Giá các mặt hàng trong nhóm năng lượng đồng loạt đóng cửa tuần trong sắc xanh

Mở đầu năm mới, dầu thô kéo dài đà tăng tuần thứ 3 liên tiếp, với giá WTI tăng 4.91% lên 78.9 USD/thùng trong khi giá Brent tăng 4.89% lên 81.75 USD/thùng.

Dầu thô kéo dài đà tăng tuần thứ 3 liên tiếp (Ảnh nh họa)

Năng lượng

Tuần vừa rồi, giá dầu đi lên liên tiếp 4 trong 5 phiên, chính thức vượt qua mức giá trước khi biến thể Ocron xuất hiện. So sánh với các thị trường tài chính khác như chứng khoán Mỹ, thị trường dầu mở đầu năm mới với động lực tăng mạnh mẽ.

Các chỉ số di chuyển liên tục chỉ ra lượng người tham gia giao thông tại Mỹ và các nước châu Âu như Anh, Pháp liên tục tăng trong tháng 12 bất chấp các hạn chế di chuyển chính phủ thiết lập và khiến nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu duy trì ở mức tốt. Trong khi đó, nguồn cung liên tục bị thắt chặt.

Bất chấp quyết định gia tăng sản lượng trong cuộc họp chính sách mỗi tháng, công suất thực tế của OPEC+ liên tục thấp hơn so với hạn ngạch. Trong khi đó,  tình hình bất khả kháng diễn ra tại Libya khiến cho sản lượng dầu thô nước này giảm 400-500,000 thùng/ngày, lớn hơn cả mức tăng sản lượng thực tế của các nước trong OPEC+. Các bất ổn tại Kazakhstan, đồng nh lớn thứ 2 trong nhóm cũng đẩy lo ngại về gián đoạn nguồn cung lên cao.

Mặt khác, phiên giảm trong cuối tuần gợi ý đà tăng đang bước dần vào giai đoạn điều chỉnh. Số ca nhiễm liên tục gia tăng tại Trung Quốc chỉ khiến cho nước này tăng cường sử dụng các biện pháp phong tỏa với quy mô còn lớn hơn các năm trước, bất chấp tỷ lệ tiêm chủng ngày càng cao. Việc đảo Cyprus cho biết đã phát hiện biến thể lai giữa Ocron và Delta với tên gọi Deltacron đang khiến cho giá dầu suy yếu ngay khi mở cửa.

Thêm vào đó là các khó khăn dành cho gói chi ngân sách trị giá 1.8 nghìn tỷ USD khi Nghị sĩ Joe Manchin được cho là đã quyết định sẽ không ủng hộ dự chi này, bất chấp các cuộc đối thoại diễn ra với Nhà Trắng.

Giá khí tự nhiên tăng gần 5% lên 3.916 USD/MMBTu khi các đợt lạnh tại phía Bắc khiến nhu cầu tăng đột ngột trong khi sản xuất gặp khó khăn.

Năng lượng

Kim loại

Sắc đỏ áp đảo trên bảng giá của các mặt hàng kim loại. Giá bạc giảm hơn 4% về 22.4 USD/ounce, còn giá bạch kim đóng cửa tuần thấp hơn gần 1% về 957 USD/ounce. Cả hai mặt hàng kim loại quý đồng loạt chịu sức ép mạnh sau khi biên bản họp của FED cho thấy những quan điểm “diều hâu” thiên về các biện pháp thắt chặt của cơ quan này.

Vì thế, lực bán trên thị trường bạc và bạch kim áp đảo hẳn do triển vọng tăng trưởng của nhóm kim loại quý không còn nhiều nên trong bối cảnh dòng tiền thoát khỏi các thị trường chứng khoán và thị trường tiền điện tử, các mặt hàng kim loại quý cũng không được hưởng lợi. Mức lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ cũng tăng gần 17% lên 1.77% nên đây cũng sẽ là một sản phẩm đầu tư rất cạnh tranh đối với các mặt hàng trú ẩn an toàn như bạc và bạch kim.

Đối với nhóm kim loại cơ bản, giá quặng sắt và giá đồng tiếp tục diễn biến trái chiều. Sự thiếu ổn định của thị trường bất động sản nói riêng và nền kinh tế Trung Quốc nói chung đã gây sức ép và làm cho giá đồng giảm 1.2% còn 4.41 USD/pound, trong khi giá quặng sắt tăng gần 5% lên 126.8 USD/tấn.

Sự khác biệt này xuất phát từ việc giá quặng sắt đang phục hồi từ mức đáy, còn giá đồng vẫn đang giằng co trong mức giá khá cao của năm 2021. Thị trường đồng hiện đang rất cân bằng giữa các tin tức tích cực và tiêu cực nên giá có thể vẫn duy trì đi ngang trong tuần này nếu không có số liệu gì quá đột ngột về nguồn cung.

Trái lại, kỳ vọng tăng sản lượng thép ở Trung Quốc có thể sẽ thúc đẩy giá quặng sắt tiếp tục hồi phục.

Kim loại