay của các cấp các ngành và cộng đồng doanh nghiệp. Muốn có phải có sự đầu tư công nghệ và phải có nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu và cũng cần có chính sách hỗ trợ phù hợp, ưu tiên ưu đãi để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư".

Với lợi thế về nguồn nhân lực chất lượng cao, làm chủ khoa học công nghệ, Việt Nam cần tận dụng tối đa cơ hội đầu tư phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa ngành cơ khí chế tạo thiết bị điện gió.

Đặc biệt, để đạt mục tiêu đạt 7 GW điện gió ngoài khơi vào năm 2030 cần có những cơ chế đột phá, khuyến khích doanh nghiệp nâng cao tỷ lệ nội địa hóa và vào tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng.