Giá cả tăng mạnh, áp lực lạm phát là rất lớn

Mặc dù chỉ số giá tiêu dùng CPI 10 tháng/2021 ở mức thấp nhất trong vòng 6 năm song xu hướng tăng khá mạnh của lạm phát toàn cầu đã và đang đặt ra nhiều băn khoăn về áp lực lạm phát đối với Việt Nam trong thời gian còn lại của năm 2021 và 2022.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Thời gian qua, do tác động của các loại nhiên liệu, nguyên vật liệu, nhiều mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm đã đồng loạt tăng giá. Thậm chí, nhiều thực phẩm tươi sống như rau củ, sữa, gạo, dầu ăn… đã tăng từ 10 - 30% so với giá trước đợt dịch thứ 4 bùng phát, do chi phí đầu vào tăng.

Dự báo về tình hình giá cả những tháng cuối năm, nhiều chuyên gia cho rằng, giá nhiên liệu như xăng dầu, khí hóa lỏng sẽ có xu hướng tăng. Nhận định về giá xăng dầu trong thời gian tới, ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Trung tâm tin tức hàng hóa: "Thị trường dầu thô, giá dầu hiện đã giảm gần 10 USD so với mức đỉnh trong năm 2021, nhưng giá vẫn tăng đến 60% so với hồi đầu năm. Đây rõ ràng là tin không vui đối với thị trường trong nước, khi giá xăng dầu có thể sẽ vẫn tiếp tục neo cao trong thời gian tới".

Trước diễn biến này, các chuyên gia cho rằng, nguy cơ lạm phát cuối năm nay kéo dài sang năm sau từ các tác động liên quan giá đầu vào từ trong nước và quốc tế khá lớn.

Bày tỏ lo ngại về nguy cơ tăng lạm phát, GS.TS Hoàng Đức Thân – Viện trưởng Viện Thương mại và Kinh tế Quản trị, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân: "Tôi cho rằng việc tăng giá xăng dầu và tăng và số các mặt hàng thời gian qua như sắt thép xi măng, đặc biệt là việc tăng giá xăng dầu là áp lực rất lớn đến việc là có nguy cơ là tăng lạm phát của nền kinh tế. Do vậy, tôi cho rằng cần phải có những giải pháp mà lo đảm bảo sự ổn định về mặt giá cả để không tạo ra một áp lực cho lạm phát tán những tháng cuối năm".

Đồng tình với quan điểm, TS Lê Duy Bình, - Chuyên gia Kinh tế, Giám đốc Econoca Việt Nam cho rằng , cần theo dõi các dấu hiệu của sự gia tăng về giá cả bởi sự gia tăng của giá cả phản ánh thực trạng là mặt bằng giá dường như đang đến một tầm cao mới: "Cái này không chỉ xảy ra ở một số mặt hàng nguyên liệu đầu vào như là xăng hoặc một số những nguyên liệu cho một số ngành sản xuất mà nó còn được chuyển tải trực tiếp vào một số mặt hàng tiêu dùng.  

Như vậy thì điều đó đã thể hiện được là cái chi phí về mặt sản xuất cũng sẽ gia tăng và tiêu dùng của người dân cũng sẽ gia tăng và  gia tăng cả về mặt giá. Như vậy chúng ta cũng khó có thể không quan tâm đến thực trạng là giá cả đang gia tăng".

Tuy nhiên, theo TS Lê Đăng Doanh, Nguyên Viện Trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, không thể phủ nhận áp lực lạm phát hiện nay nhưng vẫn chưa có quá nhiều tác động đến kinh tế Việt Nam: "Theo tôi áp lực lạm phát là có và gồm nhiều nguyên nhân như giá xăng và nguyên vật liệu tăng…. Nhưng khả năng lạm phát tác động mạnh mẽ đến kinh tế Việt Nam là chưa rõ vì chỉ số giá tiêu dùng vẫn có thể kiểm soát được".

Cùng chung nhận định, TS Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia cho rằng, về cơ bản hiện lạm phát vẫn đang trong tầm kiểm soát song cần lưu ý trong năm 2022: "Đa số dự báo quốc tế cũng như bản thân chúng tôi thấy năm tới 2022, lạm phát toàn cầu là khoảng 3,3 % qua  năm nay và so với mức khoảng 2 % năm 2020.

Còn ở Việt Nam thì về cơ bản vẫn trong tầm kiểm soát, còn tương đối thấp năm nay do chúng ta phục hồi chậm hơn và lạm phát bình quân mức khoảng 2,1 % năm nay nhưng nó sẽ tăng tương đối nhanh trong năm tới có thể lên khoảng 4,7 %".

