Giá dầu thô tiếp đà tăng mạnh do các bất ổn về nguồn cung

Giá dầu tăng 4 tuần liên tiếp và đã quay trở lại vùng giá trong mùa hè năm ngoái, khi các bất ổn tại các nước sản xuất quay trở lại đe dọa gây ra gián đoạn trong nguồn cung. Kết thúc tuần vừa rồi, giá WTI tháng 3 tăng 6.2% lên 83.3 USD/thùng, giá Brent th

Ảnh nh họa

Các tổ chức lớn như Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA, Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ EIA đều cho biết nhu cầu tiêu thụ dầu trên thế giới tiếp tục đà tăng vững mạnh trong tháng trước, bất chấp sự đe dọa của dịch COVID-19. Điều này khiến cho tác động của các thông tin liên quan đến nguồn cung ngày càng lớn.

Việc các cảng xuất khẩu dầu của Libya liên tiếp đóng cửa trong khi giới phân tích công suất dự phòng thực tế của các thành viên OPEC+ khác được cho là thấp hơn nhiều so với mức công bố do 2 năm liên tiếp cắt giảm đầu tư tạo ra các biến động lớn trong tuần.

Các số liệu gần đây nhất của EIA cũng chỉ ra rằng tình trạng thiếu hụt nguồn cung sẽ tiếp diễn ít nhất cho đến hết quý I, trong khi tồn kho dầu tại Mỹ liên tục suy giảm trở thành các yếu tố hỗ trợ tâm lý cho các nhà đầu tư. Thêm vào đó là các sức ép địa chính trị, khi khả năng Nga kích động một cuộc tấn công toàn diện vào Ukraine ngày càng lớn, buộc Mỹ và châu Âu phải đưa ra các đe dọa trừng phạt kinh tế.

Khả năng các cường quốc năng lượng đối đầu với nhau bằng các lệnh cấm vận, dù vẫn tương đối thấp, khiến cho lực mua tăng vọt trong tuần vừa rồi, bất chấp thông tin Trung Quốc mở kho dự trữ chiến lược trong dịp Năm Mới, hay việc nước này ngày càng thắt chặt các biện pháp hạn chế di chuyển trong 2 tháng tiếp theo.

Năng lượng

Kim loại

Phần lớn các mặt hàng kim loại đóng cửa trong sắc xanh. Hai mặt hàng kim loại quý bật tăng trở lại trong bối cảnh đồng bạc xanh suy yếu. Chỉ số Dollar Index giảm 0.6% còn 95.57 điểm, mức thấp nhất trong vòng ba tháng. Bên cạnh đó, nỗi lo lạm phát cũng gây sức ép lên các thị trường đầu tư rủi ro và giúp cho dòng vốn đổ về các thị trường trú ẩn an toàn. Giá bạc tăng 2.3% lên 22.9 USD/ounce, giá bạch kim tăng gần 1% lên 965 USD/ounce.

Tuy nhiên, đà tăng của nhóm kim loại quý chịu rất nhiều sức ép từ mức lợi suất rất hấp dẫn của trái phiếu Chính phủ Mỹ. Tính tới phiên thứ sáu tuần trước, mức lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm đã tăng lên 1.79%, mức cao nhất trong vòng hai năm.

Đối với nhóm kim loại cơ bản, giá đồng tăng nhẹ 0.2% lên 4.52 USD/pound. Trong tuần giá giằng co mạnh và đã có úc tăng lên mức cao nhất trong vòng 3 tháng, khi có tin tức nguồn cung đồng bị thắt chặt vì mức tồn kho trên Sở LME và Sở Thượng Hải giảm mạnh.

Tuy nhiên, việc nhu cầu tiêu thụ đối với đồng cũng không được cải thiện nhiều, vì dịch bệnh lây lan mạnh mẽ ở Trung Quốc, nhà tiêu thụ lớn nhất thế giới, nên giá đồng đã chịu sức ép bán chốt lời và giảm mạnh trở lại.

Ngoài ra, các tin tức tiêu cực của thị trường bất động sản Trung Quốc vẫn liên tục đeo bám tâm lý các nhà đầu tư khiến cho lực bán trong phiên cuối tuần gần như cuốn bay đà tăng của các phiên trước đó.

Giá quặng sắt cũng vì những tin tức tiêu cực này mà giảm 0.47% về 126.3 USD/tấn, bất chấp nguồn cung ở Brazil đang bị sụt giảm vì mưa lớn và sạt lở đất làm ảnh hưởng hoạt động của các mỏ.

Kim loại