Có thể thấy, dù lạm phát có thể chưa tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế Việt Nam trong năm nay, song các chuyên gia đồng tình rằng trong năm tới, nguy cơ lạm phát dễ xảy ra và có nguy cơ tăng nhanh. Vậy cần làm gì để kiềm chế lạm phát trong bối cảnh hiện nay?

Tin tức trong nước và quốc tế

# Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương, hiệp hội tập trung chỉ đạo, đẩy nhanh triển khai có hiệu quả Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Còn Bộ Công thương đang tiếp tục hoàn thiện Dự thảo Chiến lược phát triển ngành Dệt may và Da giày từ năm 2021 đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035, với kỳ vọng ngành Dệt may bứt phá trong giai đoạn mới. 

# Dự báo, Việt Nam sẽ lập kỷ lục mới về xuất nhập khẩu trong năm 2021, với 640-645 tỷ USD và cán cân thương mại duy trì ở mức xuất siêu nhẹ. 

Còn theo thống kê của Bộ Công thương, tính đến giữa tháng 11, nhiều tỉnh thành trên cả nước ghi nhận trên 90% doanh nghiệp đã hoạt động trở lại, khôi phục chuỗi sản xuất. 

# Theo các chuyên gia, ngành bán lẻ tại Việt Nam đang trong quá trình phục hồi với xu hướng "mua sắm bù", được định nghĩa là người tiêu dùng bù đắp thời gian đã mất bằng việc gia tăng chi tiêu. 

Trước đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trong tháng 10 tăng 18,5% so với tháng trước đó. 

# TPHCM vừa ra mắt mô hình bán lẻ hàng thiết yếu ứng dụng số hóa đầu tiên tại Việt Nam, đặt tại TP.Thủ Đức, với phương thức mua sắm an toàn qua kênh trực tuyến, hạn chế tiếp xúc thay vì trực tiếp như trước. 

Còn tại Hà Nội, từ ngày 25-27/11, sẽ diễn ra lễ khai trương Sàn giao dịch thông tin công nghệ, thiết bị và trưng bày, giới thiệu sản phẩm của DN khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.

# Đầu tuần, giá vàng trong nước tiếp tục giảm mạnh 700.000 đồng, xuống còn 59,75 triệu đồng/lượng, nhưng vẫn cao hơn giá thế giới 9,2 triệu đồng. 

Với thị trường BĐS, theo Bộ Xây dựng, tính từ đầu năm, các giao dịch thành công tập trung chủ yếu ở phân khúc đất nền. Đáng chú ý, số giao dịch đất nền ền Nam “áp đảo” ền Bắc và ền Trung. 

# Các ngân hàng trung ương ở Mỹ và các nước khác đang cố gắng vạch ra một lộ trình nhằm kiềm chế tình trạng lạm phát, nhưng không làm cản trở tăng trưởng. 

Và giá tiêu dùng tại Mỹ cũng đã tăng vọt 6,2% trong tháng 10 so với cùng kỳ năm trước, dẫn đầu là giá ô tô, thực phẩm, xăng dầu, điện và dầu mazut. 

# “Gượng dậy” sau khủng hoảng nợ, tập đoàn Evergrande vừa khởi động lại nhiều dự án, cho thấy tín hiệu tích cực từ thị trường BĐS Trung Quốc.

Còn Nhật Bản Nhật Bản đang nỗ lực để có được khoản tài chính 500 tỷ yen (4,4 tỷ USD) nhằm phát triển công nghệ và tăng cường an ninh kinh tế. 

# Theo thống kê, số vị trí giám đốc điều hành (CEO) được bổ nhiệm mới trong nửa đầu năm 2021 trên toàn cầu đạt mức cao nhất kể từ năm 2018.

Đáng chú ý, El Salvador sẽ xây dựng "Thành phố Bitcoin" đầu tiên trên giới với nguồn vốn được huy động từ trái phiếu của chính đồng tiền điện tử này. 

Thị trường chứng khoán

# Kết thúc phiên giao dịch 22/11, VN-Index giảm hơn 5 điểm, xuống 1.447,25 điểm. 

# Đáng chú ý, nhóm Ngân hàng tiếp tục đồng thuận tăng giá trong phiên hôm nay, nhờ các cổ phiếu CTG, MBB, BID VIB, TPB, HDB. Các lĩnh vực BĐS, Xây dựng hay Dầu khí đều đối mặt với áp lực điều chỉnh. Nhóm Chứng khoán cũng ghi nhận diễn biến tương tự. 

# Theo SSI Reseach, khối lượng khớp lệnh trên HOSE mặc dù thu hẹp so với phiên kỷ lục trong ngày thứ Sáu tuy nhiên vẫn duy trì trên mức bình quân 20 phiên, đạt hơn 1,2 tỷ đơn vị. Khối ngoại mua ròng trở lại trên HOSE với quy mô 504 tỷ đồng.